Đồng Nai, mảnh đất lắm người nhiều "ma"?
Cập nhật lúc 10:14
Thật khó để
hình dung vì sao tình trạng phạm tội trong một bộ phận khá đông cán bộ lãnh
đạo Đồng Nai lại diễn biến phức tạp và kéo dài liên tục...
“Vua con” là từ ngữ dân gian có
từ lâu đời để chỉ những người tác oai tác quái, hùng cứ một phương, không coi
luật pháp ra gì.
Chưa thấy
trường hợp nào “vua con” gắn với tiếng thơm, với sự ngưỡng mộ của dân chúng.
Tổng Bí thư
- Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng phát biểu:
“Có người ăn
chặn của dân, vòi vĩnh, đòi quà cáp, biếu xén. Một số người có chức có quyền
còn tác phong quan cách, gia trưởng, phụ trách ở địa phương nào, đơn vị nào
thì như ông vua con, thậm chí có những cá nhân, tập thể bị trù dập, ức hiếp”.
Những địa
phương có nhiều “vua con”, “hậu con” không khó điểm danh mà Đồng Nai từ sau
ngày thống nhất đất nước đến nay là một ví dụ.
Những cán bộ
thoái hoá biến chất cần bị xử lý kỷ luật nghiêm minh. Ảnh minh hoạ trên
Plo.vn
Trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân, bộ đội và cán bộ Đồng Nai đã
lập nên những chiến công lẫy lừng như nhiều lần tiến công tổng kho Long Bình,
lực lượng đặc công Rừng Sác đã chiến đấu ngoan cường, đánh chìm con tàu vận
tải quân sự Baton Rouge Victory nặng 10 ngàn tấn trên sông Lòng Tàu năm 1966,
(trên tàu lúc đó có 45 quân lính, 100 xe thiết giáp M113 cùng 3 chiếc máy bay
phản lực còn nguyên trong hòm bảo quản và một khối lượng lớn lương thực, thực
phẩm đủ nuôi cả một sư đoàn Mỹ)…
Với truyền
thống cách mạng như vậy thật khó để hình dung vì sao tình trạng phạm tội
trong một bộ phận khá đông cán bộ lãnh đạo Đồng Nai lại diễn biến phức tạp và
kéo dài liên tục suốt mấy chục năm cho đến hôm nay.
Nói “kéo dài
liên tục suốt mấy chục năm cho đến hôm nay” bởi ngay từ cuối những năm 70 của
thế kỷ trước (1978 – 1979), nguyên đại tá Nguyễn Hữu Giộc tức Mười Vân, cựu
Giám đốc công an Đồng Nai xảy đã phạm tội vô cùng nghiêm trọng.
Chỉ ba năm
sau khi đất nước thống nhất (1975), thời kỳ 1978 - 1979 là thời điểm quân dân
cả nước phải gồng mình chống lại hai cuộc chiến tranh xâm lược của bè lũ
Khmer Đỏ tại biên giới phía Tây Nam và 60 vạn quân Trung Quốc trên toàn tuyến
biên giới phía Bắc, thế nhưng Nguyễn Hữu Giộc và đồng bọn lại vơ vét hàng
nghìn lượng vàng từ các vụ làm ăn phi pháp và những âm mưu thâm độc, xấu xa
nhằm hãm hại đồng chí mình.
Với nhiều
tội danh như tham ô (thu và chiếm đoạt 1.979 lượng vàng), tổ chức đưa người
trốn đi nước ngoài trái phép, tạo chứng cứ giả để bắt oan, sai nhiều cán bộ
cao cấp,… Nguyễn Hữu Giộc đã bị Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao kết án
tử hình vào ngày 01/11/1984.
Liên quan
đến vụ Nguyễn Hữu Giộc, mười năm sau, vào cuối những năm 1980, cơ quan chức
năng mở rộng điều tra phát hiện “Danh sách cán bộ Công an Đồng Nai liên quan đến
vụ án tham nhũng lên tới gần 20 người và dường như còn chưa dừng lại ở đó”.
Gần nhất,
tại Đồng Nai, một nhiệm kỳ mà có đến 4 Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy bị xử lý
kỷ luật, trong đó có 3 người bị cách chức.
Được biết
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai khóa 10 có 14 người, như vậy gần 1/3 số Thường
vụ Tỉnh ủy đã bị kỷ luật.
Cựu Phó Bí
thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phan Thị Mỹ Thanh bị cách hết
chức vụ, bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội.
Người kế
nhiệm bà Thanh làm Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh là ông Hồ Văn Năm,
Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy.
Ông Năm bị
cách các chức ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai nhiệm kỳ 2015 - 2020 và
chức Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai.
Ủy ban
Thường vụ Quốc hội cũng đã quyết định cho ông Hồ Văn Năm thôi làm nhiệm vụ
đại biểu Quốc hội khóa 14 từ ngày 18/09/2019.
Ngày
12/09/2019, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định cách chức Giám đốc Công an tỉnh
Đồng Nai đối với Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh.
Trước đó,
Ban Bí thư đã quyết định thi hành kỷ luật ông Mạnh bằng hình thức cách tất cả
các chức vụ trong Đảng.
Ủy ban Kiểm
tra trung ương cũng đã quyết định cảnh cáo Thiếu tướng Nguyễn Văn Khánh
nguyên Thường vụ tỉnh ủy - Giám đốc công an Đồng Nai; Bốn vị đại tá bị cảnh
cáo thì hai người đang là Phó Giám đốc công an tỉnh (Đại tá Trần Thị Ngọc
Thuận, Đại tá Nguyễn Văn Kim), hai người nguyên là Phó Giám đốc công an tỉnh
(Đại tá Ngô Minh Đức, Đại tá Nguyễn Xuân Kim).
Trong khoảng
thời gian ngắn tổng cộng có tới 08 cán bộ lãnh đạo từng giữ những vị trí cực
kỳ quan trọng tại địa phương (Phó bí thư tỉnh ủy, Giám đốc công an,…), đặc
biệt là hai người giữ chức Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội bị kỷ luật cho thấy
các cơ quan Đảng, Công an và đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Nai mất sức chiến
đấu như thế nào.
Những người
được giao các chức vụ rất quan trọng tại địa phương trở thành tội phạm hoặc
mắc sai phạm nghiêm trọng không phải chỉ do họ “tự diễn biến, tự chuyển hóa”
mà còn có vai trò của công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát của các cơ
quan chức năng, đặc biệt là cơ quan kiểm tra Đảng các cấp.
Lượng vàng
mà Nguyễn Hữu Giộc vơ vét được khi làm Giám đốc Công an Đồng Nai (1.979
lượng) tính theo thời giá hiện tại vào khoảng hơn 83 tỷ đồng, nhiều hơn số
tiền 3 triệu USD hối lộ mà một cựu Bộ trưởng khai nhận.
So sánh hai
con số ấy liệu có cho chúng ta một cách nhìn nhận khác về thực trạng tham
nhũng hiện nay?
Phải chăng
số tiền những kẻ thoái hóa biến chất đút túi có chiều hướng giảm hay đó chỉ
là phần chóp của tảng băng chìm?
Trong hai
cuộc kháng chiến giành tự do, độc lập, Đồng Nai có 9.994 liệt sĩ, 7.080 gia
đình liệt sĩ, có 141 gia đình có từ 3 đến 6 con là liệt sĩ.
Tính đến
22/07/2019, Đồng Nai có 1.120 bà mẹ được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam tặng và truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.
Những cán bộ
“tự thoái hóa, tự biến chất”, như Phan Thị Mỹ Thanh, Hồ Văn Năm, Huỳnh Tiến
Mạnh,…, những người tự xem mình như “vua con, hậu con” khi rao giảng đạo đức,
lối sống cho cán bộ, đảng viên dưới quyền chẳng lẽ không biết những hy sinh
to lớn của các thế hệ đi trước, không biết mảnh đất ấy đã thấm đẫm bao nhiêu
xương máu các anh hùng liệt sĩ từ mọi miền tổ quốc để lại trên quê hương họ?
Một cơ quan
Công an cấp tỉnh trong thời gian dài có nhiều cán bộ, sĩ quan bị xử lý kỷ
luật, có người bị cách chức, trở thành tội phạm bị xử tù hoặc tử hình; Một
Ban Thường vụ tỉnh ủy có gần 2/3 thành viên bị kỷ luật là không bình thường.
Càng không
bình thường bởi Quy định số 47-QĐ/TW “Quy định về những việc đảng viên không
được làm” đã được ban hành từ tám năm trước (01/11/2011) nghĩa là khi những
người bị kỷ luật hôm nay đã được biết đến quy định này, có người từ khi còn
chưa được đề bạt.
Biết quy
định rồi mà vẫn vi phạm, giữ chức vụ cao mà vẫn vi phạm, là cơ quan bảo vệ
pháp luật mà phạm pháp, vậy nên hình thức kỷ luật cách chức là chưa đủ, rất
chưa đủ.
Cần phải
truy tố trước pháp luật những kẻ vấy bẩn truyền thống anh hùng của nhân dân
và các lực lượng vũ trang địa phương, cần phải cách ly vĩnh viễn chúng khỏi
đời sống xã hội để chứng tỏ cuộc chiến chống tham nhũng, lãng phí không có
vùng cấm – như ý kiến của Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Câu hỏi đặt
ra là liệu Đồng Nai có phải chỉ là trường hợp cá biệt, các địa phương khác và
các cơ quan trung ương không xảy ra tham nhũng kéo dài và trầm trọng như tại
Đồng Nai?
Trả lời câu
hỏi này không phải chỉ là nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước mà còn là nghĩa vụ
của mỗi công dân.
Tuy nhiên,
thật khó để người dân thể hiện quyền làm chủ của mình khi tại cơ quan quyền
lực cao nhất quốc gia, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển phải thốt lên,
rằng lãnh đạo Quốc hội chỉ là “Người nói”, bản thân ông chỉ là “Phó nói”
(Vice speaker).
Tình hình
tại địa phương như Đồng Nai còn nặng nề hơn khi những người được dân ủy quyền
- hai Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội đều bị kỷ luật, bãi nhiệm tư cách đại
biểu Quốc hội.
Điều cần
thiết nhất hiện nay là chống tham nhũng hay thực hiện tinh thần trong bài báo
đăng trên “Tạp chí Quốc phòng toàn dân”:
“Công cuộc
đổi mới ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng từ năm 1986 đến nay là quá trình
đổi mới toàn diện, trong đó có kinh tế và chính trị.
Thế nhưng,
bên cạnh những thành tựu đạt được rất đáng mừng, cũng còn những hạn chế, bất
cập; đặt biệt, “đổi mới chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế; năng lực
và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị chưa ngang tầm nhiệm vụ”.
Vì thế, Đại
hội XII của Đảng xác định: tiếp tục quán triệt và xử lý tốt các quan hệ lớn;
trong đó có quan hệ “giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị”.
(Theo GDVN) Xuân Dương
|
Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét