14:14
CT tỉnh
|
|
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch
UBND tỉnh
|
Lí giải nguyên nhân vì sao UBND tỉnh Nam Định tiếp
tục nói không với bằng tại chức trong thông báo tuyển dụng công chức năm
2013, gây xôn xao dư luận tại tỉnh này, ông Tuấn dẫn giải: “Việc này tỉnh ủy
đã bàn bạc rất nhiều. Trong thời kỳ chiến tranh, đất nước còn bị chia cắt,
đời sống nhân dân còn khó khăn thì không có nhiều người được học hành đến nơi
đến chốn, do đó mới phải dùng đến việc học tại chức, học chuyên tu...”
Cũng theo ông Tuấn, việc Nam Định không nhận bằng tại chức
là nghị quyết 08 của Ban chấp hành Đảng Bộ tỉnh Nam Định từ khóa 17, đến nay
đã áp dụng được gần 10 năm.
Ông Tuấn kể, cách đây hơn chục năm, ở tỉnh vẫn có rất
nhiều lãnh đạo cấp cao học tại chức mà lên. Thời kỳ đó, học xong trung cấp
chính quy rồi về công tác ở đơn vị 3 năm xuất sắc mới được cử đi học tại chức
hoặc chuyên tu.
“Tuy nhiên thời kỳ đó bây giờ đã quá xa xôi, không thể lặp lại như vậy được. Bây giờ nhiều em học xong lớp 12, thi trường nào, trượt trường đấy rồi lại đi học tại chức, như vậy chất lượng không tốt”, ông Tuấn nói.
“Tuy nhiên thời kỳ đó bây giờ đã quá xa xôi, không thể lặp lại như vậy được. Bây giờ nhiều em học xong lớp 12, thi trường nào, trượt trường đấy rồi lại đi học tại chức, như vậy chất lượng không tốt”, ông Tuấn nói.
Chủ tịch tỉnh Nam Định cho biết thêm: “Trước
đây tôi có làm việc với những cháu học tại chức ra, quả thực là các cháu làm
việc chậm chạp, nói mãi không hiểu...”.
“Nam
Định là tỉnh học quá giỏi”.
“
|
Cũng theo ông Tuấn, việc Nam Định không nhận
bằng tại chức là nghị quyết 08 của Ban chấp hành Đảng Bộ tỉnh Nam Định từ
khóa 17, đến nay đã áp dụng được gần 10 năm.
|
Một nguyên nhân nữa khiến
Chủ tịch tỉnh Nam Định cho
biết thêm: “Trước đây tôi có làm việc với những cháu học tại chức ra, quả thực
là các cháu làm việc chậm chạp, nói mãi không hiểu...”.
Ông Tuấn thống kê: “Năm nào điểm bình quân vào các trường
cao đẳng, đại học công lập, Nam
Định cũng luôn nằm trong tốp đầu các tỉnh thành cả nước. Tỉ lệ học sinh giỏi
thi cấp quốc gia, Nam
Định cũng đứng đầu. Trung bình mỗi năm, Nam Định có hơn 2 vạn học sinh
thi vào các trường chuyên nghiệp thì có tới trên 1 vạn là đỗ đại học”.
Ông Tuấn đặt câu hỏi: “Vậy thử hỏi tại chức làm sao mà
sánh được?”.
Theo ông Tuấn, việc Nam Định nói không với tại chức
đã có không ít người đưa ra ý kiến rằng, “nhiều em học sinh vì hoàn cảnh gia
đình thế nọ, thế kia nên không có điều kiện học chính quy, phải đi học tại
chức?”
Ông Tuấn nhìn nhận ngay: “Việc này tôi cho là quá hiếm”.
Lí giải nhận định này, ông Tuấn cho hay: “Giờ nhà nước rất
quan tâm đến phát triển giáo dục. Những con em nhà nghèo khi đi học đều được
vay vốn ưu đãi. Con em thương binh liệt sỹ cũng được giảm học phí…”.
Ông Tuấn kết luận: “Thực ra những nhà nào con học giỏi
người ta cũng đều cố cho đi học cả".
"Mình làm thế để cho các gia đình có con biết để định
hướng cho các cháu. Những em nào học không tốt thì cho đi học nghề chứ cứ cố
cho học tại chức thêm tốn kém, sau này thi công chức cũng không làm được”,
ông Tuấn nói.
Về phản ứng từ phía người dân trước chủ trương không tuyển
công chức bằng tại chức của tỉnh nhà, ông Tuấn cho biết, người dân hoàn toàn
ủng hộ: “Người dân ở đây ngày xưa dù tốn kém thế nào cũng cố cho con đi học,
miễn sao có chữ đại học là vui. Nhưng sau đó đi xin việc ở nhiều nơi không
làm được, đi xin ở đâu cũng khó, kể cả doanh nghiệp. Giờ người ta thấm thía
chuyện đó rồi nên họ định hướng sớm, cháu nào học tốt thì đầu tư cho học còn
cháu nào học kém cho đi học nghề”.
Ông Tuấn cho biết thêm, hiện Nam Định đang
tập trung cao độ cho các trường dạy nghề. “Ngoài việc dạy nghề cho các cụm,
khu làng nghề còn cho xuất khẩu lao động. Những người khả năng tri thức có
mức độ giờ chuyển sang học nghề rất nhiều”, ông Tuấn cho hay.
Trước đó, ngày 29/8/2012, trên
Cổng Thông tin điện tử của tỉnh Nam Định, UBND tỉnh thông báo tuyển dụng công
chức phải là người được đào tạo hệ chính quy tập trung dài hạn. Năm nay tỉnh
có 184 chỉ tiêu, dự kiến thi tuyển vào trung tuần tháng 11/2012.
(Theo
Giáo dục VN) Viết Cường
Tôi thấy lý do
ông Tuấn nói không nhận tại chức là vì Nam Định học quá giỏi chẳng ăn
nhập gì trong câu chuyện này. Giả sử nếu có 1 người học tại chức nhưng lại
học giỏi và có năng lực tốt, một người học chính quy nhưng năng lực
"nhàng nhàng", vậy ông Tuấn chọn ai vào cơ quan Nhà nước? Vấn đề
quan trọng nhất là năng lực thực hiện những gì được học chứ không phải học ở
đâu, học thế nào. Phát biểu của vị chủ tịch này "Các cháu
học tại chức làm việc chậm chạp, nói mãi không hiểu...” còn là điều
xúc phạm với những ai học giỏi nhưng có bằng tại chức!
Thương
Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét