Vẫn
là những chuyện gian lận, làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng
Cập nhật lúc 09:44
Hơn 15 năm trước đây, hàng loạt vụ mua sắm dây chuyền công nghệ, máy
móc, thiết bị lạc hậu từ Trung Quốc cho các nhà máy xi măng, nhà máy đường...
là nguyên nhân chính khiến nhiều nhà máy thua lỗ, phá sản...
Đến
nay, dạng vi phạm đó vẫn diễn ra, tuy không đại trà nhưng lại ở những công
trình, dự án qui mô lớn, gây thiệt hại ở mức nghiêm trọng hơn rất nhiều những
công trình trước đây.
Trong
tuần trước, Dân trí đã đăng một số bài viết dẫn thông tin từ kết luận thanh
tra của Thanh tra Chính phủ về dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái
Nguyên (TISCO), giai đoạn II. Các bài báo này cho thấy, đã có những vi phạm
nghiêm trọng của Tổng giám đốc TISCO, một số cán bộ liên quan trong việc ký
các phụ lục hợp đồng EPC và một số văn bản tiếp nhận nhiều loại máy móc thiết
bị không đúng chủng loại, thông số kỹ thuật, nguồn gốc xuất xứ hàng hoá không
đúng Hợp đồng EPC, tiêu chuẩn quản lý chất lượng hàng hoá, bất lợi cho TISCO,
ảnh hưởng đến chất lượng công trình, .
Đây
là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến trong giai đoạn II của dự án đầu
tư mở rộng nhà máy này, TISCO phải xin điều chỉnh tổng vốn đầu tư tăng thêm
trên 4.200 tỷ đồng so với vốn đầu tư ban đầu. Nhưng mặc dù vậy, Nhà máy này
hiện vẫn được chính Thanh tra Chính phủ mô tả là như một đống sắt vụn bỏ
hoang. Dự án vẫn đang dở dang và đã tạm dừng thi công từ năm 2013 đến nay,
trong khi tiền đã thanh toán cho nhà thầu Trung Quốc tới 92% giá trị hợp đồng.
Không
phải tự nhiên dự án trên được đưa vào danh sách hơn 10 đại dự án thua lỗ, có
nguy cơ phá sản của ngành Công Thương. Và nó có nguy cơ phá sản rõ rệt nhất
khi hàng ngàn tỷ đầu tư thêm nhằm khắc phục thực trạng kinh doanh bết bát,
thua lỗ của TISCO đổ vào đã chẳng khác gì "gió vào nhà trống".
Đã có
rất nhiều bài học trong quá khứ, cách đây khoảng 15 năm về tình trạng mua sắm
dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị lạc hậu, không đồng bộ từ Trung Quốc
cho hàng loạt các dự án như các nhà máy chế biến đường, các nhà máy xi măng
lò đứng, các nhà máy dâu tằm tơ... Hậu quả chung đều đã thấy là đại đa số các
nhà máy đều hoạt động cầm chừng, chất lượng sản phẩm kém, gây ô nhiễm, kém
sức cạnh tranh... và phần lớn thua lỗ, trong đó rất nhiều nhà máy phá sản,
gây thất thoát lớn tài sản, vốn đầu tư của Nhà nước.
Tưởng
rằng, đã có một thời, người ta đã rút được kinh nghiệm về quản lý, thay đổi
cơ chế, chính sách để kiểm soát, hạn chế nhập khẩu máy móc, thiết bị lạc hậu
cho các dự án, công trình công nghiệp. Nhưng không. Sự thua lỗ, nguy cơ phá
sản rõ rệt ở một loạt các dự án nhà máy công nghiệp qui mô lớn, từ vài ngàn
đến hàng chục ngàn tỷ đồng gần đây như hầu hết các dự án sản xuất, chế biến
nhiên liệu xăng sinh học (ethanol), dự án Nhà máy đạm Ninh Bình, và dự án của
TISCO như nói ở trên đã cho thấy, người ta vẫn bất chấp hậu quả, cố tình nhập
về những thiết bị, công nghệ lạc hậu, không đồng bộ.
Và
hậu quả vẫn thế: Những nhà máy mới hoàn thành đã không thể đi vào hoạt động
hoặc đã hoạt động nhưng năng suất, chất lượng thấp (Đạm Ninh Bình), hoặc đi
vào hoạt động một thời gian thì liên tục gặp sự cố, không thể vận hành tiếp,
thua lỗ, phá sản (các nhà máy chế biến nhiên liệu Ethanol)... Nhưng hậu quả
to lớn hơn rất nhiều thời kỳ trước: Chỉ tính riêng các "đại dự án"
thua lỗ của ngành Công Thương, số tiền đầu tư nhưng không hiệu quả, thua lỗ
lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng; hàng chục ngàn công nhân có nguy cơ thất
nghiệp.
Có
những nhà máy nhiệt điện than mặc dù chưa ghi nhận được kết quả kinh doanh
nhưng người ta đã thấy mức độ ô nhiễm nặng nề do hậu quả sử dụng công nghệ
lạc hậu mà chính nước xuất khẩu công nghệ, dây chuyền đó sang Việt Nam cũng
đã cấm sử dụng tại nước họ.Đã có nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước,
chủ đầu tư một số công trình trong nhóm trên như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình
Duy... bị khởi tố. Có người đã bị bắt tạm giam, có người đã bỏ trốn ra nước
ngoài mà hiện cơ quan chức năng chưa bắt dược, để lại sau lưng những doanh
nghiệp làm ăn bê bết, thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng, những nhà máy còn mới nhưng không
thể hoạt động mà chờ ngày bán sắt vụn.
Làm
thế nào để câu chuyện này không tiếp tục tái diễn, để không còn những công
trình, dự án kể cả vài chục, vài trăm tỷ đồng đến những dự án hàng chục ngàn
tỷ đồng phải phá sản, ngừng hoạt động vì những bản hợp đồng mua sắm trang
thiết bị, máy móc lạc hậu nhưng nặng % hoa hồng cho người ký mua? Đó có lẽ
vẫn là câu hỏi tưởng đơn giản, nhưng khó có lời đáp khi người ta vẫn chưa
chịu nhìn vào sự thật để quyết liệt thay đổi cơ chế kiểm soát, điều hành khối
doanh nghiệp nhà nước hiện nay.
(Theo
Dân Trí) Mạnh Quân
|
Thứ Hai, 25 tháng 2, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét