Vụ VN Pharma: Cục Quản lý Dược che giấu hành vi phạm tội?
Cập nhật lúc 08:51
Hôm qua (27/9)
là ngày xét xử thứ 3 phiên tòa của TAND TPHCM xử sơ thẩm vụ “Buôn bán hàng
giả là thuốc chữa bệnh” xảy ra tại Công ty VN Pharma, Hội đồng xét xử (HĐXX)
để luật sư và đại diện Viện Kiểm sát tranh tụng.
Các bị cáo tại tòa
Ảnh: Tân Châu
Luật sư đề nghị trả hồ sơ
Luật sư (LS) bào chữa cho Nguyễn Minh Hùng (nguyên Chủ tịch VN
Pharma, bị đề nghị 18-19 năm tù) cho rằng, khi phát hiện lô thuốc có vấn đề
thì bị cáo Hùng đã cho ngưng tiêu thụ chứ không phải do các cơ quan chức năng
phát hiện, ngăn chặn. Vụ án kéo dài 6 năm ảnh
hưởng rất lớn đến các bị cáo. LS đề nghị HĐXX xem xét cho bị cáo Hùng được
hưởng các tình tiết giảm nhẹ như người phạm tội tự nguyện khắc phục hậu quả,
thành khẩn khai báo, người phạm tội tích cực phối hợp với cơ quan chức năng
phát hiện điều tra tội phạm, quá trình công tác bị cáo Hùng có nhiều đóng góp
cho xã hội…
Bào chữa cho Võ Mạnh Cường (nguyên Giám đốc TNHH Hàng Hải H&C
- bị đề nghị 20 năm tù), LS không đồng ý với quan điểm luận tội của đại diện
Viện Kiểm sát (VKS) vì đã bỏ qua các tài liệu, chứng cứ mới thể hiện việc lô
thuốc H-Capita các bị cáo nhập về là thật. Bộ Y tế cũng đi xác minh cho thấy
lô thuốc này được sản xuất tại nhà máy ở Ấn Độ. Nhà máy này có đầy đủ hồ sơ,
giấy tờ chứng minh lô thuốc đạt tiêu chuẩn theo quy định của Tổ chức Y tế thế
giới. Việc VKS truy tố các bị cáo theo khoản 4 là không có căn cứ. LS của bị
cáo Cường cũng đề nghị HĐXX trả hồ sơ điều tra lại.
Cục Quản lý Dược tự trốn tránh trách nhiệm
Đối đáp với các LS về nội dung vì sao Cơ quan ANĐT kết luận các
bị cáo vi phạm khoản 2 điều 157 Bộ luật Hình sự mà VKS chuyển sang khoản 4,
đại diện VKS cho rằng, việc đổi khung truy tố các bị cáo là phù hợp, đánh giá
đúng tính chất, mức độ, hành vi cũng như hậu quả các bị cáo đã gây ra trong
vụ án này. Công tố cũng cho rằng, chỉ trong vòng 4 ngày làm việc tại Ấn Độ
nhưng Đoàn công tác Bộ Y tế đã thu thập được rất nhiều tài liệu nhằm làm sáng
tỏ lô thuốc H-Capita có nguồn gốc, xuất xứ tại Ấn Độ. Từ đó công tố đặt nghi
vấn về tính hợp pháp của những chứng cứ mà Bộ Y tế cung cấp.
Đại diện VKS cho rằng, quá trình điều tra chưa làm rõ ai là người
chỉ đạo việc thu thập chứng cứ tại Ấn Độ và ai là người trực tiếp giao nộp
cho cơ quan điều tra. Việc thu thập chứng cứ vụ án phải do Cơ quan điều tra
hoặc nếu Bộ Y tế có những tài liệu trên thì phải phối hợp với cơ quan điều
tra. Vì vậy, theo công tố, việc thu thập chứng cứ nói trên là không đúng với
quy định, không có giá trị pháp lý nên không đưa vào hồ sơ vụ án.
Đối với những cá nhân đã trực tiếp thẩm định, ký, cấp phép cho VN
Pharma nhập khẩu thuốc H-Capita vào Việt Nam, Cơ quan ANĐT đang điều tra
làm rõ và sẽ xử lý trong giai đoạn 2 của vụ án.
Đối với văn bản hỏa tốc Bộ Y tế vừa gửi cho Tòa ngày 27/9, công
tố khẳng định không có căn cứ xác định vì Công ty Helix không có thật, các
giấy tờ nhập khẩu thuốc, tiêu chuẩn thuốc đã bị các bị cáo làm giả, trong Kết
luận giám định đã khẳng định thuốc không dùng cho người. “Văn bản của Cục
Quản lý Dược (QLD) thực tế là nhằm mục đích che giấu hành vi phạm tội của các
bị cáo cũng như biện minh cho những sai phạm của Cục QLD. Vụ án này xảy ra là
có một phần lỗi của Cục QLD, hiện nay, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án
thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Cục QLD”, đại diện VKS
nói.
(Theo Tiền
Phong) Tân Châu
Cái văn bản chạy tội của Bộ Y tế không biết ai tham mưu cho lãnh đạo ban hành cái này? Vụ án cả năm trời, cơ quan điều tra đã làm kỹ cùng những chứng cứ chắc chắn mới có thể đưa ra tòa. Vậy mà Bộ này lại chạy theo, cho ra văn bản chữa sai phạm thành ít sai phạm!
Thương Giang
|
Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét