11:04
“Sáng kiến” của ông Dương
Chí Dũng:
Đổ bùn
lấp biển Cát Bà
(Dân Việt) - Ông Dương Chí Dũng
- người đang bị truy nã - ngay khi chân ướt chân ráo sang làm Cục trưởng Cục
Hàng hải đã tham mưu cho cấp trên về phương án... đổ gần 40 triệu m3 bùn ra biển.
Cục Hàng hải Việt
Văn bản hỏa tốc
Việc nạo vét 40 triệu m3 bùn thuộc Dự
án đầu tư xây dựng Cảng Lạch Huyện, một dự án trọng điểm quốc gia.
Theo phương án ban đầu, UBND TP.Hải
Phòng và Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) thống nhất đề xuất để Thủ tướng Chính
phủ quyết định cho đổ bùn vào khu vực sau đê chắn sóng của hai bến khởi động
tại khu vực nam Cát Hải hoặc tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ.
Theo phía Hải Phòng, phương án đổ bùn
tại KCN Nam Đình Vũ có nhiều điểm tối ưu hơn vì đã có sẵn dự án làm đê biển.
Hiện KCN Nam Đình Vũ đã được Ban quản lý (BQL) Khu kinh tế Hải Phòng
phê duyệt dự án đầu tư tuyến đê biển Nam Đình Vũ với tổng chiều dài khoảng
14,9km và tổng mức đầu tư hơn 998 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, hiện đã giải
ngân 25,8 tỷ đồng.
UBND TP.Hải Phòng đánh giá phương án đổ
bùn vào KCN Nam Đình Vũ sẽ tiết kiệm thời gian hơn. Chính Bộ GTVT cũng cho
rằng:
Do tiến độ Dự án Cảng cửa ngõ quốc tế
Hải Phòng (Lạch Huyện) là rất khẩn trương, trong đó, công tác nạo vét là phương
án xuyên suốt thời gian thực hiện dự án, có vai trò quyết định tiến độ. Để
đảm bảo tiến độ đổ đất ở
Sau báo cáo của Hải Phòng và Bộ GTVT,
Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo Bộ GTVT chủ trì phối hợp với UBND TP.Hải Phòng
để xác định rõ khối lượng, kinh phí đổ bùn vào KCN Nam Đình Vũ, thống nhất
tiến độ để đảm bảo đồng bộ Dự án Cảng và Dự án đê biển Nam Đình Vũ.
Tháng 2.2012, ông Dương Chí Dũng, được
bổ nhiệm Cục trưởng Cục Hàng hải. Từng quản lý Tổng Công ty Xây dựng đường
thủy, cho nên ngay khi đảm nhiệm cương vị quản lý, kiêm chủ đầu tư Dự án nạo
vét Cảng Lạch Huyện, ông Dũng lập tức tham mưu cho Bộ GTVT “bổ sung” phương
án đổ bùn... lấp biển.
Và thế là Bộ GTVT lập tức thay đổi ý kiến
bằng một văn bản đóng dấu “Hỏa tốc” yêu cầu Hải Phòng có thêm phương án đổ
bùn ra… biển (số 2272, ngày 3.4.2012). Mà biển ở đây chính là Khu dự trữ sinh
quyển Cát Bà.
Trái
luật
Trong thông cáo báo chí nói trên, Cục
Hàng hải vẫn nhấn mạnh rằng: Trong quá trình xây dựng, Bộ GTVT và JICA (tư
vấn của dự án) luôn thống nhất việc lấy tiêu chí bảo vệ môi trường là điều
kiện tiên quyết để lựa chọn phương án đổ đất nạo vét”.
Tuy nhiên, nếu phương án “đổ bùn xuống
biển” được thông qua, ngoài chuyện “bức tử” biển Cát Bà, còn vi phạm nghiêm
trọng Luật Bảo vệ môi trường. Theo luật sư Nguyễn Văn Kiệm: Điều 57, Khoản 4
Luật Bảo vệ môi trường đã quy định: “Nghiêm cấm mọi hình thức đổ chất thải
trong vùng biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP quy định rõ:
“Cấm đổ các loại chất thải xuống vùng biển thuộc khu bảo tồn thiên nhiên, di
sản tự nhiên, vùng có hệ sinh thái tự nhiên mới, khu vực sinh sản thường
xuyên hoặc theo mùa của các loài thuỷ, hải sản” (Khoản 2, Điều 21a); và “Việc
đổ chất thải rắn từ đất liền đã được xử lý theo quy định của pháp luật, chất
thải từ hoạt động nạo vét luồng, lạch xuống biển phải được sự đồng ý của cơ
quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh” (Khoản 4, Điều 21a). “Việc đổ
bùn xuống biển, với bất cứ lý do gì, đều là trái luật”- ông Kiệm nói.
Tiền
và môi trường
Xem xét toàn bộ văn bản liên quan đến
việc trình phương án đổ bùn ra biển, chỉ có một lý do duy nhất là phương án
này “tiết kiệm” được tiền.
Thông cáo báo chí của Cục Hàng hải cho
rằng: Do khoảng cách từ vị trí nạo vét đến KCN Nam Đình Vũ khoảng 14 - 19km,
biện pháp thi công hiện đại nhất hiện nay cũng không thể trực tiếp đưa bùn,
đất nạo vét vào thẳng KCN mà bắt buộc phải nạo vét luồng công vụ, đào hố
trung chuyển vị trí gần đó để tập kết bùn đất rồi mới phun lên KCN. Quá trình
này sẽ kéo dài tiến độ thi công, tổng kinh phí đầu tư tăng lên khoảng 300
triệu USD (khoảng 6.000 tỷ đồng).
“PGS-TS Đỗ Công Thung – chuyên gia
nghiên cứu tài nguyên và môi trường biển nhận định: Theo phương án đưa ra,
tuy chưa rõ tọa độ đổ lượng bùn, nhưng đổ ra biển ở vị trí nào đi nữa cũng
không thể tránh được tác hại, bởi phần lớn bùn là lỏng, hạt nhỏ, nên rất dễ
phát tán trong nước. Chỉ tính riêng đảo Cát Bà, việc đổ bùn có thể “khai tử”
bãi giống thủy hải sản tự nhiên có giá trị về loài bậc nhất khu vực phía bắc
và các hệ sinh thái nổi bật toàn cầu tạo nên đặc trưng Cát Bà”.
Những tính toán này đang cho thấy tính
chất “trên giấy” khi thực tế, trên thực địa, từ Cảng Lạch Huyện đến KCN Nam
Đình Vũ chỉ 11km. Căn cứ theo định mức 1776/BXD - VP ngày 16.8.2007 của Bộ
Xây dựng, áp dụng cho đơn giá ở Hải Phòng, chi phí đổ bùn vào biển nam Cát
Hải chỉ khoảng gần 5.500 tỷ đồng, đổ vào KCN Nam Đình Vũ khoảng 6.700 tỷ
đồng, Nam Tràng Cát hơn 7.600 tỷ đồng.
Chênh lệch không quá lớn. Không biết
Cục Hàng hải căn cứ vào đâu để đưa ra con số chênh lệch chi phí đổ bùn giữa
các vị trí lên tới 6.000 tỷ đồng? Sự chênh lệch này cũng rất khó để nói
phương án nào là đắt hơn, so với thiệt hại của sự ô nhiễm nghiêm trọng môi
trường khi bùn được đổ xuống biển.
Cần phải nói thêm, Hải Phòng đang tiến
hành xây dựng đê bao và san lấp KCN Nam Đình Vũ, nếu bùn được đổ không phải
ra biển, sẽ tận dụng được khoảng 36 triệu m3 đất nạo vét san lấp tạo mặt bằng
với diện tích từ 700 - 1.000ha.
Ở Đồ Sơn, để làm sạch môi trường sinh
thái biển, Chính quyền vừa vận động người dân đi sàng từng vốc cát, hớt từng
thìa bùn. Trong khi đó, chẳng hạn với chiều cao san lấp 4m thì 40 triệu m3
bùn sẽ lấp một diện tích 1.000ha, bằng diện tích một quận. Một “quận bùn”
dưới biển, vừa lãng phí, vừa ô nhiễm đến không thể tưởng tượng được. Và vì
thế, không phải chỉ Cát Bà, Đồ Sơn sẽ ngập bùn mà còn ảnh hưởng đến nồi cơm
của những người nuôi trồng thủy sản.
Anh
Đào
|
Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét