16:05
Phập phù GDP và ổn
định vĩ mô
(VEF.VN) - Tăng trưởng GDP (Gross
Domestic Product - tổng sản phẩm quốc nội) mỗi năm thường được xem là một
thước đo để phán xét nền kinh tế quốc gia có đang tăng trưởng và phát triển tốt
hay không. Thế nhưng chúng ta cần xem xét chi tiết xem mỗi khi GDP tăng
trưởng thì quốc dân đồng bào ta được hưởng các tiến bộ gì?
Bài toán tăng trưởng GDP
GDP có thể tính là tổng của các khoản tiêu dùng, hoặc
tổng của các khoản chi tiêu, hoặc tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế. Về
lý thuyết, dù theo cách tính nào cũng cho kết quả tính GDP như nhau. Nhưng trong
nhiều báo cáo thống kê, lại có sự chênh lệch nhỏ giữa kết quả theo ba cách
tính. Đó là vì có sai số trong thống kê.
Theo cách tính GDP là tổng tiêu dùng, các nhà
kinh tế học đưa ra một công thức như sau:
GDP = C + I + G + NX
Trong đó các kí hiệu:
(Nguồn: Wikipedia)
Nếu nhìn vào công thức tính GDP theo phương pháp trên, thì
tổng sản phẩm quốc nội sẽ phụ thuộc vào tiêu dùng và đầu tư cá nhân cũng như
hộ gia đình hàng năm (C và I); phụ thuộc vào xuất - nhập khẩu quốc gia (NX);
và một thành phần quan trọng trong đó chính là tổng chi tiêu của chính phủ
(G).
Do đó nếu thành phần G được gia tăng thái quá mỗi năm
sẽ mang lại sự gia tăng GDP cho năm đó nhưng còn hiệu
quả thực sự của phần chi tiêu này ra sao thì phải
mổ xẻ thật chi tiết từng khoản tiêu dùng "đầu tư công" này
thì may ra mới hiểu biết và đánh giá được.
Mặc khác, tại các quốc gia phát triển, nơi có hệ thống
quản trị giám sát chi tiêu công chặt chẽ, có nền quản trị hành chánh công
tiên tiến, thì tỉ lệ thất thoát trong đầu tư chi tiêu công rất thấp. Còn tại
các quốc gia đang phát triển thì tỉ lệ thất thoát do tham nhũng, quản lý kém có
thể chiếm tỉ lệ rất cao.
Ví dụ cho trường hợp này là các chi phí để
làm một kilomet chiều dài đường ở nước ta luôn cao hơn các nước
khác rất nhiều lần và chất lượng đường xá ở ta thì ai cũng thấy là rất mau hư
hỏng, xuống cấp, phải làm đi làm lại rất nhiều lần, gây lãng phí lớn trong
khi chi phí lương lao động ở Việt Nam rẻ hơn nhiều. Đây cũng là bài toán mà
Bộ Giao Thông Vận Tải cần giải gấp hơn là giải pháp tăng thu các loại phí lưu
thông phương tiện xe cá nhân!
Ví dụ khác là chỉ số ICOR ở
Việt Nam trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước (DNNN), vốn sử dụng
nguồn vốn công, là rất cao, thậm chí lên tới tám đồng đầu tư cho một đồng gia
tăng biên tế, trong khi các lĩnh vực khác chỉ khoảng ít hơn một nửa.
Cho tới nay, Việt
Do vậy, chúng ta không nên quá vui mừng khi thấy GDP tăng
5% hay 7%/năm mà phải nhìn sâu vào cấu trúc tăng trưởng đang nằm ở đâu.
Giải pháp nào khả dĩ?
Đây cũng chính là cấu trúc của một nền kinh tế quốc gia
hay các yếu tố ổn định vĩ mô của một nền kinh tế trong hệ thống kinh
tế đang vận động ở qui mô toàn cầu và một thế giới mở, rất liên thông và
phụ thuộc lẫn nhau, kể cả các định chế và các nền chính trị và kinh
doanh có qui mô toàn cầu.
Một số quốc gia quá chú trọng phát triển
dựa vào xuất khẩu ra nước ngoài mà không chú
ý thị trường trong nước, tiêu dùng trong nước thì dẫu cho GDP
có tăng trưởng thì chất lượng đời sống người dân trong nước chưa
chắc đã cải thiện. Ví dụ cho trường hợp này có thể là Nhật Bản, một quốc
gia xuất khẩu lớn nhưng có chất lượng hàng hóa cho thị trường trong nước Nhật
thậm chí cao hơn hoặc ngang bằng hàng xuất khẩu (ai cũng biết tivi và máy móc
nội địa của Nhật có chất lượng rất tốt)! Còn tại Việt
Thêm vào đó, nếu tăng trưởng GDP quá phụ
thuộc vào tăng trưởng đầu tư công, thường rất kém hiệu quả, thì có khi
thực chất là đang mang thêm nợ mỗi năm và chúng ta đang ăn vào
tài nguyên của các thế hệ con em trong tương lai.
Các bội chi ngân sách hay chi tiêu công quá liều,
thiếu hiệu quả sẽ phải đẩy gánh nặng chi trả cho năm sau, đồng
thời tạo ra sự chèn lấn, xâm thực cơ hội của các đầu
tư tư nhân và nước ngoài thường có hiệu quả cao khác.
Điều này còn là lý do trọng yếu gây ra tích lũy lạm phát
và tỉ lệ lạm phát rất cao tại nước ta như tình hình hiện nay. Chỉ cần vài dự
án chi tiêu công lớn bị thất thoát, mất mát tiền hàng ngàn tỉ VND hoặc vài tỉ
USD thì đã đủ làm ảnh hưởng lớn tới % lạm phát của cả quốc gia vì cả nước sẽ
phải cùng nhau gánh trả món nợ này, đồng tiền VND cũng vì đó mà mất giá thêm.
Bài toán chống lạm phát cao do chi tiêu công kém hiệu
quả thường là phải mổ xẻ nguyên nhân chủ yếu từ yếu tố
'chi tiêu công" (G). Nếu cứ để mức bội chi ngân sách cho chi tiêu công 5
- 7 % thì yếu tố tăng trưởng GDP khoảng 7 - 8%/năm cũng chưa chắc có một ý
nghĩa nào.
Trong một động thái khác của các nhà quản lý Ngân
hàng nhà nước Việt Nam thì lãi suất ngân hàng Việt Nam luôn được duy trì ở
mức rất cao, trong thời gian kéo dài ít nhất từ 2008 đến nay, kể cả lãi suất
huy động vốn lẫn cho vay có thể là một giải pháp rất mạo hiểm vì đang chống
lạm phát bằng cách cho một liều thuốc chung cho mọi thành phần kinh tế!
Nếu lãi suất cao có tác dụng ngăn ngừa dòng vốn
giá rẻ cho các đầu tư công, chi tiêu công (G) kém hiệu quả, có
tác dụng kiềm chế lạm phát, thì cũng chính lãi suất cao này đang giết chết
các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đang tuổi ăn
tuổi lớn (các yếu tố C và I)!
Lượng hàng tồn kho nguyên vật liệu gia tăng trong khi đầu
ra tiêu thụ đang suy giảm dẫn tới đình đốn sản xuất kinh doanh
là chuyện khó tránh khỏi. Vấn đề doanh nghiệp phải giải thể,
phá sản, người lao động thất nghiệp nhiều, hay các doanh nghiệp kêu cứu
và kiến nghị nhà nước có những giải pháp giúp đỡ
chỉ là hệ lụy của các giải pháp thắt chặt tiền tệ theo
kiểu "may một cỡ áo cho tất cả mọi người" này!
Nhanh chóng đưa lãi suất về với tình hình cung - cầu
của qui luật thị trường, tránh các chính sách can thiệp duy ý chí,
chạy theo lợi ích nhóm.
Tháo gỡ nút thắt lãi suất cho thành phần kinh tế
tư nhân, đồng thời tránh tình trạng khi hạ lãi suất cho vay, thì các ông
lớn DNNN hoặc các doanh nghiệp thân hữu, nhảy vào hưởng lợi lãi suất thấp và
đầu tư công, chi tiêu công trực tiếp hay gián tiếp tiếp tục tăng trở lại, còn
thành phần DNVVN thì không tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ nào như các trường
hợp chính sách hỗ trợ lãi suất ưu đãi 4% cho doanh nghiệp vào năm 2008-2009!
Mức độ hạ lãi suất thế nào thì cần có tầm
nhìn so sánh lợi thế cạnh tranh trong chi phí sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp Việt
Muốn ổn định kinh tế vĩ mô thì các yếu tố
kinh tế vĩ mô cần phải được giữ cho một nền tảng ổn định và tạo điều kiện cơ
hội để phát triển. Thành phần kinh tế nào năng động, phát triển nhanh, mạnh,
phù hợp qui luật thị trường cần phải được tiếp sức, hỗ trợ. Thành phần kinh
tế nào chậm phát triển, là chướng ngại và rào cản cho động lực phát triển đất
nước cần phải được nhanh chóng thay đổi, hoặc mạnh dạn loại bỏ!
Tương tự như vậy, muốn tăng trưởng GDP một cách
lành mạnh cần phải tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát
triển. Cắt giảm bội chi ngân sách, cắt giảm đầu tư công kém hiệu quả, đổi mới
khu vực DNNN, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các DNNN mà hiện tại dường như
đang chững lại do khái niệm "DNNN là chủ đạo của nền kinh tế Việt
Nam" với các lý giải chưa có tiền lệ và chưa được thuyết phục đối với cả
thực tiễn và lý thuyết kinh tế học trên thế giới.
Cần làm rõ DNNN là chủ đạo trong lĩnh vực
nào hay trong mọi lĩnh vực? Hạn chế và khuyến khích DNNN việc gì, lĩnh vực
nào nên và không nên làm? Điều này không quá khó nếu chúng ta chịu học các
bài học của các quốc gia tiên tiến đã đi trước nhiều chục năm.
Ngược lại, chúng ta sẽ phải mãi loay hoay với các chu
kỳ tích lũy lạm phát 5 - 7 năm, bùng nổ lạm phát cao thuộc loại nhất thế
giới, chống lạm phát bằng chính sách tiền tệ duy ý chí, bảo vệ lợi ích nhóm,
nâng lãi suất rất cao để kiểm soát dòng tiền - hàng, doanh nghiệp kiệt quệ vì
không phân biệt thành phần kinh tế và bị buộc phải uống cùng một liều thuốc
đắng, nền kinh tế rơi vào cảnh đình lạm, doanh nghiệp giải thể, phá sản và
thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội trên diện rộng.
Chúng ta cần phân biệt ai bị bệnh gì và ai phải
uống thuốc gì!
Cảnh Thái
|
Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét