14:03
Nguy cơ giảm phát “quay ngược” chiều kim đồng hồ?
(Tamnhin.net)
- Thừa nhận lạm phát tại Việt
Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống
kê, CPI tháng 6 của Việt Nam giảm 0,26%, là lần đầu tiên ở mức âm sau 38
tháng. So với cùng kỳ năm 2011, mặt bằng giá hiện tại cao hơn khoảng 6,9%.
Theo báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội vừa qua (dựa trên số liệu tính
đến hết tháng 5), GDP 6 tháng có thể tăng khoảng 4,31%. Tuy nhiên, sau khi
kết thúc 6 tháng, cơ quan thống kê đang tính toán lại và số liệu thực tế có
thể cao hơn, đạt khoảng 4,4-4,6%.
Theo dự báo của JPMorgan Chase, với tốc
độ tăng trưởng GDP đi vào ổn định thì các áp lực lạm phát cũng có thể sớm
quay đầu tăng nhẹ sau một thời gian suy giảm. Tuy nhiên, ngân hàng này cho
rằng, trong trường hợp giá dầu thế giới tiếp tục giảm, thì tốc độ lạm phát
của Việt
JPMorgan Chase dự báo, lạm phát của
Việt
Chuyên gia của JPMorgan Chase cho rằng,
lạm phát giảm tốc sẽ đem lại hai hiệu ứng tích cực.
Thứ nhất là chính sách tiền tệ có thể
được nới lỏng thêm, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế đang yếu. Do lạm phát giảm
nhanh, lãi suất thực tế ở Việt Nam đang ở mức cao nhất trong mấy năm, bất
chấp lãi suất cơ bản giảm 400 điểm phần trăm trong vài tháng qua. Theo số
liệu mà báo cáo đưa ra, lãi suất repo (trên thị trường mở) thực tế hiện đang
thực dương 2,9%, thay vì mức âm 7,3% vào tháng 8 năm ngoái, trong khi lãi
suất repo hiện là 10% so với mức 14% vào tháng 8 năm ngoái.
Thứ hai, lạm phát giảm tốc sẽ cải thiện
cân bằng kinh tế vĩ mô và ổn định cán cân thanh toán của Việt
Tuy nhiên, chia sẻ quan ngại về tốc độ
tăng trưởng của Việt Nam, hãng tin Bloomberg trích dẫn nhận định của Ngân
hàng ANZ cho rằng đà giảm của lạm phát hiện nay chủ yếu do giảm giá nguyên -
nhiên liệu, giá thực phẩm trên thị trường thế giới, đặc biệt là cầu tiêu dùng
nội địa thấp hơn nhiều so với dự báo”. Ngoài ra, những lo ngại về tình trạng
sức khỏe ngân hàng cũng có thể ảnh hưởng tới niềm tin của nhà đầu tư và tăng
trưởng của Việt Nam trong năm nay.
Cũng đánh giá về kinh tế vĩ mô của Việt
Nam sau khi số liệu CPI 6 tháng được công bố, tờ China Post (Trung Quốc) cho rằng,
việc lạm phát hạ nhiệt là đáng mừng nhưng GDP chỉ tăng 4% cũng là thấp nhất
trong vòng 3 năm qua. Báo này cho rằng CPI tăng chậm chủ yếu do hệ quả của
việc thắt chặt tiền tệ và sự sụt giảm nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu
chính của Việt
TS. Quách Mạnh Hào, Phó tổng giám đốc Công
ty Chứng khoán MB (MBS) nêu rõ, thời gian qua chúng ta đã theo đuổi mục tiêu
kiềm chế lạm phát và việc tác động giảm tổng cầu là giải pháp được chọn.
Nhưng cũng cần nhấn mạnh là việc đẩy mặt bằng lãi suất lên quá cao là một
chiến lược tồi bởi điều đó không còn là tác động giảm cầu, mà là cắt cầu.
Chúng ta vừa trải qua giai đoạn lạm
phát cao, nhưng rõ ràng là chúng ta cũng không vui gì với tình hình hiện nay.
70% doanh nghiệp thua lỗ trong quý 1, gần 22.000 doanh nghiệp đã giải thể,
GDP quý 1 chỉ tăng 4% và đương nhiên là đi kèm với đó là các vấn đề xã hội
như thất nghiệp, thu nhập giảm, vỡ nợ…
Chúng ta đã cố gắng giải bài toán lạm
phát bằng một công cụ rất truyền thống là thắt chặt tiền tệ, đẩy mặt bằng lãi
suất lên cao để rồi công cụ này đưa chúng ta tới bài toán thậm chí còn khó
giải hơn là nợ xấu, thất nghiệp và đình trệ.
Việc mở rộng tiền tệ là giải pháp
thường thấy khi giảm phát xảy ra, cũng tượng tự nhưng ngược lại với trường
hợp lạm phát. Tuy nhiên, vấn đề là chúng ta không thể vận dụng nguyên tắc đó
một cách máy móc bởi các lý thuyết kinh tế mang tính thời điểm và hoàn cảnh.
TS. Quách Mạnh Hào e ngại rằng những
giải pháp mở rộng tiền tệ quá nhanh và quá mức sẽ đẩy nền kinh tế vào tình
trạng có quá nhiều tiền rẻ và một chu kỳ bong bóng tài sản và lạm phát mới sẽ
xuất hiện nhanh hơn mong đợi. Khi có nhiều tiền rẻ, sẽ lại có các quyết định
rủi ro và vòng luẩn quẩn lặp lại.
Trong điều kiện hiện tại, ta nên theo
đuổi các chính sách thuần túy thị trường hơn là nghĩ về các giải pháp cứu, mở
rộng hay kích thích.
Theo TS. Quách Mạnh Hào, mặt bằng lãi
suất là nhân tố quan trọng quyết định sự hợp lý của các chính sách tiền tệ.
Trước đây, khi mặt bằng lãi suất ở mức cao, việc thắt chặt tiền tệ đẩy mặt
bằng lãi suất lên cao hơn sẽ dẫn tới tình trạng chỉ có những doanh nghiệp rủi
ro cao vay làm liều, các doanh nghiệp tốt không thể vay. Hệ quả là đình trệ
và nợ xấu gia tăng. Chính sách kiểm soát lạm phát bằng thắt chặt tiền tệ
trong điều kiện mặt bằng lãi suất cao là đạt mục tiêu nhưng không hiệu quả.
Ngược lại, nếu chính sách tiền tệ mở
rộng dẫn tới mặt bằng lãi suất giảm tới mức thấp hơn và khuyến khích các hành
vi đầu tư thiếu suy nghĩ thì điều này lại tất yếu dẫn tới hiệu quả đầu tư
kém, bong bóng tài sản và sau đó là lạm phát trở lại. Điều này là do khi đó
năng lực sản xuất của nền kinh tế không kịp đáp ứng với sự gia tăng của cung
tiền.
Theo ông Louis
Taylor, Tổng giám đốc Ngân hàng TNHH một thành viên Standard Chartered (Việt
Nam), vấn đề mấu chốt ở đây là các chính sách tiền tệ cần phải tập trung vào
việc bình ổn giá cả, ổn định tiền tệ và giữ tăng trưởng tín dụng ở mức hỗ trợ
phát triển kinh tế. Chính phủ Việt
Tốc độ và biên
độ giảm lãi suất phải dựa trên bối cảnh chung của nền kinh tế. Việc cắt giảm
lãi suất sẽ phải dựa vào cơ chế thị trường. Chúng ta không thể nói đơn thuần
là NHNN nên giảm lãi suất, mà phải nói rằng, NHNN nên giảm lãi suất vì một số
yếu tố cụ thể nào đó, ví dụ như lạm phát đang giảm nhanh hơn dự kiến. Do vậy,
NHNN nên đưa ra các quyết định cắt giảm lãi suất nhanh hơn dự kiến. NHNN nên
hướng tới việc tạo dựng sự ổn định phù hợp với bối cảnh kinh tế trong từng
thời điểm.
Tổng giám đốc
Ngân hàng TNHH một thành viên Standard Chartered (Việt
Mỹ Loan
|
Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét