07:19
TS Nguyễn Minh Phong (Viện
Nghiên cứu KTXH Hà Nội):
“Doanh nghiệp xăng
dầu đang được độc quyền kép”
(Dân
Việt) - 6 triệu người lao động chưa kịp vui với đồng lương sắp được tăng vào
1.5 thì đã phải thất vọng vì quyết định tăng giá xăng. Chuyên gia kinh tế -
TS Nguyễn Minh Phong “mổ xẻ” về vấn đề này.
Trong hơn 1 tháng qua, xăng dầu
đã 2 lần tăng giá với tổng mức tăng 3.000 đồng/lít. Ông bình luận thế nào về
vấn đề này?
- Ở đây là câu chuyện lợi ích nhóm.
Nhưng để làm rõ được vấn đề này lại rất khó, vì khó tìm bằng chứng. Người
tiêu dùng thì không có lời giải thích nào khác ngoài thông tin đơn vị kinh
doanh đang lỗ nặng bất chấp giá thế giới lên hay xuống.
Từ năm 2009, các cơ quan quản lý
đã tuyên bố sẽ trả giá xăng dầu cho cơ chế thị trường. Nhưng đến nay chúng ta
vẫn loay hoay giữa thị trường và phi thị trường?
- Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang
yêu cầu được tự do định giá theo thị trường, trong khi chưa có cạnh tranh đầy
đủ trên thị trường. Sự minh bạch về giá xăng là dấu hỏi đậm, còn bỏ ngỏ trong
nhận thức chung của xã hội.
Các thông tin giải trình và phương án
tăng giá xăng dầu đều mang tính áp đặt một chiều: Doanh nghiệp lỗ. Còn vì sao
lỗ cũng quy định trong kinh doanh lại chưa thật chặt chẽ.
Quản lý giá chỉ là thước đo biểu hiện
ảnh hưởng uy tín, cũng như hiệu lực của Nhà nước đối với các vấn đề về kinh
tế- xã hội. Người dân nhìn vào giá, cơ chế quản lý có thể thấy được sự minh
bạch, lành mạnh trong thị trường hay không.
Câu chuyện lỗ lãi trong kinh
doanh xăng dầu được đề cập tới nhiều lần nhưng vẫn chưa đến hồi kết. Theo ông,
nút thắt để giải quyết vấn đề này có phải chỉ nằm ở câu chuyện công khai,
minh bạch hay còn ở vấn đề gì?
- Nút thắt là ở chỗ chỉ có giá thị
trường khi có cạnh tranh và kiểm soát cạnh tranh thị trường lành mạnh. Khi
chưa có cạnh tranh thị trường mà cho phép các doanh nghiệp tự định giá là
biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp, cục bộ, là mang lại lợi
ích độc quyền kép cho doanh nghiệp độc quyền, vì vừa không phải cạnh tranh
thị trường, vừa được làm giá độc quyền.
Vì vậy, cần quan tâm đúng mức và sớm
hoàn thiện cơ chế quản lý giá, sự tuân thủ các quy luật, nguyên tắc, quy
trình thị trường, các cam kết hội nhập quốc tế và thông lệ thế giới để giải
quyết các bài toán đặt ra trong ngành xăng dầu.
Giá sàn chuẩn sẽ là mức giá bán tối
thiểu để doanh nghiệp kinh doanh không thể bị lỗ khiến ngân sách nhà nước
(NSNN) phải bù như bấy lâu nay. Giá trần chuẩn = giá sàn + phần mềm gồm: Các
khoản lãi định mức của doanh nghiệp kinh doanh điện và xăng dầu, cũng như các
nghĩa vụ tài chính đối với NSNN và các khoản thu khác cho Nhà nước (như thuế,
phí, và các khoản thu đặc biệt khác cho NSNN), do Nhà nước quy định và linh
hoạt điều chỉnh cho từng thời điểm, đối tượng cụ thể, và buộc doanh nghiệp
kinh doanh xăng dầu phải tuân thủ nghiêm ngặt…
“Khi chưa có cạnh tranh thị trường mà
cho phép các doanh nghiệp tự định giá là biến độc quyền Nhà nước thành độc
quyền doanh nghiệp, cục bộ, là mang lại lợi ích độc quyền kép cho doanh
nghiệp độc quyền”.
Theo ông, với hai lần tăng giá
xăng dầu liên tiếp thời gian gần đây sẽ tác động thế nào tới mặt bằng giá cả,
đặc biệt là đối với giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu?
- Giá xăng dầu có ảnh hưởng mạnh trực
tiếp và gián tiếp đến lạm phát ở Việt
Vì đều là “yếu tố đầu vào” của nhiều
hoạt động kinh tế và tiêu dùng xã hội, nên các động thái giá xăng dầu có ảnh
hưởng trước hết và trực tiếp tới chi phí sản xuất của hầu hết các ngành và
hoạt động kinh tế có liên quan đến tiêu thụ, dẫn đến sự điều chỉnh tăng chi
phí và giá cả các yếu tố cấu thành hàng hóa - dịch vụ “sản phẩm đầu ra” xã hội, làm tăng giá hầu
hết các mặt hàng hóa và dịch vụ xã hội.
Thêm vào đó khởi động một vòng xoáy lạm
phát đan xen phức tạp bao gồm cả lạm phát giá cả, lạm phát chi phí và lạm
phát tâm lý. Điều này khiến cho mức ảnh hưởng của tăng giá xăng dầu đến lạm
phát thực tế sẽ luôn lớn vượt hơn bất cứ sự tính toán cứng nhắc và dự báo có
tính chất an ủi nào.
Xin cảm ơn ông!
|
Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét