Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

09:35
Nói và làm:
Thu nhập Việt Nam, giá cả quốc tếThanks
(VEF.VN) - Thu nhập người dân Việt Nam còn thấp, chất lượng cuộc sống suy giảm do tăng giá và lạm phát. Thế nhưng, rất nhiều loại giá cả ở Việt Nam đang được tính theo cơ sở và mặt bằng của thế giới, còn không ít loại thuế và phí thì thuộc hàng cao nhất thế giới.

Thu nhập trung bình của người Việt Nam còn khoảng cách rất xa so với các nước ASEAN và Trung Quốc. Đây là kết luận từ Đề tài khoa học cấp nhà nước do Đại học Kinh tế quốc dân thực hiện theo yêu cầu của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội.
Các số liệu trích dẫn về thu nhập của Việt Nam và các quốc gia khu vực do Quỹ Tiền tệ quốc tế thực hiện năm 2010. Cho thấy, tính theo tỷ giá hối đoái, GDP đầu người của Việt Nam đã tăng từ mức 114 USD năm 1991 lên 1.061 USD năm 2010. Trong khi đó, GDP đầu người của Trung Quốc tăng từ 353 USD lên 3.915 USD trong khoảng thời gian trên.
Như vậy, thu nhập đầu người của Việt Nam tương đương 32% của Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống còn 27% năm 2010. Mặt khác, tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 706 USD năm 1991 và lên tới 2.948 USD năm 2010. Trong khoảng thời gian đó, con số này của Trung Quốc tăng từ 888 USD lên 6.786 USD. So ra, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam bằng 80% của Trung Quốc năm 1991 đã giảm xuống còn 43% năm 2010.
Bên cạnh đó, so với các quốc gia ASEAN khác, dù thu nhập của người Việt Nam đã dần được thu hẹp trong 20 năm qua, khoảng cách vẫn còn rất lớn ở vào thời điểm hiện tại. GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo PPP chưa bằng 1/2 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/5 của Thái Lan, 1/10 của Malaysia năm 1991. Con số này đã vượt qua mức 3/4, 1/3 và 1/5 của các nước trên sau gần 20 năm.
Theo nhận xét của các chuyen gia, đây là những chỉ số còn thấp xa so với mức bình quân chung của khu vực, của châu Á và thế giới. Thậm chí chất lượng sống của người Việt Nam đang bị suy giảm khi và có nguy cơ tụt lại phía sau so với các nước. Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.
Đây thực sự là những con số đáng suy nghĩ và có thể sẽ đáng ngại hơn khi lạm phát gia tăng liên tục, giá cả tăng lên trong khi các dịch vụ ngày càng đắt đỏ, người dân phải chịu rất nhiều tốn kém khác do các tệ nạn nhũng nhiễu và phức tạp, chất lượng kém của hệ thống hành chính và dịch vụ công.
Việt Nam có thu nhập thấp, điều đó cũng không có gì mới và dễ hiểu trên thực tế còn nhiều khó khăn của cả nước. Tuy nhiên, từ đây lại đang lộ ra những điều bất cập, là khi thu nhập và chất lượng sống thấp thì các giá cả hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam đang được tính toán và so sánh nhằm hướng tới "hội nhập" với giá cả thế giới.
Mỗi lần tăng giá xăng, các DN xăng dầu và cơ quan quản lý đều tỏ ra có lý khi lấy cơ sở từ giá xăng đâu thành phẩm thế giới tăng. Đó là lý do không thể từ chối vì Việt Nam nhập khẩu nhập khẩu gần như 100% xăng dầu thành phầm. Con số đó đã giảm được khoảng 1/3 khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động nhưng rõ ràng Việt Nam chưa thể thoát khỏi chi phối của giá thế giới.
Chấp nhận giá xăng tăng cao và biến động theo giá thế giới nhưng không phải không có lý do khi nhiều người đã từng đặt câu hỏi, mỗi năm chúng ta khai thác và xuất khẩu hàng chục triệu tấn dầu thô cũng theo giá thế giới, Vậy nguồn lợi từ tài nguyên quốc gia mỗi năm xuất khẩu hàng tỷ USD đó có đóng góp gì trong việc ổn định giá xăng dầu. Bên cạnh đó, câu chuyện giá gas cũng được đặt rất nhiều câu hỏi.
Còn đối với điện, mỗi lần tăng giá thì các cơ quan quản lý và EVN đều nếu ra những con số thua lỗ vì giá thấp hơn giá thế giới. Đi kèm với những đề xuất tăng giá, luôn có những mức giá thế giới để so sánh như để nhấn mạnh cho rằng những bất cập của ngành điện dường như đều bắt nguồn việc giá Việt Nam chưa bằng được giá thế giới.
Như và như thế, dường như có một bất cập lớn nếu so sánh giữa thu nhập của người dân Việt Nam còn thấp xa so với các nước trong khu vực và thế giới; trong khi đó, giá cả những mặt hàng quan trọng luôn lấy giá thế giới để làm chuẩn để hướng tới và "hội nhập".
Không chỉ có giá cả những mặt hàng xăng dầu và điện mà giá cả nhiều mặt hàng, dịch vụ khác mỗi khi có điều chỉnh thì như một thói quen, các đơn vị cũng cấp và cơ quan quản lý luôn có một có sở so sánh là giá cả các nước xung quanh Việt Nam và thường là những nước phát triển cao hơn và từ đó đều có chung một hướng đề xuất là tăng lên theo xu hướng giá cả thị trường, tiệm cận với mức giá thế giới.
Thế nhưng, trong các tính toán đó, những cơ sở như thu nhập, lạm phát, sức chịu đựng của người dân... dường như chưa được tính toán một cách sát với thực tế nhất. Đặc biệt, việc tăng giá thì đòi bằng được nhưng những cam kết về chất lượng lại thường lại bị bỏ quên.
Hiện nay, vấn đề phí đường bộ và phí lưu hành phương tiện cũng đang gây ra nhiều lo lắng cho người dân. Có rất nhiều vấn đề được đặt ra nhưng quan trọng nhất là người dân vẫn muốn được giải thích rõ về cơ sở của việc thu phí, mức phí thu và những cam kết cải thiện chất lượng hạ tầng và dịch vụ giao thông khi phải gánh thêm phí quá nhiều trên mỗi phương tiện.
Và một đòi hỏi chính đáng là việc sử dụng ô tô là quyền của người dân, đố cũng là một biểu hiện của nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên ngày càng ấm no và giàu có. Việt Nam còn ít ô tô là một biểu hiện cho thấy đời sống còn nhiều khó khăn, vậy việc đánh thuế hàng chục triệu đồng trên mỗi chiếc xa mà người dân phải tích cóp để mua liệu đã hợp lý.
Bên cạnh đó, dự thảo sửa đổi thuế thu nhập cá nhân mới đây cũng dựa trên mức lương và thu nhập của quy định nhà nước và thu nhập dự báo của người dân để đánh thuế. Điều này đã gặp phải nhiều ý kiến phản biện về sự bất hợp lý vì người dân còn nhiều khó khăn, thu nhập chưa đủ chi tiêu đã phải chịu đóng thuế với mức khá cao. Trong khi, những con số về thu nhập để tính toán thu thuế vốn đã là thấp so với thực tế ở Việt Nam và chắc chắn sẽ còn thấp so với mặt bằng khu vực... thì xem ra, đề xuất này chưa được thuận lòng người dân cũng là một điều dễ hiểu.
Với thực tế trên, người dân có lý khi cho rằng, những điều chỉnh giá cả, thuế và phí như đã diễn ra và đề xuất hiện nay... đang quá sức và tận thu người dân. Những con số chênh lệch quá lớn trên đây chưa thể hiện hiện hết những khó khăn thực tế mà người dân gánh chịu trong cuộc sống hàng ngày. Và từ đó, mong các DN và nhà quản lý hiểu hơn mỗi khi tăng giá.
Lê Khắc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét