Biến
tướng dịch vụ đòi nợ: Bất an xã hội
Cập nhật lúc 09:49
Để đòi tiền, các tổ chức tín dụng đen không từ thủ đoạn
khủng bố tinh thần con nợ cũng như người nhà, thậm chí người quen, bạn bè của
con nợ cũng bị nã điện thoại ngày đêm kèm những lời đe nẹt, chửi bới. Dịch vụ
đòi nợ thuê được cấp phép cũng đang có biến tướng, gây bất an cho xã hội.
Xông vào đám
tang kề dao, bắt cóc con nợ
Cách đây ít ngày, Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) tạm giữ hình sự Nguyễn Thị Thúy (SN 1992), Trần Long An (SN 1989, chồng Thúy) và Sái Văn Hoàn (SN 1994), cùng trú tại huyện Đông Anh để điều tra hành vi bắt giữ người trái pháp luật. Trước đó, chị N.T.Q, trú tại quận Nam Từ Liêm có nhờ bạn trai là anh H vay của Thúy số tiền 180 triệu đồng để làm ăn. Sau đó, lãi mẹ đẻ lãi con, chị Q không có khả năng trả nợ nên khất hẹn Thúy nhiều lần. Đến chiều 25/5, vợ chồng Thúy “kéo” thêm hai “tay chân” đến nhà chị Q ở Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm để đòi nợ.
Sau đó, các
đối tượng đánh đập, ép chị Q cùng anh H lên xe taxi đi đến quán cà phê ở xã
Kim Chung, Đông Anh. Tại đây, các đối tượng tiếp tục đánh và ép chị Q viết
giấy vay nợ 295 triệu đồng rồi bắt chị Q gọi điện cho người nhà mang tiền đến
trả nợ cho Thúy.
Băng
nhóm xã hội đen do Vũ "bông hồng" cầm đầu chuyên tổ chức cờ bạc,
cho vay lãi nặng, đòi nợ vừa bị Cục CSHS-Bộ Công an triệt phá
Cũng vì chậm trả nợ, anh N.H.T. (26 tuổi, ở huyện Trảng Bom, Đồng Nai) đã bị Nguyễn Thị Cẩm Lan (39 tuổi, ở huyện Trảng Bom) kéo theo đàn em kề dao vào cổ lôi đi khi anh này đang dự một đám tang gần nhà. Quá trình bị “áp giải”, lợi dụng sơ hở anh T vùng bỏ chạy, song đã bị các đối tượng bắt lại, thay nhau đánh đập, rồi dùng dây trói đưa lên taxi chở đến khu vực vắng người qua lại để đánh tiếp. Tại đây, Lan ra lệnh cho đàn em ép anh T gọi điện về cho bố đẻ mang 45 triệu đồng trả mới được thả. Không dừng lại, nhóm đối tượng còn ép anh T ký tên vào giấy nợ 55 triệu đồng. Sau khi lấy được tiền từ gia đình anh T, Lan trả công cho 6 đối tượng tham gia bắt cóc, đánh đập con nợ 1 triệu đồng/người.
Không nợ cũng bị đòi
Phản ánh tới Báo Tiền Phong, chị Trần Thu Trang (quận Cầu Giấy, Hà Nội)
cho hay, chị từng bị “tra tấn điện thoại” vì một người bạn học hơn 20 năm chưa
gặp lại vay tiền tín dụng đen.
“Một số điện thoại lạ gọi đến cho tôi, ở đầu dây biên kia - người đàn ông lên
giọng: “Mày bảo thằng Tuấn bạn mày trả nợ tao ngay!”. Lục trí nhớ chị có duy
nhất một người bạn học cấp 2 tên Tuấn, nhưng gần 20 năm chưa gặp lại, chị
Trang liền trả lời “anh nhầm máy rồi”. Ngay sau khi chị Trang dập máy và chặn
số điện thoại, đối tượng lại dùng số điện thoại khác để gọi cả ngày lẫn đêm.
Bị “khủng bố”, chị Trang đành phải tắt máy điện thoại nhiều ngày để yên thân.
Còn chị H.N cho biết, bố mẹ đẻ của chị phải bỏ lại nhà cửa ở Hà Nội để vào TP HCM lánh nạn vì gia đình liên tục bị ném chất bẩn bởi khoản nợ của chồng cũ chị gái. “Lúc đầu, gia đình tôi nghĩ rằng bị “khủng bố” nhầm nhưng sau đó có người gọi điện thoại đòi khoản nợ của chồng cũ chị gái tôi, khi bố tôi trả lời “ai vay người đó trả” thì những ngày liên tiếp bị các đối tượng bịt mặt đạp cửa, ném chất bẩn vào nhà” - chị N. kể. Sau đó, gia đình chị trình báo công an nhưng do các đối tượng bịt mặt, che biển số xe máy nên việc điều tra rơi vào ngõ cụt.
Lãi suất “cắt cổ”: 1.600%/năm
Mới đây nhất, Cục CSHS - Bộ Công an phối hợp với Công an TPHCM triệt phá một ổ nhóm tín dụng đen, cho vay lãi nặng thông qua ứng dụng vay tiền trực tuyến “Vaytocdo”, “Moreloan”, “VD online”.
Trong vụ án
này, các đối tượng đã cho người dân vay với lãi suất “cắt cổ” 1.600 %/ năm;
tất cả các giao dịch của người vay và người cho vay tiền đều được thực hiện
thông qua mạng internet và điện thoại di động. Cơ quan công an xác định, từ
tháng 4/2019 đến khi bị phát hiện, ngăn chặn, xử lý, đã có khoảng 60.000 giao
dịch vay tiền qua 3 ứng dụng nói trên; với tổng số tiền các đối tượng cho vay
vào khoảng 100 tỷ đồng.
Đáng chú ý,
khi người vay không trả nợ đúng hạn, các đối tượng trong đường dây này sẽ gọi
điện cho người thân quen trong danh bạ của người vay tiền để nhục mạ, hạ uy
tín, gây sức ép, buộc người vay tiền phải trả nợ.
Bộ Công an
đánh giá, hoạt động “tín dụng đen” sử dụng công nghệ cao, ẩn dưới dạng cho
vay trực tuyến, với lãi suất rất cao này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả người
vay và người cho vay. Trước sự biến tướng của loại tội phạm cho vay tín dụng
đen, Bộ Công an yêu cầu các đơn vị nghiệp vụ và công an địa phương cần tập
trung ngăn chặn trong thời gian tới.
Hiện cả nước có 115 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự với 1.076 người làm nghề này. Riêng năm 2019 đã xử lý vi phạm 48 doanh nghiệp, thu hồi 8 giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự và khởi tố 573 vụ với 1.136 bị can, xử phạt 719 vụ với 1.040 đối tượng. Sau 3 năm triển khai Chuyên đề 231 về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” trên địa bàn thành phố Hà Nội, Công an Hà Nội đã phát hiện trên 1.000 vụ việc có liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, trong đó đã xử lý hình sự đối với 166 vụ, 474 bị can. Đồng thời ngăn chặn 760 vụ việc các đối tượng đổ chất bẩn, chất thải để uy hiếp tinh thần người vay, được xác định có mâu thuẫn bắt nguồn từ hoạt động vay, cho vay tài chính, cầm đồ. Mới đây trên một số trang mạng đăng tải hình ảnh một số người ăn mặc trang phục giống như lực lượng đặc nhiệm của Mỹ, trang bị đầy đủ dùi cui, lá chắn, công cụ hỗ trợ, xà beng… đến phá cửa ngôi nhà trên phố Quang Trung (phường Phú La, Hà Đông, Hà Nội) giữa ban ngày, gây phẫn nộ trong cộng đồng mạng. |
Thứ Năm, 11 tháng 6, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét