08:17
Vinalines – phép thử cho vị thế của Việt Nam
(Tamnhin.net)
- Giữ nguyên hiện trạng hoạt động các DNN như hiện nay là quá nguy hiểm cho
Việt
Jonathan Pincus, chuyên gia kinh tế cao
cấp của chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại TP HCM đồng thời là
chuyên gia về kinh tế Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cho biết, hoạt động của các
doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam đã được giấu kín quá lâu. Điều này cần
phải được chấm dứt.
Tuy nhiên, đó chỉ là một phần trong một
danh sách dài các vấn đề đang bao phủ triển vọng của Việt
Ngày 12/6, Chính phủ cho biết tính đến cuối
năm 2011, khoản nợ của Vinalines là 43,1 nghìn tỷ đồng (tương đương 2,1 tỷ
USD) – gấp 4 lần so với vốn chủ sở hữu ở mức 9,41 nghìn tỷ đồng. Vụ việc này
làm người ta nhớ đến Vinashin – doanh nghiệp đóng tàu Nhà nước có khoản nợ
lên đến 4,5 tỷ USD khiến sức khỏe của các ngân hàng Việt
Các lãnh đạo của Vinalines cũng phải
chịu chung số phận, 4 cán bộ cấp cao bị bắt trong khi cựu Chủ tịch Dương Chí
Dũng bị truy nã trên toàn cầu.
Trong khi các công ty tư nhân phải chịu
chi phí đi vay quá cao và lãi suất lên tới 2 con số, tín dụng dành cho các
doanh nghiệp nhà nước như Vinalines là rất dồi dào. Nguồn vốn của họ đến từ
ngân sách Nhà nước, tín dụng giá rẻ của Ngân hàng phát triển Việt Nam, đặc
quyền trong thuế thu nhập doanh nghiệp và được Chính phủ bảo lãnh đối với các
khoản vay nước ngoài.
Các chuyên gia kinh tế đã lên tiếng thúc
giục Chính phủ giảm bớt vai trò của các doanh nghiệp Nhà nước lớn để chuyển
sang trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, những gì họ nhận được
chỉ là sự thất vọng. Thay vì cho phá sản hoặc bán Vinalines và Vinashin, cả
hai doanh nghiệp này đang được tái cấu trúc.
Tuy nhiên, cũng có một vài tín hiệu
tích cực đến từ Vinalines. Trong số 9,3 nghìn tỷ nợ ngắn hạn và 33,83 nghìn
tỷ nợ dài hạn của Vinalines, chỉ có 207 tỷ đồng đã quá hạn. Hơn nữa,
Vinalines cũng là nạn nhân của thị trường vận tải biển toàn cầu vốn vẫn chưa
hồi phục sau khủng hoảng tài chính năm 2008. Các chuyên gia trong ngành dự
báo cho đến cuối năm 2013, ngành này vẫn sẽ ở trong tình trạng căng thẳng.
Mặc dù vậy, nỗ lực của Chính phủ trong
việc thắt chặt quản lý doanh nghiệp lại không rõ ràng. Đây là vấn đề được
nhiều người đánh giá là cực kỳ quan trọng để có thể áp dụng kỷ luật tài chính
đối với nền kinh tế còn nhiều tàn dư của mô hình kinh tế tập trung.
Theo đánh giá của Reuters, giữ nguyên
hiện trạng như hiện nay là quá nguy hiểm cho Việt
Theo số liệu chính thức, tính đến cuối
tháng 4, nợ xấu của Việt
Chính phủ Việt
Theo ông Nguyễn Chí Trung, Giám đốc
công ty chứng khoán Rồng Việt, những sai phạm được phát hiện gần đây cũng có
mặt tốt khi thúc đẩy Việt Nam tiến tới minh bạch.
(Theo
Reuters)
|
Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét