Vấn đề bành trướng của Trung Quốc:
Những nạn nhân đầu tiên
Cập nhật lúc 16:07
Xin giới thiệu phần tiếp theo
bài viết của học giả Nga Aleksandr Samsonov về vấn đề bành trướng của Rồng
vàng Trung Quốc
Nhật Bản
Người Trung
Quốc có thái độ rất tiêu cực đối với nước Nhật và người Nhật, và thái độ đó
có những nguyên nhân rất khách quan, trong cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ
XX Nhật Bản đã tham gia cùng Phương Tây “trấn lột” Trung Quốc.
Hai lần tấn công Trung Quốc trong những
năm Chiến tranh Thế giới thứ hai và đã có những hành động mang tính diệt
chủng ở phía Bắc Trung Quốc, hàng triệu người Trung Quốc bị sát hại (không có
số liệu chính xác).
Thêm nữa, đến tận bây giờ Nhật Bản vẫn
không thèm đưa ra những lời xin lỗi chính thức về chính sách của Chính phủ
Nhật khi đó.
Đang tồn tại
các tranh chấp lãnh thổ - tranh giành các đảo Senkaku tại Biển Hoa Đông,- đây
là những đảo Nhật Bản chiếm hữu từ năm 1895.
Trung Quốc cho
rằng đã đến lúc Nhật Bản phải trao trả lại các khu vực lãnh thổ “gốc” này của
Trung Quốc cho Trung Quốc và công khai đưa ra yêu sách này vào năm 1992.
Năm 1999, tình
hình càng trở nên căng thẳng khi (các nhà thăm dò) phát hiện trên khu vực
quanh các đảo này một trữ lượng khí đốt tự nhiên rất lớn và cả hai bên đều
chuẩn bị để khai thác khí đốt tại đây.
Nhật Bản từ
cuối năm 2010 đã xem xét lại học thuyết quân sự của mình, trong học thuyết
quân sự (mới) này Nga đã không còn được coi là mối nguy hiểm chính đối với
Nhật Bản, mối nguy hiểm chính được xác định là những vấn đề Bắc Triều Tiên và
cuộc chạy đua vũ trang do Trung Quốc khởi xướng.
Chính vì thế mà
Nhật Bản ráo riết thực hiện kế hoạch hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm, hải quân,
không quân và củng cố tình hữu nghị với Mỹ.
Bán đảo Triều
Tiên
Từ thời cổ đại,
Trung Quốc đã coi (bán đảo) Triều Tiên là đất phiên thuộc của mình. Hiện nay,
Trung Quốc ủng hộ chế độ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều
Tiên) và phát triển mối quan hệ thương mại- kinh tế với cả hai miền Triều
Tiên.
Nhưng Trung
Quốc sẽ hành xử như thế nào, nếu trên bán đảo bùng nổ một cuộc nội chiến,
không một ai có thể dự báo được.
Đài Loan
Được coi là một
phần của nước Trung Hoa thống nhất và không chia cắt, từ năm 1992- đến 1999
(các bên) đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán về vấn đề thống nhất. nhưng tất cả
các cuộc đàm phán đều thất bại,- bởi vì giới lãnh đạo Đài Loan tuyên bố rằng,
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) và Đài Loan- đó là “hai nước hai bên bờ
Eo biển Đài Loan”.
Trung Quốc bắt
đầu công tác chuẩn bị để giải quyết vấn đề (Đài Loan) bằng (biện pháp) quân
sự. Mỹ và Nhật Bản hiện đang ủng hộ Đài Loan. Nhưng, điều gì sẽ xảy ra, nếu
(khi) Mỹ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nội bộ nghiêm trọng, hay là
phải tiến hành một cuộc chiến tranh khác (tại Iran, Pakistan.....).
Mỹ không thể
bảo vệ Đài Loan, (vì) không đủ nguồn lực, và thêm nữa, dân chúng Mỹ sẽ không
thể hiểu nổi: tại sao Mỹ lại phải bảo vệ người Trung Quốc trước chính người
Trung Quốc.
Giới tinh hoa
(lãnh đạo) Đài Loan hiện đang củng cố và tăng cường sức mạnh cho các lực
lượng vũ trang của mình: Hải quân, thiết kế chế tạo các máy bay không người
lái, các tên lửa chống hạm hiện đại, phòng không, đề nghị Mỹ bán các máy bay
tiêm kích mới nhất.
Vấn đề các
(quần) đảo Trường Sa và Hoàng Sa
Các đảo Hoàng
Sa- là một quần thể các đảo nhỏ ở Biển Đông, bị Bắc Kinh chiếm (của Việt
Nam) năm 1974 và hiện Việt Nam và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền đối với
quần đảo này.
Các đảo Trường
Sa- đấy là một quần đảo ở Tây Nam Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) với hơn 100
đảo nhỏ, bãi san hô và đảo san hô, tổng diện tích (các đảo, bãi san hô và đảo
san hô) gần 5km2. Tổng diện tích cả khu vực (Trường Sa) là hơn 400.000km2. Hiện đang có 6 quốc gia tranh
chấp chủ quyền đối với khu vực này- Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Malaixia,
Philippines, Bruney (in đậm
và thứ tự sắp xếp là của tác giả).
Nguyên nhân
xung đột- vị trí địa lý có tầm quan trọng chiến lược của các đảo, khu vực này
giàu có nguồn tài nguyên sinh vật và nhiều khả năng có thể phát hiện và khai
thác một nguồn dầu mỏ và khí đốt dồi dào.
Một phần của
quần đảo hiện đang được các đơn vị quân đội Việt Nam, Trung Quốc,
Philippines, Malaixia, Đài Loan đồn trú. Thường xuyên xảy ra các vụ đụng độ
nhỏ, vào năm 2008 người Philippines đã từng tuyên bố sẽ “chiến đấu đến người
thủy thủ và người lính thủy đánh bộ cuối cùng” vì Trường Sa.
Rất có khả năng
xảy ra xung đột lớn. Tất cả 6 quốc gia nêu trên trong thời gian gần đây đều
khẩn trương cùng cố lực lượng vũ trang, đặc biệt tập trung đầu tư nâng cao
sức mạnh hải quân, quan tâm xây dựng hạm đội tàu ngầm, không quân hải quân.
Chú thích trên bản đồ: Các con đường biển- tuyến
đường cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp Trung Quốc. Cũng như các cường
quốc công nghiệp khác, Trung Quốc cực kỳ nhạy cảm trước khả năng vận hành của
các tuyến hàng hải này.
Chú thích trên bản đồ: Các khu vực lãnh thổ tranh
chấp của Trung Quốc. Ba khu vực lãnh thổ tranh chấp chủ yếu: biên giới trên
bộ với Ấn Độ và Butan, về biên giới với Việt Nam trên Biển Đông, về biên giới
với Nhật Bản trên biển Đông Trung Hoa (Hoa Đông).
Việt Nam
Đối thủ “lâu
đời” của Trung Quốc, từng là thuộc địa của Rồng Vàng một nghìn năm, đến thế
kỷ X sau công nguyên.
Đang là đối thủ
của Trung Quốc (trong) tranh giành ảnh hưởng đối với các nước láng giềng ở
Đông Nam Á, có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Khi Việt Nam đang là đồng minh của Liên
Xô, không tồn tại mối nguy hiểm thực sự nào đối với Việt Nam, nhưng hiện nay,
mức độ (bị) đe dọa đã tăng mạnh.
Việt Nam đã củng cố sức mạnh các lực
lượng vũ trang của mình, tiếp xúc với Mỹ, củng cố quan hệ hợp tác với Ấn Độ.
Ấn Độ
Trung Quốc “coi” Bang Arunachan Pradesh
của Ấn Độ là một phần của Nam Tây Tạng, thành thử- (cũng coi) bang này là
lãnh thổ của Trung Quốc. Ấn Độ đòi Trung Quốc trao trả lại phần lãnh thổ-
Aksai Chin. Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác kinh tế, quân sự với Pakistan,
Bangladesh,- những quốc gia về phương diện lịch sử và văn hóa vốn là một phần
của nền văn minh Ấn Độ.
Trung Quốc ráo riết gia tăng ảnh hưởng
tại những nước quanh Ấn Độ- những nước vốn được giới tinh hoa Ấn Độ coi là
khu vực ảnh hưởng truyền thống của mình- Nepal, Butan, Shri-Lanka. Và không
chỉ thế, Trung Quốc còn chiếm Tây Tạng, Ấn Độ rõ ràng không thích thực tế này.
Để đáp trả, Ấn Độ tăng cường sức mạnh
các lực lượng vũ trang, đẩy mạnh hợp tác với Mỹ, Nga. Khả năng xảy ra một
cuộc chiến tranh lớn là không nhiều vì biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc
hiểm trở, khó qua. Nhiều núi.Afganistan Trung Quốc cho rằng tỉnh
Badakhshan (có đường biên giới với Trung Quốc) của Afganistan là “vùng đất cổ
của Trung Quốc”.
Nhưng hiện nay tại Afganistan đang xảy
ra các cuộc chiến tranh triền miên, nên Trung Quốc chủ yếu tập trung vào bành
trướng kinh tế (tại Afganistan). Rõ ràng là, khi mà Mỹ và các đồng minh của
Mỹ rút ra khỏi Afganistan, Trung Quốc sẽ trở thành “người cầm trịch” trong
khu vực và sẽ nhận được những nguồn tài nguyên cần thiết mà không cần (phải
tiến hành) chiến tranh.
Afganistan bị tàn phá nặng nề, nó cần
những khoản đầu tư rất lớn để khôi phục cơ sở hạ tầng, trong khi Trung Quốc
lại có những nguồn đầu tư như vậy.
Tajikistan Trung
Quốc đang đòi thêm 28.000km2 lãnh thổ nữa của Tajikistan ở khu vực Đông Pamir
(dãy núi Pamir). Tháng 1/2011, Tajikistan đã “nhượng” (Trung Quốc) 1.000 km2
lãnh thổ tranh chấp.
Nếu tính tới một thực tế là tiềm lực
quân sự của Tajikistan gần bằng không nếu so với (tiềm lực quân sự của) Trung
Quốc, thì sớm hay muộn Tajikistan sẽ “trao trả” toàn bộ “lãnh thổ tranh
chấp”, và còn có thể cả các vùng lãnh thổ khác nữa (nếu tính tới khả năng xảy
ra nội chiến trong nước). Cách cứu rỗi duy nhất cho Tajikistan- quay trở lại
thành phần nước Nga.
Kyrgyzstan Trong các
năm 1996 và 1999, Kyrgyzstan chuyển giao cho Trung Quốc 12km2 lãnh thổ của
mình và đến đó thì Trung Quốc tạm yên không đòi hỏi thêm gì. Nhưng nếu tính
tới tình hình nghiêm trọng của Kyrgyzstan: các vấn đề kinh tế, quân đội yếu,
xung đột sắc tộc (giữa người Kyrgyzstan và người Uzbek), có khả năng một thời
kỳ rắc rối sẽ được “xuất khẩu” từ Afhanistan sang, Kyrgyzstan sẽ trở thành
“con mồi” của kẻ mạnh.
Cũng như đối với Tajikistan, trong điều
kiện khủng hoảng thế giới, cách cứu nguy duy nhất đối với nhân dân Kyrgyzstan
trước hiểm họa bị “Hán hóa”, hay là chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, đó là quay
trở lại nhập vào thành phần của Nga.
Kazakhstan Trong các
năm 1992-1999, (hai bên) đã có các cuộc đàm phán ngoại giao và kết quả là
Trung Quốc tiếp nhận 407km2 lãnh thổ từ Kazakhstan. Từ đó Trung Quốc không
nói thêm gì về “lãnh thổ tranh chấp” (với Kazakhstan) nữa, vấn đề dường như
được coi là đã giải quyết xong.
Nhưng Kazakhstan đất rộng người rất
thưa, tiềm lực quân sự không lớn, biên giới với Trung Quốc quá dài- hơn
1.700km, và Trung Quốc sẽ hành xử như thế nào trong các điều kiện buộc phải
tồn tại, mọi người đều hiểu.
Mông Cổ
Trung Quốc coi Mông Cổ là phần đất kéo
dài của Nội Mông (Trung Quốc), và thành thử là nó (Mông Cổ) cũng là phần đất
kéo dài tự nhiên của Trung Quốc. Trong thế kỷ XX, Trung Quốc không chiếm hữu
(được) Mông Cổ hoàn toàn là nhờ có sự can thiệp của một Liên Xô quá hùng mạnh
khi đó.
Mông Cổ được Trung Quốc đặc biệt quan
tâm trước hết vì Mông Cổ có một lãnh thổ vô cùng rộng lớn- nhưng lại gần như
không có người ở (chỉ có 2,7 triệu người), không có các lực lượng vũ trang
thực thụ (chỉ gần 7.000 người).
Nước Nga
Trong năm 1991, M. Gorbachev ký một
hiệp ước (với Trung Quốc), theo đó- đường biên giới chạy giữa dòng chảy của
con sông Amur. Trước đó, đường biên giới chạy theo mép bờ sông phía Trung
Quốc. Trong các năm 2004-2005, V.Putin cắt cho Trung Quốc 337km2 đất Nga. Đến
đây thì vẫn đề lãnh thổ có vẻ như đã được giải quyết. Nhưng thói đời, “càng
ăn càng cảm thấy ngon miệng”.
Trung Quốc hiện đang còn lưỡng lự và
nếu như (Trung Quốc) chọn con đường bành trướng ra bên ngoài- Nga sẽ là
“khách hàng” nhiều tiềm năng nhất. Hiện Trung Quốc mới chỉ dừng ở mức độ
“chinh phục” về kinh tế tại các vùng lãnh thổ Nga và di dân sang các vùng đất
Nga gần như không có người (Nga) ở tại Sibiri, Viễn Đông.
Những nạn nhân đầu tiên nhiều khả năng
nhất của chiến lược bành trướng Trung Hoa
Những nạn nhân “tiềm năng nhất” đầu
tiên của Rồng Vàng sẽ là:
- Đài Loan, do lập trường mang tính nguyên
tắc của CHNDTH, Đài Loan- đó là một phần của nền văn minh Trung Hoa. Cũng
không loại trừ kịch bản hòa bình- nếu như giới tinh hoa Đài Loan “kiềm chế”
được những tham vọng của mình. Nếu như xảy ra một chiến dịch quân sự, con số
nạn nhân sẽ rất lớn, nhiều khả năng Mỹ và Phương Tây tuy có đưa ra các tuyên
bố “đao to búa lớn”, nhưng họ sẽ không thực sự đánh nhau (với Trung Quốc) vì Đài
Loan.
- Các nước phia Bắc (Trung Quốc): Nga,
Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, do là những khu vực lãnh thổ có rất ít dân
cư sinh sống, nhưng lại rất giàu tài nguyên và tiềm lực quân sự tương đối yếu
(các đơn vị quân đội Nga tập trung chủ yếu ở hướng Tây, và CHNDTH sẽ kịp giải
quyết xong mọi vấn đề liên quan đến chiếm Sibiri và Viễn Đông trước khi các
lực lượng Nga (từ hướng Tây) kịp cơ động đến các chiến trường).
Trung Quốc không mấy quan tâm đến việc
tấn công Ấn Độ, (vì) chiến trường không thích hợp lắm (núi non), về quân số
lực lượng vũ trang và nguồn lực con người, Ấn Độ cũng ngang ngửa với Trung
Quốc. Để chống lại Ấn Độ, Trung Quốc có thể sẽ tiến hành một chiến dịch hạn
chế, chủ yếu là để hỗ trợ đồng minh của mình- Pakistan.
Chiến tranh với Việt Nam, hoặc là với
các nước Đông Nam Á khác, không có lợi (cho Trung Quốc). Nguồn tài nguyên ở
các nước này hạn chế, dân số đông, quân đội Việt Nam và các nước đó “rắn”. Chính
vì thế mà Trung Quốc sẽ để các nước này lại để tính sau. Với hy vọng là những
nước này sau khi chứng kiến số phận các nước láng giềng của Rồng Vàng ở
Phương Bắc, sẽ phải sợ.
Nước Nhật, rõ ràng, sẽ đứng ở hàng chót
trong danh sách, (vì) rất khó tiến hành các chiến dịch tấn công chiếm lãnh
thổ bằng đường biển. Nhưng nếu tính tới “mối thâm thù” người Nhật của người
Trung Quốc, dân số trên các đảo sẽ mỏng đi nhiều. Đặc điểm nổi bật nhất trong
(các cuộc chiến tranh) bành trướng sẽ là: giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ không
tiếc sinh mạng binh sỹ cũng như không tiếc các phương tiện kỹ thuật quân sự.
Trung Quốc đang đối mặt với khủng hoảng
dân số trầm trọng (mất cân bằng giới tính), “già hóa” dân số, quá thừa đàn
ông trẻ, quá thiếu thiếu nữ. Càng nhiều người nằm lại trên chiến địa càng
tốt, bên trong Trung Quốc “nhiệt độ” cơn sốt (khủng hoảng dân số) sẽ càng hạ,
căng thẳng xã hội chùng xuống. Còn sự cần thiết phải sản xuất hàng loạt các
phương tiện kỹ thuật tác chiến sẽ là trụ đỡ cho nền kinh tế.
Nước Nga có thể làm gì để tự cứu mình?
- Về mặt ngoại giao, ủng hộ hòa bình
thống nhất Trung Hoa Đại lục với Quốc đảo Đài Loan.
- Tăng khối lượng hợp tác kinh tế,-
khủng hoảng và chấn động xã hội tại Trung Quốc- đấy là tín hiệu cho thấy bành
trướng bằng bạo lực đã đến rất gần. Chúng ta (Nga) cần (một nền) hòa bình tại
Trung Quốc và sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa của dân chúng Trung Quốc. Nga
cũng cần bành trướng văn hóa (ngược lại vào Trung Quốc)- Tiếng Nga, phim ảnh,
giáo dục, văn học.
- Liên minh chiến lược với Ấn Độ, công
nhận Pakistan, Bangladesh là một phần của nền văn minh Ấn Độ. Hợp tác hỗ trợ
lẫn nhau (với Ấn Độ) trong trường hợp Trung Quốc tiến hành một cuộc chiến
tranh xâm lược.
- Tăng cường tối đa quan hệ hợp tác
quân sự- kỹ thuật và kinh tế với Mông Cổ, các quốc gia Triều Tiên (Bắc và Nam
Triều Tiên), với các nước Đông Nam Á. Khôi phục lại liên minh với Việt Nam.
- Ngay lập tức khôi phục sức mạnh của
Hạm đội Thái Bình Dương, tăng mạnh lực lượng và phương tiện cho các cụm quân
ở Viễn Đông.
- (Thực hiện) một Chương trình quy mô
lớn tái chinh phục Sibiri và Viễn Đông (có thể lấy những đề xuấtcủa Iu.
Krupnov là cơ sở để xây dựng chương trình), khắc phục tình trạng mất cân bằng
dân số,- khi mà đại bộ phận dân Nga sống tại phần Châu Âu của nước Nga. Thực
hiện chương trình hỗ trợ tăng tỷ lệ sinh để NGƯỜI NGA và CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA
ở Sibiri và Viễn Đông (mỗi gia đình ít nhất có 3 đến 4 con).
- Giới tinh hoa Nga phải thể hiện Ý
CHÍ, bằng cách ngầm cảnh báo cho Trung Quốc rằng, nếu (Trung Quốc) xâm nhập
vào các vùng đất Nga và các khu vực ảnh hưởng của Nga (Kazakhstan,
Kyrgyzstan, Tajikistan, Mông Cổ), Nga có thể sẽ tiến hành một đòn tấn công
hạt nhân hạn chế nhằm vào các thành phố giàu có ven biển của Trung Quốc.
Nguồn tài liệu (tác giả)
đã sử dụng:
Vasiliev L.S. Trung Hoa Trung đại, 3 tập, Matxcova,1995-2006.
Galenovich Iu.M. Các tác giả tuyển tập “Trung Quốc không hài lòng”
viết gì. Matxcova,2010.
Krupnov. Iu. Mặt trời Nga mọc ở Phương Đông. Matxcova.2007.
Kulpin E.S. Con người và thiên nhiên Trung Quốc. Matxcova. 1990.
Nhepomnhin O.E. Lịch sử Trung Quốc: Triều đại Nhà Thanh. Thế kỷ
XVII- đầu thế kỷ XX. Matxcova , năm 2005. Những yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh:
Lịch sử và hiện tại. Matxcova,1979.
(Theo Đất Việt)
Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch)
|
Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét