Chính
phủ tính toán tăng lương sau 1/1/2021
Cập nhật lúc 15:34
Chia sẻ với báo chí bên lề QH vào cuối tuần qua, Bộ trưởng
Tài chính Đinh Tiến Dũng nhìn nhận ngân sách năm nay rất khó khăn do cú sốc
Covid-19.
Tuy nhiên ông
cũng lạc quan: “Với kinh nghiệm 8 năm làm Bộ trưởng Tài chính của tôi, năm
nay chưa thể khó như giai đoạn 2012 - 2013 - 2014 được”.
Tư lệnh ngành
Tài chính kể, lúc đó, ngân sách hầu như không còn gì, năm nay tuy bị sốc như
thế, nhưng mấy năm rồi, ngân sách đã có dự phòng, dự trữ và chủ động được các
giải pháp từ an sinh xã hội đến chính sách tài khoá.
Thêm vào đó,
kịch bản điều hành đã có, hụt thu bao nhiêu thì phụ thuộc vào tăng trưởng.
Nếu tăng trưởng 6,8% thì cân đối ngân sách nhà nước gồm có thu, chi, bội chi,
nợ công đều theo mức đó.
“Bây giờ tăng
trưởng không đạt như kỳ vọng, về nguyên tắc ngân sách nhà nước phải cắt chi.
Nhưng có một số khoản rất khó cắt như an sinh xã hội, đặc biệt là đầu tư
không những không thể cắt được mà còn đang phải thúc đẩy giải ngân cho tăng
trưởng trung dài hạn tới đây”, Bộ trưởng phân tích.
Theo ông, mức
tăng trưởng GDP 6,8% là không thể thực hiện được trong bối cảnh hiện nay,
nhưng phải phấn đấu cao nhất trên dưới 5%.
“Với mức này
thì dự tính 2020 có thể phải tăng bội chi lên khoảng 70.000 - 80.000 tỷ đồng.
Nhưng bội chi không phải để chi thường xuyên, mà chỉ để đầu tư. Vì thế, giải
ngân đầu tư công rất quan trọng, nếu không giải ngân được chưa chắc bội chi
đã tăng lên đâu”, ông Dũng nói.
Bộ trưởng Tài
chính thông tin, năm nay tổng vốn đầu tư công xấp xỉ 700.000 tỷ đồng. Vì vậy
điểm mấu chốt nhất là phải tập trung vào giải ngân khoảng tiền này. Vì giải
ngân được thì thúc đẩy tăng trưởng, tăng thu ngân sách.
Nói về việc Thủ
tướng đề nghị hoãn tăng lương cơ sở, Bộ trưởng Tài chính cho biết, theo lộ
trình từ 1/7 tăng lương 7% (từ 1,49 triệu đồng lên 1,6 triệu đồng) nhưng
Chính phủ đang tính lùi đến 1/1/2021. Sau đó sẽ tính toán việc tăng lương cơ
sở trở lại.
“Đây là việc
giảm chi thường xuyên, nằm trong chủ trương thắt chặt chi tiêu, nhưng ý nghĩa
rất quan trọng là chia sẻ với các lực lượng khác trong xã hội, đặc biệt là
người dân, người lao động”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Ông phân tích, lương tăng chỉ cho
người đang đi làm, người nghỉ hưu, đang hưởng chế độ nhà nước, còn lại lực
lượng lao động khác như nông dân thì không được tăng. Vì vậy việc hoãn tăng
lương để dùng phần ngân sách này chia sẻ cho những người có hoàn cảnh khó
khăn là rất hợp lý.
Cắt giảm tiếp khoảng 70% kinh
phí công tác phí, hội họp
Bộ Tài chính
cũng kiến nghị cắt giảm tiếp khoảng 70% kinh phí công tác phí, hội họp, thêm
10% chi thường xuyên ngoài phần đã tiết kiệm từ trước đến nay.
“Tiết kiệm chi
là cần thiết, nhưng gốc của ngân sách là tăng trưởng kinh tế, nên vấn đề
trước mắt cũng như lâu dài là phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó
khăn cho sản xuất, kinh doanh”, Bộ trưởng tài chính nhấn mạnh.
Ông Dũng cũng
chia sẻ thêm, ngoài gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng, mới đây, UB Thường vụ QH đã
đồng ý nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân lên mức
11 triệu đồng/tháng, tương ứng cho mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu
đồng/tháng (tăng tương ứng các mức thêm 23,2%).
Tới đây, Chính
phủ sẽ trình QH giảm 30% thuế thu nhập DN cho DN nhỏ và siêu nhỏ. Rất nhiều
phí, lệ phí được giảm, Bộ Tài chính đã ký hơn 10 thông tư giảm phí, lệ phí.
“Chúng tôi cũng
yêu cầu các địa phương phải giảm phí và lệ phí. Tôi cũng nhắc TP Hải Phòng
tới đây đưa ra HĐND giảm phí hạ tầng... Miễn, giảm, giãn thuế, phí sẽ góp
phần tạo được động lực tăng trưởng thời gian tới.
Nhưng tôi vẫn
muốn nhấn mạnh là hơn lúc nào hết lúc này tập trung vào làm các dự án hạ
tầng. Còn mở rộng thị trường thì có khuôn khổ pháp lý rồi nhưng có tiêu thụ
được hay không còn tuỳ thuộc vào các đối tác nước ngoài trong việc chống dịch
Covid-19”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói.
(Theo VietNamNet) Thu Hằng
|
Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét