13:28
Dân kiếm không nổi
50 ngàn, quan xin dự án nghìn tỷ
(ĐVO) – ‘Khi xây dựng dự án xin tiền
nhà nước đi mua máy móc, thiết bị, rồi không lấy hiệu quả đánh giá công việc
mà mải chạy theo những mối lợi riêng sẽ thấy rõ hơn tội lãng phí này lớn đến
đâu’.
Xung quanh câu chuyện những dự án nghìn
tỷ và bóng dáng của sự lãng phí Báo Đất Việt đã có cuộc trao đổi nhanh với
PGS.TS Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII về vấn đề này.
PV: - Thưa bà,
Quốc hội đang thảo luận về dự thảo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa
đổi). Theo ý kiến của cá nhân bà thực trạng lãng phí ở nước ta hiện nay như
thế nào để thấy được sự cần thiết phải điều chỉnh luật?
PGS.TS Bùi Thị An: - Tôi cho rằng
việc sửa đổi Luật lần này là quá cần thiết. Trong mấy năm qua dù có Luật
nhưng lãng phí như lá mùa xuân chứ không phải như lá mùa thu nữa. Lãng phí có
thể thấy từ vùng nào, miền nào cũng có. Tất cả chỗ nào có tài sản công, tiền
của công là có lãng phí. Thực trạng này không cần nhân rộng mà nó cứ lan
truyền. Tình trạng này phổ biến.
Nếu nói có Luật để hạn chế ngay được tình trạng lãng phí
thì khó. Bởi không ai muốn tự cắt tay mình. Bệnh lãng phí này là do chính
mình sinh ra. Do vậy bắt buộc phải có chế tài. Tiêu chí cụ thể.
Điển hình trong lãng phí này dễ nhìn thấy từ các dự án bất
động sản, mua sắm tài sản công đã tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền của dân.
PV: - Thưa bà,
bà vừa nhắc tới việc lãng phí tiền thuế của dân trong các dự án bất động sản,
mua sắm tài sản công thế nhưng đó chỉ là một trong hàng ngàn ví dụ có thể nêu
ra. Câu chuyện 1.800 tỉ nắn dòng chảy Sông Hồng và hiện Cục Đường thủy nội
địa đang làm thủ xin thêm 1600 tỷ nữa để điều chỉnh dự án; mới đây Sở PCCC Hà
Nội đã đưa ra con số 6000 tỉ đồng xin TP Hà Nội để trang bị thiết bị cho cảnh
sát PCCC hay như dự án 1.100 tỉ đồng mà Bộ Tài nguyên và Môi trường xin Chính
phủ để mua tàu điều tra tài nguyên môi trường biển…
Những con số nghìn tỉ được đưa ra trong thời buổi kinh tế
khó khăn này đã nhận được nhiều ý kiến phản biện cho rằng lãng phí, không cần
thiết khi đối chiếu vào hiệu quả thực tế sử dụng. Vậy quan điểm của bà về
việc này như thế nào?
PGS.TS Bùi Thị An: - Tôi nghĩ rằng
trước hết phải bàn về nhận thức. Trước hết phải thấy được lãng phí là một
tội. Nếu thấy được người nông dân một nắng hai sương làm một ngày không nổi
50.000-100.000 đồng thì sẽ thấy những dự án nghìn tỉ lớn tới cỡ nào.
Trong quá trình làm, xây dựng dự án lại không có tiêu chí
cụ thể xin tiền nhà nước đi mua máy móc, thiết bị, rồi không lấy hiệu quả
đánh giá công việc mà mải chạy theo những mối lợi riêng sẽ thấy rõ hơn tội
lãng phí này lớn đến đâu.
Đó là con chưa kể, có những dự án đề xuất tiền mua máy
móc, thiết bị về nhưng rồi không có con người để sử dụng. Máy móc, thiết bị
hàng nghìn tỉ xếp vào kho lâu ngày han rỉ, tiền mất và hiệu quả vẫn không có.
Khi nào họ chưa lấy hiệu quả làm đầu thì việc xin dự án,
lên dự toán mua trang thiết bị vẫn còn lãng phí.
PV: - Nhưng
trên thực tế những việc tương tự như vậy vẫn diễn ra trong các cơ quan công quyền,
bộ ngành. Theo bà làm thế nào để hạn chế được điều này để nguồn lực không bị
rơi vào những chỗ chưa thực sự cần thiết?
PGS.TS Bùi Thị An: - Phải xây dựng
tiêu chí cụ thể. Tôi cho rằng phương án khoán chi triệt để cho những gì có
thể khoán được sẽ là cách tốt nhất để hạn chế sự lãng phí, xin - cho. Như vậy
từ các dự án ô tô, nhà xưởng… sẽ được các cơ quan tính toán kỹ và sẽ không
còn chuyện ‘xin’ để kiếm thêm ngoài lương.
Bộ Tài chính nên làm tổng kết 1 năm Việt
PV: - Thưa bà,
tâm lý và tư duy nhiệm kỳ, cơ chế xin cho vẫn tạo điều kiện cho những ai có cơ
hội chẳng dại gì mà không ‘xin’ dự án về cho ngành, cơ quan mình. Theo bà làm
thế nào để dòng đời các dự án không trôi theo nhiệm kỳ?
PGS.TS Bùi Thị An: - Tôi nghĩ
cách tốt nhất là quy định hậu chịu trách nhiệm trong Luật tiết kiệm chống
lãng phí. Nghĩa là kể cả khi anh nghỉ hưu cũng vẫn phải chịu trách nhiệm.
Người ký duyệt dự án, người hưởng thụ, đứng đầu dự án chịu
trách nhiệm đứng ra mua sắm trang thiết bị sẽ phải theo suốt dòng đời dự án.
Kể cả khi đã chuyển sang cơ quan khác hay đã nghỉ hưu.
Có như vậy mới làm lợi được cho dân, cho nước. Nếu không
thì ông nào cũng nhanh chân ‘vơ’ về cho ngành mình càng nhiều càng tốt.
Xin trân trọng cảm ơn bà!
(Theo
Đất Việt) Bích Ngọc thực hiện
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét