20:27
Xuất khẩu điện thoại 8 tỷ USD, ngân sách được mấy đồng?
(ĐVO) - Kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan,
trong tháng 5/2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa có sự bứt phá so với nhập
khẩu, đạt gần 11,7 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ. Nhờ đó, cả nước nhập siêu
553 triệu USD trong tháng này, giảm 40% so với tháng trước.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu điện thoại
và linh kiện 5 tháng đạt tới 8,1 tỷ USD, tăng tới 113% so với cùng kỳ và vượt
qua dệt may trở thành nhóm hàng có tổng giá trị xuất khẩu lớn nhất.
Đóng góp lớn khối doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, mà chủ yếu là Samsung, khi xuất khẩu tới 8 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm.
Còn nếu tính trong 4 tháng đầu năm 2013
thì kim ngạch xuất khẩu điện thoại đạt 5,97 tỷ USD, tăng 97,26% so với cùng
kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, Bộ Công thương cũng dự báo
xuất khẩu điện thoại của cả nước có thể vượt qua mốc 20 tỷ USD năm nay. Như
vậy, nếu đạt được con số này, xuất khẩu điện thoại còn có thể "vượt
mặt" xuất khẩu dầu thô.
Kim ngạch xuất khẩu 8 tỷ USD không phải là một con số nhỏ,
nhưng thực chất, bao nhiêu % của con số này sẽ được nộp vào ngân sách Nhà
nước khi mà việc miễn giảm thuế được áp dụng triệt để cho các DN hoạt động trong
lĩnh vực này?
Năm 2010, một năm sau khi Samsung Electronics
đưa nhà máy sản xuất điện thoại tại Bắc Ninh vào hoạt động, tập đoàn điện tử
lớn nhất thế giới này bắt đầu đề xuất với Chính phủ Việt Nam công nhận công
ty con tại Bắc Ninh – Samsung Electronics Việt Nam – là DN công nghệ cao.
Điều này có nghĩa Samsung muốn hưởng ưu
đãi cao nhất dành cho nhà đầu tư tại Việt
Nếu theo đúng Luật Công nghệ cao, Samsung
Electronics Việt Nam, vào lúc đó chưa đủ tiêu chuẩn để được công nhận là DN
công nghệ cao, vì Điều 18 của Luật quy định rõ rằng, DN chỉ được xét duyệt là
DN công nghệ cao sau khi đã hoạt động ít nhất 3 năm.
Samsung Electronics Việt
Một điều nữa cần phải nói là nếu xét về
danh mục sản phẩm để được công nhận là sản phẩm công nghệ cao theo Luật Công
nghệ cao thì sản phẩm điện thoại di động do Samsung sản xuất cũng không nằm
trong danh mục công nghệ cao.
Mặc dù vậy, sau hai năm đàm phán với các
cơ quan Chính phủ, Samsung Electronics Việt
Trường hợp của Samsung đã mở đường cho một
số tập đoàn đa quốc gia khác đề xuất với Chính phủ được hưởng những ưu đãi
cao nhất về thuế khi đầu tư vào Việt
Năm 2011, Nokia tuyên bố đóng cửa một số
nhà máy tại châu Âu và mở rộng sản xuất tại châu Á, bao gồm Việt
Ngoài Nokia và Samsung ra, các tập đoàn
khác như Robert Bosch của Đức và LG Electronics cũng đang có những đòi hỏi
tương tự. Robert Bosch Việt
Như vậy, trong khi các nhà đầu tư khác phải
đóng mức thuế thu nhập DN là 25% trước đây và 20% khi Quốc hội thông qua Luật
sửa đổi Luật Thuế thu nhập DN, thì các công ty điện thoại như Sam Sung,
Nokia, LG... lại được miễn thuế trong vòng 4 năm đầu và giảm 50% thuế thu
nhập DN trong 9 năm tiếp theo.
Theo số liệu tổng hợp từ Cục Thuế Bắc Ninh,
từ năm 2009 đến cuối 2012 doanh thu của công ty Sam Sung là 436,293 nghìn tỷ
đồng. Mức lợi nhuận trong thời kỳ đó là 35,5 nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, mức thuế đóng vào ngân sách tính
đến thời điểm ngày 26/4/2013 là khoảng 1 nghìn tỷ đồng. Những con số trên cho
thấy số thuế mà DN Sam Sung đóng góp so với doanh thu và lợi nhuận như vậy là
quá ít.
Lợi nhuận 35,5 nghìn tỷ đồng thì đóng góp
vào ngân sách được 1 nghìn tỷ. Vậy 8,1 tỷ USD (khoảng 170 nghìn tỷ) thì các
DN sản xuất điện thoại đóng góp được vào ngân sách Nhà nước bao nhiêu?
(Theo Đất Việt) Thuỵ Miên
Quy định của Chính phủ ban hành lại được Chính phủ phủ định (sản phẩm
điện thoại di động do Samsung sản xuất không nằm trong danh mục công nghệ cao
lại được công nhận DNCNC). Đã có “tiền lệ” thì doanh nghiệp FDI nào cũng có
thể “đàm phán” với Chính phủ để được là doanh nghiệp công ngệ cao. Sự thiệt
hại thì nền kinh tế gánh chịu (thất thu thuế). Môi trường kinh doanh cũng sẽ
méo mó vì sự bất bình đẳng. Điều hành kinh tế kiểu này chắc chỉ có ở VN.
Thương Giang
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét