Thứ Hai, 5 tháng 8, 2019

Lại hơn 1.400 tỷ đồng sửa sai dự án: Điều băn khoăn

Cập nhật lúc 14:47   

TP.HCM phê duyệt 1.471 tỷ đồng để giải quyết đền bù sai phạm khi giải phóng mặt bằng và tái định cư dự án khu Công nghệ cao.

Rất cần thiết
Tại kỳ họp thứ 15 HĐND TP. HCM diễn ra vào tháng 7/2019, các đại biểu đã ra nghị quyết bổ sung 1.471 tỷ đồng vào vốn đầu tư trung hạn cho dự án bồi thường giải phóng mặt bằng và tại đi cư khu Công nghệ cao tại Q.9.
Đánh giá về quyết định này, Luật sư Nguyễn Đức Thành - Đoàn Luật sư TP. HCM cho rằng: "Đây là một quyết định cần thiết bởi những vấn đề liên quan đến tái định cư dự án khu công nghệ cao ở TP. HCM đã gây ra nhiều vấn đề khiến người dân bức xúc trong nhiều năm qua. Nhiều gia đình đã bị thu hồi nhà cửa để lấy đấy làm dự án gần 10 năm nay nhưng vẫn chưa có chỗ tái định cư, sống vất vưởng nay đây mai đó...".
Theo ông Thành, vấn đề đất đai, tái định cư tại khu Công nghệ cao Q.9 về bản chất không khác gì vấn đề Thủ Thiêm (Q.2, TP. HCM) khi Thanh tra Chính phủ chỉ ra việc giải phóng mặt bằng không được thực hiện theo đúng quy định, không có quyết định thu hồi đất đối với người dân có đất bị thu hồi.


Phối cảnh khu Công nghệ cao Q.9, TP. HCM.

Do buông lỏng quản lý nên Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận 9 đã rút vốn bồi thường của dự án Khu Công nghệ cao để tạm chi cho các chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV Phát triển Khu Công nghệ cao, Công ty cổ phần Kiến Á, Công ty Quản lý và Phát triển đô thị quận 9 để xây dựng dự án khu tái định cư. Đây là hình thức chiếm dụng vốn ngân sách Nhà nước.
"Chính vì thế, việc hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư cho người dân lúc này là rất cần thiết, để đảm bảo ổn định cuộc sống cho nhiều gia đình" - luật sư Thành một lần nữa bày tỏ.
Ứng ngân sách, dân hỏi trách nhiệm?
Bên cạnh việc ủng hộ cơ quan chức năng TP. HCM nhanh chóng đền bù, tái định cư cho người dân, nhiều ý kiến cũng cho rằng cơ quan chức năng cần song song xử lý trách nhiệm cán bộ sai phạm, thu hồi khoản tiền liên quan đến sai phạm để tránh làm thất thoát tài sản nhà nước và ảnh hưởng hưởng đến quyền lợi của người dân.
"Cùng bản chất như ở Thủ Thiêm tuy nhiên, hiện việc xử lý sai phạm liên quan đến đất đai ở khu Công nghệ cao Q.9 mới chỉ được một nửa. Các cán bộ mắc sai phạm trong việc xác định đất, đền bù giải phóng mặt bằng vẫn chưa được xử lý. Trong khi hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng rất nhiều từ việc làm của hộ" - ông Nguyễn Đức Long, người dân P. Tăng Nhơn Phú A, Q.9 bày tỏ.
Theo ông Long, số tiền hơn 1.400 tỷ đồng mà HĐND TP. HCM bổ sung vào vốn trung hạn để giải quyết việc đền bù, giải phóng mặt bằng là tiền lấy từ ngân sách của Thành phố, đó cũng chính là tiền thuế của dân đóng góp, trong khi đó những khoản tiền có được do sai phạm liên quan đến vấn đề này vẫn chưa được làm rõ, từ đó cũng chưa biết phải xử lý thế nào.
Đồng quan điểm, bà Phạm Thị Hoài - người dân sống tại khu vực bị giải phóng mặt bằng để phục vụ cho dự án khu Công nghệ cao Q.9 cho biết, gia đình bà đã đi khiến kiện từ nhiều năm nay nhưng hiện vẫn chưa được giải quyết, các cán bộ liên quan đến việc thu hồi đất gia đình bà Hoài hiện người đã nghỉ hưu, người nghỉ công tác nên việc khiếu nại và trả lời khiếu nại cũng gặp nhiều khó khăn.
Bà Hoài mong muốn gia đình sớm được ổn định chỗ ở, ổn định cuộc sống vì trong gia đình hiện có vợ chồng người con và 3 cháu nhỏ đang ở khu nhà tạm mà chính quyền TP. HCM hỗ trợ vào ở từ nhiều năm nay.
(Theo Đất Việt) Vân Thanh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét