Chồng chéo giữa
thanh tra và kiểm toán: Ai có thẩm quyền điều hoà?
Cập nhật lúc 14:54
Nhiều ý kiến đề nghị
cần bổ sung quy định để giải quyết chồng chéo giữa thanh tra chuyên ngành của
các Bộ, ngành và Kiểm toán Nhà nước.
Sáng 12/8, tại phiên họp 36, Ủy ban
thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau của
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước.
Vướng mắc phát
sinh phải cần “trọng tài”
Trình bày báo
cáo, ông Nguyễn Đức Hải – Chủ nhiệm Uỷ ban TC-NS - cơ quan thẩm tra dự án
luật, cho biết, có ý kiến đề nghị quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ
quan trong việc cung cấp, kế thừa kết quả kiểm toán, thanh tra. Cùng với đó
cần bổ sung quy định để giải quyết chồng chéo giữa thanh tra chuyên ngành của
các Bộ, ngành và KTNN.
“Đây là vấn đề
trọng tâm đặt ra yêu cầu sửa Luật KTNN nêu rõ trong Nghị quyết 18-NQ/TW, đồng
thời hiện nay, việc chồng chéo giữa thanh tra các cấp và KTNN vẫn diễn ra,
chưa khắc phục được” – ông Nguyễn Đức Hải nói, tuy nhiên cho rằng các quy
định trong dự thảo luật còn chung chung, chưa giải quyết được vấn đề thực
tiễn đặt ra.
Nêu ý kiến về
vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đặt vấn đề: Ai điều hoà khi
có sự chồng chéo giữa hai cơ quan này? Đây là thẩm quyền của Quốc hội. Do đó,
cần có quy định phù hợp để hai cơ quan thực hiện nhiệm vụ theo luật giao.
Phó Chủ tịch
Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, để giải quyết sự chồng chéo này thì trước
hết Luật Kiểm toán Nhà nước phải minh định cái gì kiểm toán phải làm. Bên
cạnh đó, trong thực tế vấn đề nào còn vướng mắc thì hai bên thực hiện theo cơ
chế phối hợp, trường hợp không giải quyết được thì báo cáo lên cấp cao hơn.
Ông Uông Chu
Lưu cũng đồng tình với một số quan điểm đề nghị lấy kế hoạch kiểm toán được
Quốc hội thông qua hàng năm làm chuẩn, các cơ quan khác căn cứ vào đó mà thực
hiện để tránh chồng chéo.
Phản ánh thực
tế các địa phương kêu nhiều về vấn đề này, bà Nguyễn Thanh Hải – Trưởng Ban
Dân nguyện cũng đề nghị cần một “trọng tài” giải quyết khi phát sinh sự chồng
chéo giữa kiểm toán và thanh tra.
Về vấn đề này,
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, kế hoạch kiểm toán được Quốc
hội thảo luận, thông qua hàng năm bằng Nghị quyết là cơ sở rất quan trọng để
các bên căn cứ vào đó mà thực hiện. Bởi trước khi trình Quốc hội, các cơ
quan, trong đó có Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ đã có sự trao đổi.
Còn trong quá
trình thực hiện có phát sinh thì hai bên cần theo quy chế phối hợp cũng như
cần cơ quan có thẩm quyền điều hoà mà cụ thể là Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội.
Phát sinh phải
báo cáo Quốc hội
Chủ nhiệm Uỷ
ban TC-NS Nguyễn Đức Hải cho biết, một nội dung mới được KTNN đề xuất bổ sung
so với Dự thảo luật đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 là sửa nhiệm vụ KTNN
“thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ” chuyển
thành “xem xét, quyết định việc kiểm toán khi có đề nghị của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ”.
Thường trực Ủy
ban TCNS thống nhất với đề xuất trên để KTNN bảo đảm nguồn lực và chủ động
hơn trong thực hiện kế hoạch kiểm toán đã được quyết định.
Tuy nhiên, KTNN
cần giải trình rõ hơn và tổng hợp, thống kê, đánh giá tác động khi thực hiện
các nhiệm vụ mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu kiểm toán thực hiện
từ khi Luật KTNN năm 2015 có hiệu lực đến nay, làm rõ mức độ ảnh hưởng đến kế
hoạch kiểm toán, chất lượng các cuộc kiểm toán trong kế hoạch để có căn cứ
trình UBTVQH, Quốc hội xem xét, quyết định.
Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, nhu cầu kiểm toán luôn gắn với quản lý,
điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong thực tế. Tuy nhiên, dự
luật cần thể hiện cơ chế như thế nào để tránh mâu thuẫn trong việc KTNN thực
hiện Nghị quyết của Quốc hội.
“KTNN trước hết
thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, còn phát sinh thì phải báo cáo Quốc hội,
UBTVQH xem xét chứ không phải ai cũng có thể chỉ đạo được kiểm toán làm cái
này cái kia” – bà Nguyễn Thị Kim Ngân nêu quan điểm và đề nghị cân nhắc quy
định trong luật cơ chế như thế nào cho phù hợp.
Cũng tại phiên
thảo luận hôm nay, các ý kiến trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đều thống nhất
bổ sung thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, xử phạt vi phạm hành
chính. Tuy nhiên, dự luật chỉ quy định mang tính nguyên tắc về thẩm quyền,
còn quy trình thủ tục và quy định chi tiết phải tuân theo Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật và Luật Xử lý vi phạm hành chính để đảm bảo sự thống
nhất, đồng bộ của hệ thống luật./.
(Theo VOV.VN) Ngọc Thành
|
Thứ Hai, 12 tháng 8, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét