Dòng chảy ngầm, hàng tỷ USD âm thầm đổ vào Việt Nam
Cập nhật lúc 08:42
Dòng
vốn ngoại chuyển biến nhanh theo hướng tích cực. Sự trở lại của dòng tiền
lớn, nhất là dòng tiền đến từ Hàn Quốc, Thái Lan... chính là chỉ báo Việt Nam
luôn là 1 địa chỉ hấp dẫn.
Dấu hiệu tích cực
Sau nhiều tuần bán ròng mạnh liên tiếp do diễn biến phức
tạp của dịch Covid-19, đầu quý 2/2020, áp lực bán đến từ khối ngoại đã có dấu
hiệu suy giảm. Dòng vốn ngoại có xu hướng trở lại thị trường với một số lĩnh
vực như bất động sản, xây dựng, tài chính...
Một số mã đã được khối ngoại mua vào. Trong phiên giao
dịch 27/4, cổ phiếu Vingroup (VIC) và Vinhomes (VHM) của tỷ phú Phạm Nhật
Vượng được khối ngoại mua vào cho dù giá trị còn thấp. Một số mã khác cũng
được mua ròng như như Sabeco (SAB), Coteccons (CTD), Hòa Phát (HPG),Chứng khoán TP.HCM (HCM), POW,
NT2,...
Trên sàn Upcom, khối ngoại mua ròng với 2 mã chủ yếu là
VEAM (VEA) và LienVietPostBank (LPB).
Trên thị trường OTC, dòng vốn ngoại vẫn tiếp tục đổ vào
Việt Nam bất chấp dịch bệnh ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới. Hồi cuối
tháng 3/2020, một ông chủ người Thái đã bỏ 5 ngàn tỷ đồng để mua công ty Cáp
điện Thịnh Phát (ThiPha Cable) và CTCP Kim loại màu và nhựa Đồng Việt
(Dovina).
Trong tháng 2/2020, theo Nikkei,
Tập đoàn Central Retail của Thái Lan đã công bố thông tin về việc tăng tỷ lệ
sở hữu tại chuỗi điện máy Nguyễn Kim lên trên 81% sau khi đã thâu tóm các
siêu thị BigC và Lan Chi.
Cũng theo Nikkei, trong khi dịch Covid-19 vẫn diễn biến
phức tạp, ông lớn Thái Lan Siam Cement (SCG) tuyên bố sẽ mua lại CTCP Bao bì
Biên Hòa (SVI). SCG liên doanh với nhà sản xuất bìa cứng hàng đầu Nhật Bản -
Rengo để mua vào khoảng 15% tổng tài sản Bao bì Biên Hoà, tương đương con số
chi ra gần 635 tỷ baht (khoảng 500 tỷ đồng).
Tại Việt Nam, "ông lớn" SCG không xa lạ
với nhiều thương vụ M&A lớn nhỏ trong thập kỷ qua, như mua lại công ty
gạch Prime Group, Bao bì Tín Thành, Nhựa Bình Minh hay Tổ hợp hóa dầu Long
Sơn...
Gần đây, Super Energy cũng công bố về thương vụ mua lại
cụm nhà máy điện mặt trời tại Bình Thuận.
Nhóm quỹ thuộc VinaCapital thì mua lượng lớn cổ phiếu PHR
của Công ty CP Cao su Phước Hòa, nâng tỉ lệ sở hữu lên gần 5%. JPMorgan
Vietnam Opportunities Fund thông báo đã chuyển nhượng 2 triệu cổ phiếu Ngân
hàng Quân đội (MBB) cho Vietnam Growth Stock Income Mother Fund, trị giá
khoảng 34 tỷ đồng.
Asian Smaller Companies Fund, Vietnam và Vietnam Growth
Stock Income Mother Fund và Arisaig Asia Consumer Fund cũng vừa nhận chuyển
nhượng 1,7 cổ phiếu MWG của Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động,...
Chứng khoán hấp dẫn vốn ngoại
sau đại dịch
Không chỉ bất động sản, bán lẻ, thực phẩm,... vài năm gần
đây, mảng ngân hàng tài chính cũng có sức hút đặc biệt đối với các NĐT nước
ngoài, nhất là Hàn Quốc, Nhật Bản. Ngay đầu 2020, NHNN đã chấp thuận cho OCB
tăng vốn điều lệ và cổ đông thông qua chào bán 11% cho Ngân hàng Aozora của
Nhật Bản.
Một loạt ngân hàng như SHB, MBBank (MBB), VPBank,
NamABank,... cũng có kế hoạch bán vốn cho nước ngoài.
Đầu tháng 3/2020, MBBank đã nâng room ngoại lên gần 23%
sau khi tiết lộ với Reuters về kế hoạch bán 7,5% vốn cho nhà đầu
tư nước ngoài.
Trong một bản báo cáo vừa công bố, Hiệp hội Tư vấn tài
chính Việt Nam (VFCA) cho rằng, trong dài hạn, dòng vốn ngoại sẽ trở thành
động lực quan trọng góp phần giúp TTCK Việt Nam hồi phục mạnh mẽ, nhất là khi
nền kinh tế trở lại với chu kỳ tăng
trưởng.
Theo VFCA, trong suốt chặng đường phát triển của TTCK Việt
Nam, dòng tiền của khối ngoại được coi là một chỉ dấu quan trọng cho xu hướng
thị trường. Tùy từng thời điểm, dòng tiền này tạo ra lực cung - lực cầu rất
lớn, là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tăng trưởng của giá cổ phiếu nói
riêng, chỉ số chứng khoán cũng như mặt bằng định giá toàn thị trường nói
chung.
Cú sốc Covid-19 đã đảo chiều xu hướng mua ròng mạnh, vốn
đã diễn ra nhiều năm qua. Nó kích hoạt một đợt bán ròng liên tục hàng chục
phiên của khối ngoại trong vài tuần qua. Tuy nhiên, đây là tình trạng chung
trên thế giới và là điều thường thấy vào thời điểm khủng hoảng. Hơn thế,
nguồn tiền rút ra đang có dấu hiệu trở lại và được xem là động lực quan trọng
góp phần giúp VN-Index có những nhịp hồi phục mạnh mẽ khi nền kinh tế trở lại
với chu kỳ tăng trưởng.
Vài năm gần đây, chỉ tính trên thị trường niêm yết, khối
ngoại liên tục mua ròng mạnh cổ phiếu trên TTCK. Trong năm 2017, khối ngoại
mua ròng hơn 29 ngàn tỷ đồng (gần 1,3 tỷ USD), giúp chỉ số VN-Index tăng tới
46,46%. Trong năm 2018, các NĐT nước ngoài mua ròng hơn 44 ngàn tỷ đồng
(khoảng 1,9 tỷ USD), giúp VN-Index lên trên 1.200 điểm.
Đầu năm 2020, khối ngoại mua ròng tích cực trên TTCK và
chỉ số VN-Index cũng đã tiến sát vùng 1.000 điểm trước khi quay đầu giảm mạnh
khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới, gây ra tình trạng bán tháo
trên tất cả các TTCK.
Theo VFCA, áp lực từ khối ngoại là hiển hiện. Tuy vậy,
nhìn rộng ra trong dài hạn, khi nhóm NĐT ngoại trở lại với thị trường lúc
dịch bệnh và nền kinh tế ổn định trở lại thì đây lại là nguồn lực cực kỳ quan
trọng để đưa VN-Index hồi phục về vùng điểm cân bằng.
Việt Nam luôn được xem là nơi hấp dẫn bậc nhất trong nhóm
thị trường cận biên và mới nổi, là một trong số các “điểm đến” của dòng tiền
sau đại dịch, VFCA nhận định.
Thực tế cho thấy, các quỹ đầu tư tài chính luôn chịu áp
lực giải ngân thay vì giữ tiền mặt quá lâu. Do đó, sức bật sẽ mạnh khi nền
kinh tế trở lại với chu kỳ tăng trưởng.
Còn theo Câu lạc bộ Giám đốc Tài chính Việt Nam (VCFO),
Việt Nam coi như đã chiến thắng virus SARS-CoV-2 vì đã tận dụng được “thời
điểm vàng” để ngăn chặn đại dịch. Thắng lợi này giúp Việt Nam có lợi thế lớn
trong cuộc chiến tiếp theo để thu hút vốn FDI cũng như FII. Làn sóng rút khỏi
Trung Quốc có thể sẽ mang tới những lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp cũng như
nền kinh tế Việt.
VCFO khuyến nghị, Việt Nam cần tạo ra các cơ chế, chính
sách thuận lợi để thu hút FDI. Với FII, nên nới room đầu tư nước ngoài từ hạn
mức 30% hiện nay lên 49%, còn hạn mức 49% thì bỏ không giới hạn nữa.
Trước đó, Báo cáo của Baker McKenzie cho rằng, Việt Nam
tiếp tục là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư cho dù giá trị các thương vụ M&A
sẽ giảm trong 2020 nhưng tăng mạnh trong năm 2021 và 2022. Việt Nam đang hấp
dẫn về chỉ số độ mở cửa nền kinh tế.
(Theo VietNamNet) M. Hà
|
Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét