11:16
Nhà báo Trần Đình Bá:
Muốn chống được
tham nhũng, Bản thân phải “liêm khiết”
(Tamnhin.net)
– Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố “phòng chống tham nhũng của chúng ta
hiện nay đã bắt được bệnh, đã có thuốc...” Nhưng quan trọng cho con bệnh uống
thuốc như thế nào? liều lượng ra sao? Bởi vì nói đến căn bệnh tức là nói đến
thuốc chữa, nói đến người điều trị. Riêng con bệnh “tham nhũng” thì không con
bệnh nào muốn uống thuốc hoặc tự nguyện uống thuốc. Bởi nếu uống sẽ mất chức,
nếu uống sẽ mất quyền. Bản thân, phải “liêm khiết” mới chống được tham nhũng...
nhà báo Trần Đình Bá nói về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, phòng chống
tham nhũng và vai trò của nhà báo nhân dịp ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21
tháng 6.
Có tờ báo làm mất lòng tin của
nhân dân, bạn đọc
PV: Thưa nhà báo Trần Đình Bá, ông là một người có nhiều
trải nghiệm trong việc viết bài về chống tiêu cực và tham nhũng. Trong xu thế
báo chí hiện nay đang hình thành một bộ phận các nhà báo, các tờ báo viết bài
và đăng những bài về đề tài này. Ông có nhận xét gì về những tin bài phản ánh
tiêu cực trên báo?
Nhà báo Trần Đình Bá: Tôi lấy Ví dụ
như thế này, gần đây có vụ con ông Quyến (bí thư Tỉnh ủy Hải Dương) làm biệt
thự nhà vườn hàng trăm tỷ. Tôi rất lạ vì một việc lớn cực kỳ nghiêm trọng
liên quan đến bí thư Tỉnh ủy mà báo chí lại đưa sai sự thật. Sai ở chỗ nào?
Theo tôi được biết, với tường rào, tiền nhà mái bằng
khoảng 100m2, tiền đất chưa đến 5 tỷ. Mà số tiền này là tiền của con trai ông
ấy bán ngôi nhà ở Hà Nội. Từ Ninh Giang chỉ cách Hà Nội chưa đầy 70 km mà rất
nhiều tờ báo không về xem xét cụ thể cũng đưa lên làm sôi sục Quốc hội, sự
thực hoàn toàn không phải là như vậy
Qua vụ này phải nói rằng, chính nhà báo, chính tờ báo đã
đưa những tin bài đó làm mất lòng tin của Nhân dân, của bạn đọc
Một ví dụ nữa, trong thời gian vừa qua có một tờ báo lớn
thuộc ngành pháp luật đã đăng nhiều bài cố tình bảo vệ 3 vụ một cách quyết
liệt nhưng lại hoàn toàn sai.
Vụ thứ nhất về bản quyền Truyền hình AMG, vụ thứ 2 cưỡng
chế ở Tiên Lãng. Tờ báo này còn khẳng định ông Vươn sai nhưng cuối cùng Thủ
tướng là người trực tiếp ký Quyết định về “vụ việc cưỡng chế của ông Vươn là
sai” . Vụ thứ 3, trong lúc báo Cựu chiến binh và báo Người cao tuổi có những
bài viết phanh phui đại biểu Quốc hôi Đặng Thị Hoàng Yến có rất nhiều sai
phạm thì chính tờ báo này viết nhiều bài về báo Người cao tuổi, báo Cựu chiến
binh viết như thế là sai. Nhưng cuối cùng bà Đặng Thị Hoàng Yến bị Quốc hội
miễn nhiệm. Như vậy việc bảo vệ những vụ việc trên của tờ báo này là thế nào?
Liệu có phải là vì tiền không???
PV: Việc các nhà báo, tờ báo viết về chống tiêu cực, tham
nhũng thường xuyên bị đe dọa, khủng bố. Thậm chí là bị hành hung, nhưng các
cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan quản lý báo chí phản ứng rất chậm. Vậy
ông có ý kiến gì?
Nhà báo Trần Đình Bá: Gần đây nhất
có vụ Văn Giang (Hưng Yên) về 2 nhà báo bị đánh thì tôi có điện thoại hỏi anh
Đinh Thế Huynh (trưởng ban Tuyên giáo Trung ương- PV) vì sao họ đánh nhà báo
như thế mà Ban Tuyên giáo không có ý kiến gì thì Anh Huynh trả lời tôi, vụ
Văn Giang một tuần sau khi xảy ra sự việc thì Đài Tiếng nói Việt Nam mới có
văn bản gửi các cơ quan và Ban Tuyên giáo Trung ương. Sau khi có văn bản đó, Ban
Tuyên giáo mới có văn yêu cầu các cơ quan Tư pháp và Tỉnh ủy Hưng Yên trả
lời. Một tuần nữa (tức là 14 ngày) sau sự việc xảy ra, Ban Tuyên giáo Trung
ương mới nhận được văn bản trả lời chính thức về vụ việc đó. Với trách nhiệm
của mình, Ban Tuyên giáo Trung ương đã mời rất nhiều cơ quan luật pháp yêu
cầu làm rõ và xử lý nghiêm vụ này. Tôi nghĩ, Ban Tuyên giáo Trung ương xử lý
như thế là được. Lỗi ở đây là do người bị đánh, cơ quan của người bị đánh
chậm báo cáo lên
PV: Đứng trước những bức xúc hiện nay đối với một số hiện
tượng nhà báo biến chất về đạo đức, về tư tưởng, về lối sống và tham
nhũng. Ông có lời khuyên nào không?
Nhà báo Trần Đình Bá: Trong nền kinh
tế thị trường hiện nay, tất cả đã bị chi phối. Hiện nay, trong làng báo Việt
Nếu đem so mức thu nhập của nhà báo với các ngành khác thì
đời sống của anh em báo chí hiện nay không phải là thấp, thậm chí là khá. Thu
nhập của nghề báo của Việt
Chưa bao giờ ngăn cản báo chí chống…
tham nhũng
PV: Trong tình hình hiện nay, các thế lực tham nhũng có
quyền, có tiền và có thế. Vậy thì người làm báo cần phải có những điều kiện
gì để chiến thắng được tệ nạn tham nhũng làm ảnh hưởng đến sự tồn vong của
chế độ?
Nhà báo Trần Đình Bá: Một ông Bộ
trưởng đăng đàn về phòng chống tham nhũng nhưng đụng vào ông thì chưa chắc
ông hài lòng. Như vậy, nhà báo trong lúc tác nghiệp những vụ tham nhũng cụ
thể như thế, nếu đụng đến những vị ấy thì nhà báo trước hết cần phải có
phương pháp, biện pháp phòng ngừa. Nếu nhà báo phơi đầu ra rằng, tôi đang
phanh phui ông A, ông B, ông C.. thì dù ông ta không xử nhưng sẽ có rất
nhiều người xử lý nhà báo đó. Tốt nhất nhà báo trong quá trình tác nghiệp
phải biết giữ mình.
Ngoài ra, đối với nhà báo thì chứng cứ là quan trọng nhất.
Đối với PV điều tra viết về tham nhũng thì tài liệu lại càng quan trọng. Khi
viết hay thì không ai phản ứng cả, nhưng khi phê phán tham nhũng nếu anh đưa
ra 10 số liệu, chỉ cần sai một thì cũng đã ăn đủ. Tốt nhất chống tham nhũng
thì nhà báo phải điều tra cực kỳ thận trọng.
Hiện nay, cơ quan quản lý báo chí có 2 cơ quan là Ban
Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông. Từ ngày anh Đinh Thế
Huynh và anh Nguyễn Bắc Son lên làm rõ ràng báo chí dễ thở hơn rất nhiều, gần
như các anh chưa bao giờ nhắc nhở hay ngăn cản báo chí chống tham nhũng. Mặc
dù, có những vụ báo chí làm chưa được chuẩn nhưng các anh vẫn nhẹ nhàng, chờ
đợi kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
PV: Câu hỏi cuối cùng xin được hỏi ông, trong các vụ việc
ông làm hiện nay còn có vụ nào... “dở dang” mà khiến ông phải trăn trở và
tiếp tục theo đuổi ?
Nhà báo Trần Đình Bá: Có một vụ tham
nhũng liên quan đến đất đai xảy ra cách đây 2 năm ngay tại Hà Nội. Vị tiến sỹ
vật lý làm ở bộ GD&ĐT Trịnh Thị Hải Yến, vì tâm huyết với ngành giáo dục
mà chị đã xin nghỉ hưu để thực hiện ước muốn thành lập một trường tư thục để
dạy học cho các cháu bằng phương pháp mới.
Theo tham khảo và sự góp vốn của bạn bè nên chị đã mua
được 16.000 m2 đất ở thôn Trũng Bói (xã Mỹ Đình- Từ Liêm- Hà Nội). Sau đó,
Huyện Từ Liêm Quyết định cho cô Yến xây trường học kèm theo việc bổ nhiệm cô
làm hiệu trưởng. Diện tích đất này là đất được cô Yến mua của dân nhưng khi
cô đề nghị xin được chuyển đổi thì các cấp chính quyền Hà Nội không đồng ý.
Ngay sau đó, UBND TP Hà Nội (Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh) đã ký QĐ thu hồi đất
này để làm “tái định cư” vành đai 3.
Thế nhưng QĐ này không được thực hiện bởi ngay sau đó
chính ông Khanh lại ký QĐ cho một Công ty Tài chính Ninh Bắc xây văn phòng
cho thuê và chung cư cao cấp tại đúng địa chỉ thu hồi đất của tiến sỹ Yến.
Đặc biệt, trong số đất ấy có gần 1000m2 chồng lấn lên đất của vị tiến sỹ này
Vụ việc được Thanh tra Chính phủ vào cuộc và kết luận việc
làm của ông Vũ Hồng Khanh hoàn toàn trái pháp luật
. Lúc bấy giờ, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang có văn bản
yêu cầu Thanh tra Chính phủ làm rõ rồi báo cáo. Nhưng hơn một năm mà văn bản
này vẫn… chưa được thực hiện. Cách đây 5-6 tháng, Thường trực Ban Bí thư Lê
Hồng Anh tiếp tục ký văn bản chỉ đạo nhưng Hà Nội cũng không giải quyết.
Mới đây nhất, Vụ trưởng vụ khiếu nại tố cáo và chống tham
nhũng (Văn phòng Chính phủ) Phan Văn Minh đã ký văn bản yêu cầu UBND TP Hà
Nội giải quyết dứt điểm 20 vụ khiếu nại đất đai trọng điểm trên địa bàn Thành
phố. Trong đó, vụ việc của bà Yến được xếp thứ 2 trong danh sách này.
Không biết với văn bản chỉ đạo lần này liệu rằng Hà Nội có
thực hiện được không? Nếu không thực hiện thì Ban Bí thư, Văn phòng Chính phủ
có quyết tâm để... ra tay hay không???
Câu chuyện của tôi đến đây với nhà báo Trần Đình Bá vừa
chấm dứt cũng là lúc ông có cuộc điện thoại đến của Trưởng ban Tuyên giáo
Trung ương Đinh Thế Huynh. Tôi cố gắng “tò mò” lắng nghe thì thấy ông còn
trăn trở với ông Huynh vụ con ông Quyến (bí thư Hải Dương) mà nhiều tờ báo
đưa tin sai nhưng chưa bị xử lý.
Tôi thầm nghĩ, có lẽ trong làng báo hiếm có một nhà báo
lại có nhiều thành công chống tiêu cực tham nhũng như ông. Chả trách lúc nào
cũng thấy nhà báo Trần Đình Bá đầy ắp những trăn trở với cuộc đời, với trách
nhiệm xã hội đến thế. Nhân dịp ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 này, tôi
xin kính chúc ông có nhiều nhiệt huyết để thành công hơn nữa với nghề, để
chúng tôi - những thế hệ trẻ lấy đó làm tấm gương thắp lên ngọn lửa lòng đam
mê với nghề, với cuộc đời này.
Thu Hương (thực hiện)
|
Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét