14:09
ĐBQH Dương Trung
Quốc: Vận mệnh quốc gia và lòng tự trọng...
"Thảo
luận ở Quốc hội, vấn đề kinh tế là trọng nhưng vận mệnh quốc gia đâu chỉ do
kinh tế quyết định, nhất là vào lúc này. Không thấy ai nói thì ta phải nhắc...
"
Tại phiên thảo luận tình hình kinh tế - xã hội tại QH 30/5, khi nói về vấn đề quốc phòng an ninh, ĐB Dương Trung Quốc nói: ‘Chính phủ nên chỉ đạo cuộc sinh hoạt chính trị thế nào để ghi nhận từ lịch sử dân tộc một bài học sâu sắc về chiến tranh, cũng là bài học về hòa bình’. Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc chuyển kiến nghị của những người làm công tác sử học tới Chính phủ là sang năm nên tổ chức các hoạt động ghi nhận 40 năm Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (1974-2014) và 35 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979-2014). Chúng tôi xin đăng bài viết nói rõ hơn về kiến nghị này của ông. Phải nhắc để nhớ Ngày 19/1/1974 là ngày Trung Quốc dùng các biện pháp vũ lực để chiếm đóng trái phép các đảo trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Đề xuất tổ chức các hoạt động ghi nhận 40 năm Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam (1974-2014) và 35 năm cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979-2014) là xuất phát từ những sự kiện lịch sử cần được quan tâm trong năm tới trước hết là truyền đạt tinh thần của Hội Sử học kiến nghị lên Chính phủ. Nhưng đó cũng là thực hiện chức năng của những người làm nghề sử học, nói một cách giản dị là “nhắc vở” để đừng ai lãng quên quá khứ và những bài học lịch sử sâu sắc được đúc kết bằng máu của nhân dân. Tôi thấy xã hội bây giờ hơi lạm dụng cái chữ “nhạy cảm” hiểu theo nghĩa là “cấm kỵ”. Với những sự kiện lịch sử như vậy mà không nhắc thì bỏ nghề đi. Hơn thế, sử là ký ức nối dài của toàn xã hội thì đương nhiên mọi người đều phải nhớ. Có người nhớ, có người quên thì ta phải nhắc. Thảo luận ở Quốc hội, vấn đề kinh tế là trọng nhưng vận mệnh quốc gia đâu chỉ do kinh tế quyết định, nhất là vào lúc này. Không thấy ai nói thì ta phải nhắc... Chính phủ với chức năng quản lý nhà nước thì có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức cho có quy củ, để người dân thoả lòng mà không gây những tác động tiêu cực với thiên hạ. Ta chẳng từng kháng chiến chống phát xít Nhật, chống Pháp, chống Mỹ xâm lược, ta vẫn tổ chức tưởng niệm người dân chết đói năm Ất Dậu (riêng việc này thì chính các nhà sử học Nhật Bản còn chủ động kết hợp với ta), vẫn tổ chức kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ trên mặt đất và trên không hay Hiệp định Paris 1973, và kết thúc thắng lợi sự nghiệp thống nhất 1975. Vậy mà ta vẫn cải thiện, không ngừng tăng cường quan hệ tốt đẹp với Nhật Bản, với Pháp với Mỹ, tại sao Trung Quốc là một ngoại lệ ?! Hơn nữa tôi thấy có vấn đề dường như chưa tạo được sự đồng thuận trong chủ trương cách làm của nhà nước với một bộ phận không nhỏ nhân dân trong đó có các nhà cách mạng lão thành, cựu chiến binh và nhất là giới trẻ thì mình phải nêu lên trên diễn đàn Quốc hội để giải quyết tốt hướng tới sự đồng thuận tụ tâm. Đồng thuận, đoàn kết và tin tưởng giữa dân và lãnh đạo luôn là nền tảng mọi thắng lợi. Đó là bài học lịch sử đáng giá thế thì tại sao ta không nhắc ở những diễn đàn quan trọng như thế này?! Liệu pháp an thần không phải là không cần thiết giúp chúng ta bình tĩnh, tỉnh táo, xử lý tình huống, nhưng nếu chỉ thế thì căn bệnh không thuyên giảm và nguy hiểm hơn là mất đi ý thức cảnh giác là điều rất quan trọng vào thời điểm đầy thách đố này. Điều mà tôi muốn đề cập đó là vấn đề ngoại giao, quốc phòng. Do hoàn cảnh địa lý và lịch sử Việt Chữ Hán thì dùng để viết “Nam Quốc sơn hà Nam đế cư...”, chữ Tây để viết “Bản án chế độ Thực dân”, Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam mở đầu bằng những đoạn trích bất hủ của Tuyên ngôn Độc lập Mỹ, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp... Các vị vua thời phong kiến, kể cả những ông vua vừa đánh bại giặc xâm lược phương Bắc như Lê Thái Tổ, Quang Trung vấn giữ được giao hảo lâu bền với Phương Bắc, thời gian thù địch, chiến tranh không nhiều, riêng nhà Lê có đến hơn ba thế kỷ không phải đụng tới binh đao. Ông Sainteny, đại diện chính phủ Pháp đến Hà Nội ngay sau ngày Thủ đô giải phóng gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh rât ngạc nhiên khi thấy vị nguyên thủ quốc gia vừa thắng trận Điện Biên giang tay chào đón bằng câu: Thôi đánh nhau xong rồi, bây giờ ta cùng nhau hợp tác xây dựng nhé...
Vào lúc
Mỹ đánh phá ác liệt, trả lời thư của người đứng đầu nước Mỹ, Chủ tịch Hồ
Chính Minh vẫn khẳng định rằng nếu Mỹ chấm dứt chiến tranh thì nhân dân Việt
Nam trải thảm đỏ mời Tổng thống Mỹ qua Việt Nam không phải với những tướng
lĩnh mà với... người đầu bếp của mình... Không quên quá khứ nhưng biết cách
ứng xử khôn ngoan vì hiện tại là bài học trao truyền của ông cha ta. Tất
nhiên thời đại đã có quá nhiều thay đổi, chúng ta phải ứng biến theo kịp sự
thay đổi ấy, nhưng cái bất biến thì phải giữ.
Trong những cái bất biến ấy là lòng tự trọng dân tộc, sự đoàn kết nhất trí luôn là nền tảng. Đó là điều tôi muốn thể hiện trong phát biểu của mình.
Cảnh giác nhưng không gợi lại hận thù
quá khứ
Về hình thức tổ chức, hoạt động lịch sử này tôi cho rằng đầu tiền là tôn trọng lịch sử, sự thật về cuộc chiến tranh. Tôn vinh những người đã vị quốc vong thân như truyền thống vốn có của dân tộc. Nghiêm túc học từ quá khứ những bài học đúng sai trong đó có vai trò và trách nhiệm của người lãnh đạo. Đề cao khát vọng hoà bình và mong muốn hoà hiếu để hướng tới tương lai như chúng ta đã làm đối với các quốc gia có hệ luỵ lịch sử khác. Nhìn nhận sự cần thiết giữ được hoà hiếu, hợp tác với một nước Trung Hoa nhiều tiềm năng tích cực nhưng cảnh giác mà không khơi gợi hận thù của quá khứ. Giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí bảo vệ Tổ quốc cùng với truyền thống hoà hiếu của dân tộc ta. Mỗi giới, một tổ chức xã hội có những hình thức sinh hoạt khác nhau. Đã có lần tôi đề xuất với Chính phủ nên lập một di tích liên quan đến thời gian nhà Dân chủ nổi tiếng Trung Hoa là Tôn Trung Sơn đã sống ở Việt Nam tìm đường chống Mãn Thanh và có liên hệ với các nhà yêu nước Việt Nam như những di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh thời gian hoạt động ở Trung Quốc... Cần bảo tồn những chứng tích lịch sử của các sự kiện ấy, đưa vào sách giáo khoa và các bảo tàng có liên quan, những nội dung phù hợp theo nguyên tắc tôn trọng sự thật lịch sử nhưng luôn hướng tới tương lai hoà bình. Tôi xin kể lại một trải nghiệm, cách đây vài năm tôi được Qũy Hàn Quốc (Korea Foundation) mời sang thăm. Trong chương trình của bạn không có việc tham quan Bảo tàng Quân đội (Bạn gọi là Ký ức Chiến tranh). Tôi chủ động xin được thăm, bạn đón tiếp nồng hậu nhưng cũng lưu ý trước là có thể có những hình ảnh “tế nhị”. Chiến tranh Viêt Nhưng có một tiểu cảnh bằng người sáp tả mấy người lính Hàn Quốc trang bị rất hiện đại xông vào bắt sống mấy chiến sĩ Giải phóng (nhưng trang phục Quân đội Nhân dân Việt Nhưng bạn không quên và một thời gian sau, nhân sang thăm Việt Tôi hy vọng, ngoài phát biểu với tư cách là đại diện cho Hội Sử học, đồng thời cũng là tiếng nói độc lập ý kiến của tôi sẽ nhận được sự chia sẻ, đồng thuận của nhiều cử tri trong đó có các đồng nghiệp (sử học và báo chí). Còn mưu sự tại ta nhưng không phải thành sự nào cũng chiều ta...
Nhà sử học Dương Trung Quốc/Đất Việt
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét