19:49
Ngân hàng với vấn
nạn sổ đỏ giả
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ là
việc tối quan trọng của ngân hàng để đảm bảo tính an toàn hệ thống. Tuy
nhiên, các ngân hàng Việt
Tại sao lọt lưới sổ đỏ giả?
Khi đi tìm hiểu quy trình nghiệp vụ của một số ngân hàng,
có thể nhận ra một lỗ hổng khá lớn: trong suốt quá trình từ lúc tiếp nhận hồ
sơ đến lúc giải ngân hầu như chỉ có 1-2 cán bộ ngân hàng tiếp xúc được với
quyển sổ đỏ của khách hàng thế chấp: cán bộ tín dụng và hỗ trợ tín dụng. Cán
bộ tín dụng sẽ là người tiếp nhận sổ đỏ ban đầu, để tiến hành thẩm định tài
sản đảm bảo, lập hồ sơ tín dụng. Còn cán bộ hỗ trợ tín dụng sẽ tiến hành các
thủ tục để hoàn thiện hợp đồng tín dụng như đi công chứng, đăng ký giao dịch
đảm bảo.
Các khâu còn lại của quá trình ra phán quyết tín dụng như
tái thẩm định, phê duyệt tín dụng, kiểm soát tín dụng thì hầu như chỉ tiếp
cận, phân tích hồ sơ tín dụng khách hàng chứ không được cầm trực tiếp vào
quyển sổ đỏ của khách hàng để biết sự xác thực của quyển sổ đỏ. Một số ngân
hàng đã thành lập bộ phận kiểm soát tín dụng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ
lần cuối để đảm bảo đầy đủ trước khi giải ngân. Tuy nhiên, với việc áp dụng
mô hình kiểm soát tín dụng tập trung, hồ sơ được scan và gửi về hội sở thì
việc phát hiện sổ đỏ giả rất khó khăn.
Sau khi tiến hành các thủ tục như trên, ra văn phòng công
chứng ký kết hợp đồng, ra đăng ký giao dịch đảm bảo thì sổ đỏ sẽ được nhập
tài sản đảm bảo ở bộ phận kho quỹ. Bộ phận này cũng thường khi có lệnh
nhập là nhập tài sản, cũng không có chức năng kiểm tra, xem xét lại là sổ đỏ
thật, hay giả. Và từ khi nhập kho, các quyển sổ này sẽ được niêm phong
kín, và để trong kho. Khi kiểm tra định kỳ, các ngân hàng cũng chỉ kiểm tra
đầu số lượng tài sản trong kho là chính, không có nhiệm vụ kiểm tra tính
thật, giả của sổ đỏ.
Như vậy, đầu mối tập trung để phát hiện sổ đỏ
giả phải là các cán bộ tín dụng, hỗ trợ tín dụng. Và rủi ro xảy ra
ở bộ phận này là lớn khi các kiến thức, kỹ năng, sự tỷ mỷ không có để
có thể thẩm tra sổ đỏ ngay từ đầu. Hậu quả xảy ra khi trong các vụ lừa đảo,
ngoài khởi tố bị can các đối tượng làm giả sổ đỏ thì thường cán bộ ngân hàng
cũng bị khởi tố theo. Ở đây, không loại trừ cả rủi ro đạo đức của cán bộ tín
dụng.
Ngân hàng phải tự bảo vệ mình
Từ khi bắt đầu quá trình làm hồ sơ tín dụng đến lúc giải
ngân phải qua rất nhiều khâu, trong đó, rất nhiều khâu ở ngân hàng, qua hàng
loạt bộ phận nhưng vẫn lọt sổ đỏ giả. Cái này lỗi của phía ngân hàng phải
trước tiên. Ngân hàng phải hoàn thiện cơ chế để tự bảo vệ mình trước những
vấn nạn sổ đỏ giả.
Ở đây, phải tăng cường công tác kiểm tra tính xác thực của
sổ đỏ. Một số đối tượng giả chữ ký, con dấu của các cơ quan bằng viện
màu con dấu thực ra còn dễ phát hiện hơn là làm giả con dấu mộc đóng bằng mực
tươi. Nhưng cán bộ ngân hàng không biết, không để ý nên thành ra "đầu
hàng" trước sổ đỏ giả. Ngoài ra, đặc tính cơ bản của cán bộ tín dụng,
nhất là cán bộ tín dụng của các NHTMCP là chạy theo thành tích, chỉ tiêu nên
tính tỷ mỷ thẩm tra không còn. Còn bộ phận kiểm soát nội bộ hay kho quỹ thì
lại không tham gia.
Một số ngân hàng đã nhận ra lỗ hổng này và đặt ra
quy định sổ đỏ muốn thế chấp phải qua một công ty chứng thực dán tem chứng
thực mới được thế chấp và cán bộ kho quỹ sẽ chỉ nhập kho các sổ đỏ có
tem như vậy. Đây là một giải pháp và chưa phải nhiều ngân hàng áp dụng.
Một cảnh bảo nữa các ngân hàng cần chú ý là hiện nay, một
số ngân hàng phân quyền phán quyết quá lớn cho các phòng giao dịch. Một giám
đốc Phòng Giao dịch có quyền phán quyết lên tới 2-5 tỷ đồng là quá lớn trong
khi mô hình của nó chỉ gồm 1 giám đốc phòng, 1 cán bộ tín dụng và 1 cán bộ hỗ
trợ tín dụng. Trong khi đó, trên thực tế, công tác kiểm soát nội bộ đến
từng phòng giao dịch không được quan tâm, chỉ kiểm tra theo đợt, thậm
chí là hàng năm mới có một đợt.
Trần Anh Tuấn
|
Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét