Có hay không việc Tân Huê Viên thuê
đất khu công nghiệp làm dự án kinh doanh tâm linh?
Cập nhật lúc 15:58
Những
ngày qua, dư luận râm ran việc Công ty TNHH chế biến thực phẩm - bánh pía -
lạp xưởng Tân Huê Viên ở Sóc Trăng thuê đất trong khu công nghiệp xây dựng dự
án kinh doanh tâm linh. Thực hư ra sao?
Dự án dịch vụ Liên hoa bảo tháp của Công ty Tân Huê Viên đang xây dựng
trên đất thuê của Nhà nước trong Khu công nghiệp An Nghiệp - Ảnh: K.T
Sáng 7-9, ông Trần Văn Chuyện
- chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - khẳng định không có chuyện Công ty TNHH chế
biến thực phẩm - bánh pía - lạp xưởng Tân Huê Viên (Công ty Tân Huê Viên) thuê đất trong Khu công nghiệp
An Nghiệp (xã An Hiệp, huyện Châu Thành, Sóc Trăng) để xây dựng dự án kinh doanh tâm linh.
"Việc giao đất cho doanh
nghiệp được thực hiện đúng quy định. Các cơ quan chức năng đã thẩm định, cấp
phép cho doanh nghiệp này để xây dựng dự án", ông Chuyện nói.
Theo ông Chuyện,
Sóc Trăng là tỉnh còn khó khăn, điều kiện hạ tầng giao thông chưa phát triển
nên những năm qua, tỉnh luôn kêu gọi và tạo điều kiện để thu hút đầu tư.
"Mỗi khi có
doanh nghiệp trong hay ngoài tỉnh khai trương dự án mới, tạo công ăn việc làm
cho lao động tại chỗ, chúng tôi rất mừng", ông Chuyện chia sẻ.
Bên trong dự án Liên hoa bảo tháp - Ảnh: K.T
Ông Nguyễn Thanh
Trong - trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng - xác nhận khu
đất Công ty Tân Huê Viên xây dự án Liên hoa bảo thápthuê của Nhà nước 49 năm. Công trình
do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng cấp phép.
Theo quy định, đất
công nghiệp được quy hoạch gồm đất sản xuất công nghiệp và đất dịch vụ nhằm
kết nối các hoạt động của khu công nghiệp. Khu sản xuất, chế biến kết hợp
tham quan du lịch của Công ty Tân Huê Viên được công nhận điểm du lịch cấp
tỉnh năm 2016.
Năm 2018, công ty
thuê đất mở rộng quy mô, xây dựng dự án Liên hoa bảo tháp, thiết kế theo biểu
tượng hoa sen. Trên cùng tòa tháp dự kiến đặt tượng Phật Dược Sư.
"Hiện dự án
đang xây dựng. Theo thiết kế được cấp phép, dự án không có cơ sở thờ tự, cúng
kiến gì nên khẳng định không có chuyện kinh doanh tôn giáo ở đây", ông
Trong nhấn mạnh.
Còn theo ông Trần
Minh Lý - giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Sóc Trăng, Công ty
Tân Huê Viên đặt tượng Phật Dược Sư theo phong tục tín ngưỡng dân gian, cũng
như một số điểm du lịch xây tượng Phật Di Lặc, không phải hoạt động tôn giáo.
Tượng Phật Dược Sư bằng đồng cao 6,8m, nặng 19 tấn,
dự kiến dát 88 lượng vàng 24K đang được đúc tại công trình của dự án - Ảnh:
K.T
Ông Thái Tuấn - tổng giám đốc Công ty Tân Huê Viên - cho biết điểm
dừng chân của công ty ông là điểm du lịch cấp tỉnh.
Do đất công ty liền kề khu công nghiệp nên ông mạnh dạn thuê đất trong
khu công nghiệp, đầu tư trên 500 tỉ đồng để mở rộng sản xuất, xây dựng dự án
Liên hoa bảo tháp, dự kiến sau 2-3 năm hoàn thành.
Theo ông Tuấn, ngoài trưng bày văn hóa, lịch sử Sóc Trăng xưa và nay,
hoạt động sản xuất của đơn vị, trong khuôn viên dự án còn có nhiều hạng mục
khác như cầu sen, cổng sen, núi sông nước, phố giới thiệu bánh dân gian, cây
cảnh…
"Trên tòa tháp sen, tôi dự kiến
đặt tượng Phật Dược Sư để cầu quốc thái dân an, không thờ cúng, không sư
thầy. Đây là điểm dừng chân, không bán vé nên nói tôi kinh doanh tâm linh oan
quá", ông Tuấn nói thêm.
(Theo
Tuổi trẻ) KHẮC TÂM
|
Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét