Duyệt
vống mức đền bù tại dự án thủy lợi cấp quốc gia
Cập
nhật lúc 10:30
Việc nổ mìn xây dựng kênh thủy lợi Bắc sông Chu - Nam sông Mã gây
lún nứt, hư hỏng nhà dân, các dấu hiệu gian lận trong kiểm đếm, áp giá đền bù
khiến người dân ở Ngọc Lặc (Thanh Hóa) bức xúc gửi đơn khiếu nại…
Nhiều nhà dân bị lún nứt, hư hỏng nặng nhưng mức đền bù chưa thỏa
đáng
Nứt hơn 300 nhà, ba gia
đình được ưu tiên
Dự án đầu tư hệ thống kênh thủy lợi Bắc
sông Chu - Nam sông Mã do Ban quản lý dự án Đầu tư và xây dựng thủy lợi 3 (Bộ
NN&PTNT) làm chủ đầu tư với tổng kinh phí 4.315 tỷ đồng từ vốn vay của
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Hệ thống công trình được thiết kế với kênh
chính dài 16,510km, kênh chính Bắc dài 58,4998km, kênh chính Nam dài
43,348km. Dự án nhằm phát huy hiệu quả đồng bộ của công trình thủy lợi - thủy
điện Cửa Đạt, khi hoàn thành sẽ chủ động tưới tự chảy cho gần 32.000 ha đất nông
nghiệp của huyện Thọ Xuân, Ngọc Lặc... thuộc tỉnh Thanh Hóa. Công trình
được khởi công vào tháng 3/2015 và đến nay đã đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên, theo phản ánh, đơn thư của
người dân gửi đến Tiền Phong, từ tháng 6/2016, nhà thầu thi công kênh Bắc
đoạn chảy qua xã Nguyệt Ấn (huyện Ngọc Lặc) nổ mìn phá đá ngay sát nhà dân,
có đoạn khoảng cách chưa đầy 15m khiến hàng trăm công trình nhà ở của hộ dân
ở các thôn Minh Thạch, Liên Cơ 1, Liên Cơ 2, Liên Cơ 3, làng Nán, làng Tường,
Khe Ba thuộc xã Nguyệt Ấn bị lún nứt, hư hỏng, thậm chí có nguy cơ đổ sập.
Ông Hoàng Đình Hào ở thôn Liên Cơ 1
phản ánh: Gia đình ông và nhiều hộ khác không được đền bù thỏa đáng phần
thiệt hại nhà cửa bị ảnh hưởng từ việc thi công, nổ mìn xây dựng dự án. Không
chỉ vậy, ông Hào và nhiều người dân ở đây bức xúc khi nhận thấy có dấu hiệu
gian lận trong việc kê khai thiệt hại. Trong số 349 hộ dân bị ảnh hưởng có 3
hộ, gồm gia đình ông H.S.S, N.V.Đ và ông Q.T.Đ ở thôn Liên Cơ 1 được đền bù trước
với số tiền 4,7 tỷ đồng, chiếm phân nửa kinh phí dành cho đền bù. Trong khi
đó, hơn 200 hộ dân có nhà cửa thiệt hại, trong đó có nhiều nhà thiệt hại rất
nghiêm trọng nhưng chỉ được áp giá đền bù vài chục triệu đồng, không đủ tiền
sửa chữa. “Nhà ông Q.T.Đ chỉ có hệ thống cửa nhôm kính, nhưng khi kiểm kê và
đền bù lại ghi là cửa gỗ. Tổng số tiền đền bù gia đình ông Đ nhận được lên
tới hơn 2 tỷ đồng”, ông Hào lấy ví dụ.
“Đúng quy trình” nhưng phải thu hồi hàng trăm triệu
Sau nhiều lần UBND huyện Ngọc Lặc cùng
các cơ quan có thẩm quyền tổ chức họp dân, kiểm tra, thống kê thiệt hại để
tiến hành đền bù, nhiều hộ dân vẫn chưa đồng thuận, vì cho rằng không công
bằng, thiếu minh bạch
Ngày 28/12/2018, ông Phạm Tiến Dũng,
Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc ký văn bản trả lời người dân khẳng định,
việc kiểm kê và lập dự toán đúng quy định. Tuy nhiên, văn bản này cũng thừa
nhận, sau khi thành lập tổ rà soát quy trình kiểm kê, áp giá bồi thường đối
với 3 hộ mà người dân phản ánh ở trên có sai sót dẫn đến phải thu hồi trên
463 triệu đồng.
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn
Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc cho biết, cho đến nay đã cơ bản đền bù
xong cho các hộ dân ở xã Nguyệt Ấn. Về dấu hiệu gian lận trong kê khai tài
sản đền bù, ông Tuấn cho biết, do nhà ở nông thôn xây dựng không có thiết kế
cụ thể, dẫn đến việc đo, kiểm đếm sai, nên khi áp giá có “dư ra chút ít”, đã
chỉ đạo thu hồi.
Về trách nhiệm, UBND huyện Ngọc Lặc
đang giao cho phòng Nội vụ kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, đề xuất hình thức kỷ
luật đối với từng người vi phạm, khi có kết quả cụ thể sẽ thông báo công khai.
|
Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét