Hà Nội: Nhà máy Rạng Đông bị cháy hay “cố tình” cháy?
Cập nhật lúc 08:30
Nhiều lần xin
chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhưng “bất thành”...
Sau vụ cháy nhà
máy Rạng Đông, nhiều người đặt dấu hỏi về giá trị cũng như “số phận” của
5,7ha đất tại khu vực bất động sản phát triển bậc nhất Thủ đô Hà Nội. Các
chuyên gia cho rằng, lô đất này hoàn toàn có thể đem “tiền tấn” về cho nhà
máy Rạng Đông bởi nằm trong khu đất vàng với hạ tầng giao thông đồng bộ, đặc
biệt khi nó được hưởng tiện ích từ các siêu dự án.
Cần làm rõ nhiều
vấn đề trong vụ cháy nhà máy Rạng Đông (Ảnh: TL).
Theo tìm hiểu
được biết, ngày 19/5/2017, Cty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông (nhà máy Rạng
Đông) có Văn bản số 2028/TTr-BĐPNRĐ đề nghị UBND thành phố cho phép lập quy
hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại khu đất số 15 Hạ Đình (nay là số 87 - 89 Hạ
Đình). UBND TP Hà Nội sau đó giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc (QHKT) Hà Nội
hướng dẫn triển khai các thủ tục.
Ngày
21/11/2017, trên cơ sở ý kiến của các sở, ngành, Sở QHKT đã có Văn bản số
8058/QHKT-P1 trả lời phía nhà máy Rạng Đông. Nội dung chính văn bản nêu rõ:
“Việc Cty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông di dời cơ sở sản xuất, chuyển đổi
mục đích sử dụng đất nhà máy Rạng Đông và lập quy hoạch chi tiết theo Quy hoạch
phân khu đô thị H2-3, tỷ lệ 1/2000 được duyệt là chưa có cơ sở để xem xét và
hướng dẫn của cấp có thẩm quyền về các nội dung liên quan đến sửa đổi, bổ
sung Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg, Quyết định số 86/2010/QĐ-TTg ngày
22/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ đối với việc sử dụng đất của các doanh
nghiệp cổ phần hóa”.
Chưa dừng lại ở
đó, ngày 6/3/2018, nhà máy Rạng Đông lại tiếp tục có Văn bản số
1001/CV-BĐPNRĐ đề nghị tiếp tục thẩm định, trình UBND TP Hà Nội phê duyệt
nhiệm vụ quy hoạch chi tiết 1/500.
Tuy nhiên, câu
trả lời nhận lại cũng tương tự Văn bản số 8058/QHKT-P1 ngày 21/11/2017 của Sở
QHKT như đã nêu.
Theo đó, việc
nhà máy Rạng Đông di dời cơ sở sản xuất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất và
tổ chức lập quy hoạch chi tiết tại khu đất 87 - 89 Hạ Đình là không có cơ sở
và cần chờ hướng dẫn của cấp có thẩm quyền…
Nhà máy Rạng
Đông không nằm trong danh sách di dời?
Theo tìm hiểu,
tại Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về biện
pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất
công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và
các cơ quan, đơn vị trong các quận nội thành Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ giao
Bộ Xây dựng chủ trì lập danh mục, cụ thể hóa tiêu chí, lộ trình và biện pháp
di dời các cơ quan đơn vị ra ngoài khu vực nội thành.
Thực hiện lộ
trình trên, UBND TP Hà Nội cũng định hướng, quỹ đất của các cơ sở sản xuất
gây ô nhiễm sau khi di dời đều được UBND thành phố xem xét chỉ đạo ưu tiên
phục vụ đầu tư xây dựng bổ sung các công trình trường học, cây xanh, công
trình công cộng đơn vị ở... phần diện tích còn lại được xem xét, đầu tư xây
dựng các công trình dịch vụ, thương mại, nhà ở, trên cơ sở tính toán các chỉ
tiêu, xem xét sự phù hợp với quy hoạch đảm bảo theo quy định hiện hành.
Tuy nhiên, theo
tìm hiểu, trong lộ trình di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành đến năm
2020 thì nhà máy Rạng Đông không nằm trong diện phải di dời. Cụ thể, tại Văn
bản số 5920/STNMT-CCQLĐĐ về tham gia ý kiến tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quy
hoạch và lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại khu đất số 87 - 89 Hạ Đình
của nhà máy Rạng Đông. Mục 4 của văn bản này nêu rõ: “Ngày 20/6/2017, Sở Tài
nguyên và Môi trường có báo cáo UBND thành phố số 4817/BC-STNMT-CCQLĐĐ thực
hiện lập danh mục, xác định tiêu chí lộ trình và biện pháp di dời các cơ sở
công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy hoạch ra khỏi khu
vực các quận nội thành, trong đó không tổng hợp khu đất tại 87 - 89 Hạ Đình
do nhà máy Rạng Đông quản lý sử dụng và không nằm trong danh mục di dời các
cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp quy hoạch ra khỏi
khu vực quận nội thành (theo Báo cáo số 22-BC/BCS ngày 16/1/2018 của Ban cán
sự Đảng UBND TP Hà Nội).
Tiếp đó, ngày
24/8/2018, Văn bản số 5133/KH&ĐT -NNS của Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng một
lần nữa khẳng định: “Ban cán sự Đảng UBND thành phố đã có Báo cáo số
22-BC/BCS ngày 16/1/2018 trình Thành ủy về việc thực hiện lập danh mục, xác
định tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm
môi trường và không phù hợp quy hoạch ra khỏi khu vực các quận nội thành,
trong đó tổng hợp khu đất 87 - 89 Hạ Đình không nằm trong danh mục đã báo
cáo”. Như vậy rõ ràng, nhà máy Rạng Đông không nằm trong danh mục di dời.
Hơn 5,7ha đất
nhà máy Rạng Đông được quy hoạch làm chung cư?
Quá trình tìm
hiểu được biết, Cty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông trước đây là doanh
nghiệp Nhà nước, sau này được cổ phần hoá theo Quyết định số 21/2004/QĐ-BCN
ngày 30/3/2004 của Bộ Công nghiệp (sau khi cổ phần hoá Nhà nước chiếm 51% vốn
điều lệ) và trở thành doanh nghiệp 100% vốn tư nhân theo Quyết định số
513/QĐ/ĐTKDV ngày 31/8/2015 của Tổng Cty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước
(SCIC) về việc cổ phần hóa của Tổng Cty tại Cty CP Bóng đèn Phích nước Rạng
Đông.
Khu đất số 15
phố Hạ Đình (nay là số 87 - 89 phố Hạ Đình), phường Thanh Xuân Trung, quận
Thanh Xuân có diện tích 57.416m2 do Cty CP bóng đèn phích nước
Rạng Đông quản lý, sử dụng theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AĐ493505
được UBND thành phố Hà Nội cấp theo Quyết định số 491/QĐ-UBND ngày 5/2/2007,
mục đích sử dụng làm văn phòng làm việc, cơ sở sản xuất bóng đèn phích nước
và sản phẩm phục vụ chiếu sáng (đất cơ sở sản xuất, kinh doanh). Trong đó,
một phần là đất thuê với thời hạn sử dụng là 30 năm kể từ 1/9/2004, một phần
là đất thuê hàng năm.
Tại Văn bản số
2028/TTr-BĐPNRĐ ngày 19/5/2017. Công ty báo cáo hiện nay khu đất nằm trong
quy hoạch phân khu đô thị H2-3, tỷ lệ 1/2000 đã được UBND thành phố phê duyệt
tại Quyết định số 6665/QĐ-UBND ngày 3/12/2005, bao gồm ô đất ký hiệu C1-HH14,
C1-CC3, C1-TH3, C1-TH5, C1-CX7 và có đề nghị được lập quy hoạch chi tiết
1/500 tại khu đất làm cơ sở thực hiện theo quy hoạch phân khu, quy hoạch
chung đã được phê duyệt.
Theo quy hoạch
phân khu đô thị H2-3, tỷ lệ 1/2000 đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết
định số 6665/QĐ-UBND ngày 3/12/2005 khu đất nêu trên có chức năng sử dụng
đất: Đất công cộng, hỗn hợp (mật độ xây dựng khoảng 30% đến 40%, tầng cao
công trình 3 đến 50 tầng); Đất công cộng đơn vị ở (ký hiệu C1 - CC3, mật độ
xây dựng khoảng 40%, tầng cao công công trình 3 đến 5 tầng); Đất cây xanh đơn
vị ở (ký hiệu C1 - CX7, mật độ xây dựng khoảng 05%, tầng cao công trình 1
tầng); Đất trường tiểu học (ký hiệu C1 - TH3, mật độ xây dựng khoảng 20% đến
40%, tầng cao công trình 1 đến 4 tầng); Đất trường phổ thông trung học (kí
hiệu C1 - TH5, mật độ xây dựng 20% đến 40%, tầng cao công trình 2 đến 5 tầng)
và đất đường giao thông thuộc ô quy hoạch ký hiệu C-1 (có các chỉ tiêu quy
hoạch kiến trúc chung chính toàn ô: Diện tích đất khoảng 89,5ha; Mật độ xây
dựng khoảng 20% đến 53%; tầng cao công trình 1 đến 50 tầng; Dân số đến năm
2020 khoảng 21.780 người, dân số đến năm 2025 khoảng 33.950 người).
Theo thuyết
minh tổng hợp ban hành kèm theo đồ án quy hoạch phân khu đô thị H2-3, tỷ lệ
1/2000 “Trong đất công cộng, hỗn hợp ưu tiên bố trí các chức năng công cộng,
bao gồm các chức năng: Văn phòng, thương mại, dịch vụ, tài chính, văn hóa,
khách sạn… có thể bố trí chức năng ở, tuy nhiên phải được cấp có thẩm quyền
chấp thuận và phải đảm bảo các điều kiện hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật
trong khu vực; Dân số trong chức năng đất công cộng, hỗn hợp sẽ được cân đối
trên cơ sở dân số toàn ô quy hoạch, cụ thể sẽ được các cấp có thẩm quyền xem
xét quyết định trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và dự án
đầu tư xây dựng…”.
Trước thực tế
nêu trên, dư luận cũng đặt nhiều dấu hỏi hoài nghi. Vì sao Thủ tướng đã yêu
cầu các nhà máy di dời khỏi nội đô mà nhà máy Rạng Đông lại không nằm trong
danh mục di dời; vì sao phía công ty đã nhiều lần xin chuyển đổi mục đích sử
dụng đất nhưng nhà máy Rạng Đông lại không được đồng ý dẫn đến tình trạng “tự
cháy”. Việc cháy này cũng phải xem xét mấy khía cạnh, bởi có nhiều câu hỏi
đặt ra trong vấn đề cháy, liệu có phải bị cháy hay “cố tình” cháy? Các cơ
quan chức năng tại Hà Nội chắc chắn sẽ làm rõ điều này.
Một chuyên gia
trong lĩnh vực quy hoạch cũng cho rằng, cần làm rõ việc tại sao Hà Nội chưa cho nhà máy Rạng Đông
chuyển đổi mục đích sử dụng đất? Ở đây liệu có động cơ “lợi ích nhóm”, cố
tình giữ lại để bán một “bàn tay to” nào đó. Đặc biệt là theo quy hoạch tỷ lệ
1/2000 trước khi Hà Nội xác nhận thì nơi đây không phải là nhà ở mà là cây
xanh và trường học.
|
Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét