21:03
Năng lực quản lý đường cao tốc có cao?
TTO - Thông tin suất đầu tư các dự án
đường cao tốc ở VN bình quân cao hơn 1,5-2 lần so với các nước xung quanh,
thậm chí cao
hơn cả Mỹ đang thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.
Một trong những
nguyên nhân được bạn đọc tích cực "mổ xẻ" là năng lực quản lý dự
án. Nhiều bạn đọc cho rằng chính năng lực quản lý kém nên các dự án giao
thông thường trễ tiến độ dẫn tới tăng chi phí.
Bên cạnh đó, nhiều
bạn đọc bày tỏ sự lo lắng, nóng ruột khi ngày ngày chứng kiến những dự án
"rùa bò", "dần xây", dễ khiến ước mộng
"cao tốc" trở nên xa xôi và làm người dân đâm chán.
Tuổi Trẻ Online trích đăng một số ý kiến:
Chúng tôi cần những con đường chất lượng
Tôi ở gần đường cao tốc nên chứng kiến
một số cảnh như sau:
Thứ nhất, trong quá
trình thi công xây dựng, sau mỗi ngày thi công bạn có thể mua lại bêtông trộn
sẵn từ các đơn vị thi công (rất nhiều nhà và các con đường gần đường cao tốc
đều sạch đẹp hơn nhờ mua bêtông chất lượng cao, giá rẻ). Việc này sẽ thất
thoát bao nhiêu, làm giảm chất lượng công trình bao nhiêu?
Thứ hai, các anh thi
công trong công trình đã nêu một số thủ thuật đơn giản để "tạo
thêm" chi phí như là việc lu lèn đường theo thiết kế có thể là 0,15m,
10-20 ca thì đơn vị thi công để lấp lên cao 0,3m mới lu lèn và số ca lu
lèn có thể thấp hơn cả so với thiết kế.
Điều này sẽ làm giảm độ nén, giảm chi
phí vật tư lắp đường, giảm chi phí máy thi công và có thể đây chính là nguyên
nhân làm giảm chất lượng đường. Số liệu trên là ví dụ, thực tế số liệu kỹ
thuật sẽ khác, người viết lấy để minh họa về sự thâm hụt gây chất lượng đường
kém.
Có thể con đường đi qua nhiều địa phận,
được quản lý từ nhiều cấp nên việc kiểm tra giám sát không hiệu
quả. Việc thất thoát vào tay ai người đó biết nhưng chất lượng đến bây
giờ thì ai cũng biết và người sử dụng nó là những người đi trên đó lại hết
sức khổ sở nào là ổ gà, ổ voi mà lại đóng phí sử dụng.
Trong phiên điều trần khi nói về chất
lượng và tiến độ các công trình giao thông, bộ trưởng Bộ Giao thông chỉ cúi
đầu nhận lỗi với dân mà không hề đá động gì đến phải làm sao, làm gì? Chúng
tôi không cần lời xin lỗi đó, chúng tôi cần những con đường chất lượng.
Phải công khai, minh bạch vốn đầu tư
Theo tôi, trong 4 nhóm nguyên nhân làm cho giá thành đường giao
thông ở nước ta cao thì quan trọng nhất là nhóm nguyên nhân do tiêu cực với
những phần trăm hoa hồng và nhóm nguyên nhân thuộc năng lực quản lý dự án.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có một nhóm
nguyên nhân nữa cũng làm đội giá thành đó là những chi phí rất không hợp lý
dẫn đến lãng phí, thất thoát tạo cơ hội cho tham nhũng, tiêu cực, đó là các
chi phí cho hoạt động quản lý dự án.
Ví dụ dự án làm một đoạn đường tuy vài
chục km nhưng có đến nhiều nhà thầu mà mỗi nhà thầu cũng có ban quản lý dự
án, cũng được lấy tiền từ dự án để mua xe phục vụ, thuê nhà ở cho chuyên gia
tư vấn, giám sát... dù không cần thiết. Cả ba nhóm nguyên nhân trên
có thể làm mất đi gần 1/2 tổng số vốn đầu tư không nằm lại trong công trình.
Do vậy để đảm bảo vốn đầu tư được sử
dụng đúng mục đích và hiệu quả thì cần công khai minh bạch tổng nguồn vốn đầu
tư của từng dự án trên các phương tiện thông tin, thậm chí cả nơi thi công
công trình để nhân dân và các cơ quan, báo chí cùng tham gia giám sát.
Nguyễn
Thiện
Chủ đầu tư không chế tài nhà thầu ì
ạch
Việc đầu tư các dự án thường có chi
phí phát sinh rất lớn so với dự toán ban đầu, tôi thấy có một số nguyên nhân
sau:
1. Về quy hoạch, thông thường các
địa phương đều thuê chuyên gia làm quy hoạch, tốn không biết bao nhiêu công
sức, tuy nhiên cán bộ quản lý tại địa phương cả nể hoặc thiếu trách nhiệm dẫn
đến các công trình xây dựng vẫn ngang nhiên xây trên phần đất đã quy hoạch,
khi thực hiện dự án do vướng vào ông này ông nọ có chức quyền nên phải thay đổi
lại quy hoạch, thiết kế hoặc phải bỏ ra một số tiền lớn để đền bù, giải tỏa.
2. Khi thực hiện dự án, có một số
người dựa vào mối quan hệ của mình để đưa ra một số yêu sách nhằm gây áp
lực lên hội đồng giải phóng mặt bằng để được đền bù nhiều hơn, vấn đề này đã
gây ra phản ứng dây chuyền cho cả dự án.
3. Khi chọn nhà thầu thực hiện, cũng
vì mức độ được nhận lại hoa hồng nên chủ đầu tư đã quên mất nhiệm vụ của mình
để làm sao chọn ra nhà thầu đủ năng lực chuyên môn, tài chính để thực hiện dự
án.
Tôi thấy một số dự án các nhà thầu
không đủ năng lực để thực hiện thường kéo dài tiến độ, thậm chí chủ đầu tư
vẫn không có chế tài để xử phạt các nhà thầu này dẫn đến dự án kéo dài từ năm
này qua năm khác, chi phí thực hiện phát sinh thêm do kéo dài.
Vừa làm vừa chơi
Ai cũng biết là vốn đầu tư đường cao
tốc thường được xem như "cái bánh" để chia đều cho các nhà
thầu. Mỗi nhà thầu lại chia phần bánh ấy theo huê hồng cho đối tác. Thế là cả
"cái bánh" sẽ còn lại bao nhiêu?
Chưa kể việc thi công ì ạch theo lối
cầu "dần xây", kéo dài thời gian để có lý do xin tăng phí phát sinh
cũng làm cho giá tăng hơn ước tính ban đầu. Ước mộng "cao tốc" xem
như càng ngày càng... chán!
|
Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét