11:01
Cái gốc
của nợ công
TuaVietNamnet - Đầu tư công chưa hiệu quả là
nguồn gốc lớn nhất làm tăng nợ công.
Ở nước ta hiện có 194 khu công nghiệp với tổng diện tích
gần 46.600 ha, cùng với 1.643 cụm công nghiệp với gần 73.000 ha do Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch đến năm 2020. Với tỷ lệ lấp đầy diện
tích các khu công nghiệp hiện đạt 50-60% thì cần ít nhất 10-15 năm nữa và số vốn
đầu tư cần ít nhất là 50 tỷ USD để lấp đầy 100% diện tích hiện có.
Chính phủ cũng đã phê duyệt 15 dự án khu kinh tế ven biển
với tổng diện tích 662 nghìn ha (2% diện tích tự nhiên của Việt
Năm 2011, cả nước thực hiện xiết chặt đầu tư công theo
tinh thần Nghị quyết 11/CP, nhưng vẫn "lọt lưới" 333 dự án mới sai
đối tượng, không thuộc danh mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ mà vẫn được
khởi công...Nhìn tổng quát, tốc độ tăng đầu tư công trong mười năm qua cao hơn
tốc độ tăng trưởng GDP. Khu vực DNNN (doanh nghiệp nhà nước) được hưởng nhiều
nguồn lợi nhất và chiếm tỷ trọng đầu tư xã hội cao nhất lại có hiệu quả đầu
tư thấp nhất.
Đầu tư công cao và kém hiệu quả trong
bối cảnh tiết kiệm của Việt
Theo ông Deepak Mishra - kinh tế trưởng ngân hàng Thế giới
(WB) hiện các DNNN chiếm tới 60% tín dụng của các ngân hàng, các tổ chức tín
dụng. Đặc biệt, mức nợ của các DNNN đang chiếm tới 70% nợ xấu của các ngân hàng.
Theo Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, tính đến hết tháng 8.2011, nợ xấu
toàn ngành ngân hàng ở mức trên 76.000 tỉ đồng và đang có xu hướng tăng.
Trong đó, các tổ chức tín dụng có nguy cơ mất trắng khoảng 37.000 tỉ đồng (số
này thuộc nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn).
Một số đơn vị có nhiều nợ xấu tăng là các ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam Thương Tín, Đệ Nhất, công ty tài chính Dầu khí, ngân
hàng liên doanh Việt Thái, ngân hàng United Overseas Bank... Nợ xấu của một số
ngân hàng cao hơn mức bình quân của toàn ngành là 3,21%/tổng dư nợ. Trong đó,
nợ xấu của Agribank là 6,67%, Vietcombank là 3,47%. Báo cáo của Đảng uỷ khối
doanh nghiệp Trung ương mới đây cho thấy, tập đoàn Điện lực hiện nợ gần 8.000
tỉ đồng; Tổng công ty Xăng dầu khoảng 1.500 tỉ đồng, tổng công ty Hàng hải nợ
hơn 600 tỉ đồng ...
Điều đáng quan tâm là trong lúc nợ xấu ngân hàng
tăng nhanh thì việc mua bán nợ xấu theo quyết định 59/2006/QĐ-NHNN chưa đáp
ứng nhu cầu, có nhiều công đoạn và mất rất nhiều thời gian. Khi doanh nghiệp mất
khả năng trả nợ, việc giải chấp các tài sản đảm bảo cũng không đơn giản. Vì
thế, các định chế nước ngoài rất ít hoặc chưa muốn tham gia vào lĩnh vực này
do e ngại rủi ro mua tài sản rồi về sau không bán được.
Thực tế này không chỉ gây khó cho các ngân hàng mà nó còn
là một dấu hiệu đáng lo ngại cho cả nền kinh tế. Bởi lẽ nợ xấu của hệ thống
ngân hàng tăng lên, tín nhiệm quốc gia giảm xuống, định hạn của các tổ chức tín
dụng Việt Nam hạ xuống sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh Việt Nam trên thế
giới.
Bên cạnh đó, việc xử lý nợ và tài sản công cần thu hồi
trong khu vực DNNN trên thực tế chậm và kéo dài. Hiện tại, việc mua và
xử lý nợ công tại Việt Nam chủ yếu dựa vào công ty Mua bán nợ và tài sản tồn
đọng của doanh nghiệp (DATC) - công ty 100% vốn nhà nước thuộc bộ Tài chính,
được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ yếu là giải quyết nợ và tài sản tồn đọng của
DNNN, hỗ trợ thúc đẩy quá trình sắp xếp, chuyển đổi sở hữu DNNN.
Tổng giá trị nợ và tài sản (bị loại khi xác định giá trị
doanh nghiệp để cổ phần hoá) từ các DNNN mà DATC đã tiếp nhận tính theo giá
trị sổ sách là 3.033 tỉ đồng, trong đó nợ là 1.314 tỉ đồng, tài sản là 1.719
tỉ đồng. Sau khi tiếp nhận, đối với các khoản nợ, hiện DATC mới chỉ thu hồi
được 12,6 tỉ/556,2 tỉ đồng, chiếm 2,2% số nợ có đủ hồ sơ. Số nợ không đủ hồ
sơ, không có khả năng thu hồi vẫn chưa có giải pháp xử lý dứt điểm. Đối với
tài sản, DATC đã xử lý tài sản các doanh nghiệp bàn giao, thu hồi được 363 tỉ
đồng, bằng 22% giá trị trên số kế toán; xử lý tài sản bị mất, thiếu hụt, thu
hồi được 295 triệu/12,7 tỉ đồng.
Hơn nữa, với 3/4 số vốn nhà nước cấp cho DATC chưa được sử
dụng vào hoạt động kinh doanh, mà gửi vào ngân hàng là một sự lãng phí rất
lớn (tổng số vốn đầu tư của DATC hiện nay là 641 tỉ đồng, trong đó chuyển nợ thành
vốn góp là 382 tỉ đồng, đầu tư trực tiếp bằng tiền là 259 tỉ tại 12 doanh
nghiệp). Trong khi vốn đầu tư chưa được sử dụng triệt để, thì các hoạt
động đầu tư và cung cấp dịch vụ, tư vấn là một phần trong hoạt động kinh
doanh của DATC lại chậm được triển khai hoặc chưa triển khai.
TS Nguyễn Minh
Phong
|
Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét