Dự
án Gang thép Thái Nguyên sai phạm: Phải truy trách nghiệm
Cập nhật lúc 15:31
Nêu quan điểm về những sai phạm tại dự án Gang thép Thái Nguyên, các
ĐBQH đều cho rằng phải truy trách nhiệm, xử lý dứt điểm làm gương.
Sau khi kết luận thanh tra chỉ rõ sai phạm và trách nhiệm trong
việc triển khai dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty CP gang thép
Thái Nguyên (TISCO). Theo đó, hàng loạt sai phạm xảy ra như: Điều chỉnh vốn
thiếu căn cứ từ hơn 3.800 tỷ đồng lên tới 8.104 tỷ đồng (tăng 4.261 tỷ đồng);
cung cấp nhiều máy móc thiết bị sai khác về xuất xứ, thông số kỹ thuật không
phù hợp với quy chuẩn của VN...
ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng, thất thoát, thua
lỗ, sai phạm tại 12 đại dự án của ngành Công thương nói chung và dự án Gang
thép Thái Nguyên là một tồn tại lớn cho thấy sự yếu kém trong quản lý, đầu tư
phát triển của ngành Công thương.
Theo ông Phương, việc Thanh tra Chính phủ vào cuộc, chỉ rõ những
sai phạm cho thấy sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ nhưng cũng đồng thời là
cơ sở để xác định nguyên nhân, trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức liên
quan đồng thời đưa ra biện pháp xử lý cho thích hợp.
"Sai phạm rất rõ ràng, không còn bàn cãi gì nữa, từ việc
điều chỉnh vốn thiếu căn cứ, cho tới việc lựa chọn nhà thầu, cung cấp thiết
bị, công nghệ lạc hậu, không đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật... Vấn đề quan trọng
là vì sao khi TISCO, VNS và Bộ Công thương xin điều chỉnh tăng tổng mức đầu
tư dự án lên 8.104 tỷ đồng, đa số các bộ, ngành được lấy ý kiến đều phản đối,
cho rằng việc tăng vốn là thiếu cơ sở nhưng TISCO vẫn làm?
Tôi cho rằng, Thanh tra đã đưa ra kết luận rõ ràng như vậy thì
vấn đề quy trách nhiệm, xử lý trách nhiệm cũng phải thực hiện một cách rõ
ràng, công khai, minh bạch thì mới được.
Bên cạnh việc xử lý hành chính, xử lý hình sự thì cần phải xem
xét những cá nhân, tổ chức làm sai ở đâu, gây thất thoát, thua lỗ bao nhiêu
phải bồi thường ngần ấy", vị đại biểu đoàn Quảng Bình nói.
Vấn đề tiếp theo, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương đề cập tới phương
án xử lý dự án này thế nào là phù hợp.
Theo ông Phương, đối với một dự án có quá nhiều sai phạm, đặc
biệt là vấn đề công nghệ lạc hậu, vận tải khó khăn, tốn kém, không hiệu quả
thì không thể vội vàng lựa chọn giải pháp tái cơ cấu, đổ thêm vốn để cứu dự
án như đề xuất của Bộ Công thương.
"Cần tổ chức rà soát, đánh giá với sự tham gia của các
chuyên gia, các tổ chức kinh tế độc lập nhằm đánh giá lại tính hiệu quả, khả
năng sản xuất của dự án này. Khâu nào làm được thì để lại làm, khâu nào không
làm được thì giải thể, kiên quyết không đầu tư thêm.
Riêng quan điểm cá nhân tôi thì không nên tiếp tục đổ tiền vào dự
án này nữa. Đổ thêm tiền vào dự án với hàng loạt những vấn đề về công nghệ
như vậy thì không khác nào phải đầu tư mới, phải bỏ công nghệ cũ, thay công
nghệ mới, như vậy thì không cần làm nữa", ông Phương nói.
Hơn nữa, ông Phương cho rằng, thị trường thép trong nước hiện
đang bị bão hòa, trong nước có nhà máy thép Formosa, trong khi Trung Quốc đã
tăng xuất khẩu thép ra thị trường quốc tế với khối lượng lớn, giá thành rẻ,
chất lượng tương đương, nếu Việt Nam tiếp tục đổ tiền đầu tư thép nhưng không
hiệu quả, giá thành cao sẽ không thể cạnh tranh được.
Cùng quan điểm bà Bùi Thị An - nguyên ĐBQH khóa XIII cũng cho
rằng phải xử lý nghiêm trách nhiệm, làm rõ lợi ích nhóm đồng thời yêu cầu bồi
thường thiệt hại với những sai phạm xảy ra tại dự án.
"Tôi đề nghị phải làm rõ lý do vì sao đề xuất xin điều
chỉnh vốn đều bị phản đối, không được chấp thuận nhưng cuối cùng TISCO vẫn
quyết định tăng được vốn đầu tư dự án tăng lên hơn 4.261 tỷ đồng?
Đồng thời phải làm rõ Ai chỉ đạo và Ai cho phép TISCO tăng vốn
lên như vậy?
Thanh tra kết luận, chỉ rõ sai phạm là rất đáng hoan nghênh nhưng
cũng cần có trách nhiệm chỉ rõ ra ai sẽ phải chịu trách nhiệm? Nếu là TISCO
sai thì là ai sai? Không nên để cuối cùng sai là của tập thể, trách
nhiệm cũng của tập thể là không được", bà An nói.
Về hướng xử lý dự án, bà An cũng đề nghị phải dừng ngay
dự án, không thể tiếp tục đổ tiền gây lãng phí, tốn kém mà không mang lại
hiệu quả cho xã hội.
"Dự án đầu tư tốn kém, công nghệ lạc hậu, chi phí đắt đỏ...
chỉ bấy nhiêu lý do cũng đủ để quyết định dừng dự án này rồi. Việt Nam còn
rất nghèo, tiêu một đồng cũng phải tính, vì thế phải kiên quyết xử lý tới
cùng, xử lý triệt để để làm gương.
Tôi rất bức xúc khi phải chứng kiến cảnh người dân còn nghèo mà
cứ hàng nghìn tỷ này đổ vào dự án này không hiệu quả lại có nghìn tỷ khác đổ
vào dự án khác cũng không hiệu quả. Dư luận đang đặt ra câu hỏi trách nhiệm
quản lý ở đâu; Trách nhiệm với đồng tiền thuế của người dân thế nào;Trình độ,
năng lực điều hành ra sao; Tại sao lại để xảy ra tình trạng như vậy?
Để chấm dứt hiện tượng này, tôi cho rằng sau khi chỉ ra
trách nhiệm thì cũng phải chỉ rõ người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại", bà An gay gắt.
(Theo Đất Việt)
Lam Nguyễn
|
Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét