14:02
Đi tìm điểm tựa của
tương lai
TuanVietNamnet
- Trong
bài toán biển Đông, Việt-Mỹ chia sẽ với nhau ba góc nhìn.
Lựa chọn liên minh
Quan
hệ Việt – Mỹ đang trong giai đoạn mà yếu
tố lợi ích đang đóng vai trò tiên quyết.
Mỹ là một đối tác quan trọng với Việt
Trong bài toán biển Đông, Việt-Mỹ chia sẻ với
nhau ba góc nhìn. Thứ nhất, các xung đột trong khu vực nên giải quyết
thông qua biện pháp ngoại giao và hòa bình, tránh đụng chạm xung đột
vũ trang hay lạm dụng sự bất đối xứng trong tương quan quân sự. Điều
này đã được các quan chức cấp cao của hai bên khẳng định nhiều lần
trong thời gian gần đây tại nhiều diễn đàn đa phương. Điểm
thứ hai thể hiện qua việc hai nước đang cùng tìm một
vị trí pháp lý chung trong việc quản lý hàng hải. Bản đồ đường
lưỡi bò 9 điểm đứt khúc từ phía Bắc Kinh (nếu được chấp nhận)
đồng nghĩa với việc xây dựng một hàng rào giới hạn quyền tự do lưu thông
hàng hải của Mỹ. Với Việt
Cùng lợi ích thì thuận chiều:
liệu thời gian đã chính muồi để bàn về sự hình thành cùa mối
quan hệ -thậm chí liên minh chiến lược Việt-Mỹ hay không?
Trả lời phỏng vấn báo chí, thứ trưởng bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh
đã nhiều lần khẳng định chính sách “ba không” của Việt Nam: “không tham
gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất
kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân
sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước
kia”. Trả lời nhậm chức vào tuần trước tân đại sức Mỹ tại
Việt Nam David Bruce Shear cũng để mở khả năng là nhà cung cấp thiết bị quân
sự cho Việt Nam, đặc biệt là những vũ khí mang tính sát thương. Những động
thái này cho thấy một “định chế cứng” ở dạng liên minh quân sự, theo đó, các
nước ràng buộc với nhau bằng một cam kết bảo vệ an ninh lẫn nhau (có thể
chống lại một đe doạ đến từ phe thứ ba) hay cung cấp vũ khí để hổ trợ chưa
đạt được một đồng thuận đủ mạnh từ hai phía. Một “định chế mềm”, tuy vậy, vẫn
có thể khả thi, thể hiện qua ba kênh chính.
Ba điểm tựa của thì hiện tại
Đầu tiên là qua kênh kinh tế. Một Việt
Kênh thứ hai là ngọai giao. Lĩnh vực dường
như nhạy cảm hơn, vì gắn liền đến nhiều yếu tố khách quan
khác. Năm 2010, trước động thái có vẻ "vượt rào“ từ phía
Bắc Kinh, các nước Asean mở cờ trong bụng tại hội nghị An
ninh khu vực vùng ARF, khi Ngoại Trưởng Hillary Clinton khẳng định “Hoa Kỳ có
lợi ích quốc gia của mình đối với vấn đề tự do hải hành, tự do tiếp cận các
các vùng biển chung của Châu Á cũng như tôn trọng luật lệ quốc tế về biển
Ðông”. Năm 2011, không khí bớt căng thẳng hơn, như vẫn theo chiều hướng cũ,
khi Mỹ và
Nước yếu và nước mạnh bất tương quan về lực,
vì thế không tương đồng với nhau về cách thức giải quyết giữa
sức mạnh và thể chế. Nước mạnh dùng luật để xây dựng trật tự
có lợi, ngược lại phần nào chấp nhận hạn chế hành vi của mình trong các quy
phạm của pháp lý - một mặt để đề phòng khi sức mạnh mình bị suy giảm, một mặt
hạn chế các phí tổn “hành động” nếu trong mọi trường hợp đều phải tiến hành
giải pháp quân sự. Nước yếu chấp nhận luật pháp, ngược lại, theo đuổi bốn mục
đích. Thứ nhất là thể chế tạo dựng diễn đàn để bày tỏ quan điểm. Thứ hai gắn
kết tính chính đáng cho các hành xử của mình nếu nước lớn đơn phương hủy bỏ luật
chơi. Thứ ba, tạo cơ sở tiên đoán (hoặc phần nào) hạn chế khung hành động của
nước mạnh hơn. Cuối cùng, định chế không phải là phương thức thần kỳ để giải
quyết tất cả vấn đề, nhưng với nước nhỏ đó là một con đường tối thiểu để đảm
bảo rằng các vấn đề đang còn mâu thuẫn được giải quyết pháp chế và chuẩn tắc,
chứ không phải thế yếu thông qua tương quan máy bay, tàu chiến. Phân tích thế
cờ tại Biển Đông chỉ ra điểm mấu chốt không chỉ đơn thuần là mối quan hệ giữa
nước mạnh và nước yếu, nước lớn và nước nhỏ, mà được định hình bởi nhiều bên,
phân tầng theo nhiều góc độ. Mỹ và Vn gặp nhau ở điểm là hai bên đều đang
trong thế cần xài luật để tìm hướng giải quyết. Hình thành một liên minh
"pháp lý“ là điểm tiệm cận gần nhất của góc nhìn này, trong đó hai việc
cần nâng làm ưu tiên: (i) thống nhất một số điểm còn tranh cãi trong Công ước
LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) về khu vực đặc quyền kinh tế và (ii) kêu gọi
Mỹ đứng sau hậu thuẫn tiến trình đi đến một hiệp ước mang tính ràng buộc pháp
lý hơn tại biển Đông giữa các đối tác liên quan.
“Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng quả đất
lên”, câu nói đã trở thành bất hữu của Archimedes. Nay với ba điểm tựa tiềm
năng trong quan hệ Việt-Mỹ chúng ta sẽ "nhấc bổng“ được những gì?
Bài toán sắp tới chắc chắn sẽ nằm ở việc xây dựng những điểm tựa này tới đâu
thông qua quá trình xúc tiến các định chế hoá. Một thách thức vừa của cả
chính phủ, vừa của nhân dân hai quốc gia để đưa quan hệ Việt – Mỹ lên một tầm
cao mới.
Nguyễn Chính Tâm
|
Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét