(Minh
họa: Ngọc Diệp)
Cái tập quán
người bán chăm sóc, săn đón người mua để bán được một món hàng mà người ta
thường thấy ở khắp nơi trên trái đất này đã biến mất tiêu dưới bàn tay sinh
sát của các ông độc quyền.
Ông điện nói
trên là một điển hình. Dân bỏ tiền ra mua điện chứ có xin đâu. Thế nhưng
người ta bán điện như ban ơn. Quan hệ mua - bán giữa hai bên cần một sự bình
đẳng đã không có, nói chi đến chăm sóc với săn đón. Ông điện thích thì cắt
cái rụp, khách hàng thiệt hại mặc khách hàng. Dân có kêu than thì ông giải
thích với cái giọng chỉ có ở ông độc quyền: “Thiếu”.
Cắt điện
không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn gây thiệt hại rất lớn cho những nhà
sản xuất kinh doanh. Nhiều nhà máy bị đình đốn, không thực hiện đúng theo hợp
đồng, chạy máy phát điện thì giá thành tăng và cũng không đủ công suất. Kiện
ông điện thì chẳng khác gì “Con kiến mà kiện củ khoai”. Ở TPHCM từng có
chuyện doanh nghiệp kiện công ty điện lực nhưng chẳng ăn thua, câu trả lời
của ông điện cũng chỉ có một từ: “Thiếu”.
Nhà nước bỏ
tiền ra cho ông điện sản xuất và kinh doanh, một mình một chợ. Vậy mà ông cứ thua lỗ dài dài, nợ nần chồng
chất với số tiền đến nay hơn 10 ngàn tỉ đồng. Ngành điện thua lỗ khủng khiếp
như vậy nhưng lãnh đạo của EVN cũng như các đơn vị trong tập đoàn có nghèo
đâu. Tiền mua sắm, đầu tư, xây dựng trong và ngoài ngành thất thoát, thất
bát, lãng phí nhiều đến xót lòng. Còn cá nhân những người có trách nhiệm liên
quan đến sự thua lỗ, thất thoát đó chẳng hề hấn gì. Họ sống sung sướng, giàu
sang. Họ mới chính là thượng đế của ngành điện.
Trong phiên
thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực, đại
biểu Nguyễn Thị An (Hà Nội) đã phải kêu lên trước Quốc hội: “Tình trạng vừa
rồi cũng xin nói là người dân bảo tôi, nếu ngành điện cứ độc quyền thì người
dân xin không bao giờ là thượng đế của ngành nữa”.
Trước đây, cục cưng của nhà nước là ba
quý tử: Điện, nước, điện thoại. Điện thọai hết độc quyền thì dịch vụ và giá
cả khác ngay, khách hàng có nhiều sự lựa chọn, cạnh tranh làm cho chất lượng
cung cấp dịch vụ ngày càng tăng cao. Nhưng các ông con một còn lại vẫn tự
tung tự tác. Con một thường rất dễ “hư hỏng” và càng dễ hư hỏng hơn khi cha
mẹ quá nuông chiều. Các bạn có đồng ý không?
Lê Chân Nhân (Theo Dân trí, tựa đề của Thương Giang)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét