Nghĩ về thông điệp của ông Trương
Tấn Sang qua một bài báo
Cập nhật lúc 08:30
Ông
Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa
có bài viết “Quyền lực, trách nhiệm người lãnh đạo và niềm tin của nhân dân”
đăng trên báo Nhân dân nhân Kỉ niệm Quốc khánh 2/9.
Vậy thông điệp ông Sang muốn gửi gắm
qua bài viết là gì? Tất nhên ở vị thế của mình, ông có nhiều thông điệp muốn
truyền tải.
Song, với người viết bài này, có hai
thông điệp quan trọng nhất mà ông muốn gửi gắm qua bài viết. Đó là vai trò
người đứng đầu và thái độ đối với tham nhũng của chính thể cầm quyền.
Mở đầu bài viết, ông Sang đặt ra một
định đề: “Ðã có những quốc gia từng đi đầu trong phát triển kinh tế rồi bỗng
nhiên niềm hứng khởi vụt tắt. Nhưng cũng có những quốc gia mấy mươi năm trước
xuất phát điểm giống ta, nay đã bước vào hàng ngũ các nước phát triển”.
Tại sao vậy? Để trả lời câu hỏi này,
ông đưa ra 4 nhân vật đều là những người đứng đầu mỗi quốc gia và thái độ của
họ đối với tham nhũng.
Đó là Thủ tướng Singapore Lý Quang
Diệu, Tổng thống Hàn quốc Park Chung Hee và Tổng thống Philippines Ferdinand
Marcos, Tổng thống Indonexia Suharto.
Về Tổng thống Lý Quang Diệu, ông Sang
không tiếc lời ca ngợi và dẫn lời ông Diệu trong cuốn sách: "Tài sản lớn
nhất của chúng tôi là sự tín nhiệm và lòng tin cậy của nhân dân. Chúng tôi
cẩn thận không để lãng phí niềm tin vừa mới giành được này do cai trị tồi và
tham nhũng. Tôi cần sức mạnh chính trị này để tối đa hóa các tác dụng mà
chúng tôi có thể tạo ra từ vốn liếng rất ít của mình"…
Đối với Tổng thống Park Chung Hee,
không quên món nợ lính đánh thuê sang Việt Nam, song ông Sang nhận xét: “suốt
18 năm làm tổng thống cho đến khi bị ám sát, ông chỉ sở hữu một gia tài
khoảng 10.000 USD và cho đến nay, người ta không tìm ra được một tài sản có
giá trị nào được cất giấu, ngoại trừ một Hàn Quốc đứng trong hàng ngũ các
quốc gia phát triển”.
Tất nhiên, ông Sang không quên câu nói
nổi tiếng của Tổng thống Park Chung Hee: “Tôi sẽ trừng trị bất cứ kẻ nào ăn
cắp của công dù chỉ một đồng”.
Đối với Tổng thống Suharto, bài báo
dẫn: “Chính vì lợi ích của gia đình (con cái và thân thích của Suharto) can
dự quá nhiều vào các hợp đồng béo bở và độc quyền, khiến cho Suharto do dự
trong các bước đi cải cách kinh tế, thậm chí còn thu vén cho gia đình trong
cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Ðông - Nam Á 1997-1998.
Ông Lý Quang Diệu thuật lại trong hồi
ký lời một nhà báo Mỹ đưa tin trên tạp chí Forbes tháng 10-1998 tại New York
rằng gia đình Suharto có tài sản trị giá 42 tỷ USD. Ông Lý Quang Diệu viết
trong hồi ký: "Tôi không hiểu vì sao các con của ông ta cần phải giàu
đến thế. Giá chúng không quá đáng như vậy thì ông ta hẳn đã có một vị trí
khác hẳn trong lịch sử Indonesia".
Về Tổng thống Ferdinand Marcos, bài báo
dẫn bài báo: "Chỉ có ở Philippines thì mới có thể xem xét quốc tang cho
một nhà lãnh đạo như Ferdinand Marcos - kẻ đã cướp bóc đất nước mình hơn 20
năm… Marcos là nhà cai trị vơ vét thành công thứ hai trong lịch sử, cướp
khoảng 5-10 tỷ đôla Mỹ trong hai thập niên ở dinh tổng thống".
Tóm lại, bài báo của nguyên Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang đã đưa ra 4 nhân vật đồng thời cũng là 4 người đứng đầu
mỗi quốc gia ở những thời điểm lịch sử của từng dân tộc.
Tại những thời điểm đó, cả 4 quốc gia
đều có những nét tương đồng, đặc biệt là về kinh tế, cùng nằm ở những quốc
gia kém phát triển. Thế nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, kết quả đã rất khác
nhau “một trời, một vực”.
Nếu ở những quốc gia người đứng đầu
kiên quyết với tệ nạn tham nhũng thì đất nước phồn vinh và ngược lại, ở những
quốc gia mà người đứng đầu nằm trong “đội quan tham nhũng” thì dân tình khốn
khó, đất nước lao đao...
Nhìn vào thực tế Việt Nam, kể từ khi
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “nổi lửa”, các “lò” chống tham nhũng rực cháy
thì kinh tế phát triển.
Mức
tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%,
kỉ lục của năm 2017 và GDP đạt gần 7,4% - mức cao nhất 10 năm của 03 tháng
đầu năm 2018 là một minh chứng điển hình.
Tóm lại, sau khi đọc bài báo, người
viết bài này cho rằng thông điệp mà nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gửi
gắm chính là công cuộc phòng chống tham nhũng, trong sạch bộ máy và đặc biệt,
là thái độ của người đứng đầu đối với tiêu cực, tham nhũng. Đây cũng là yếu
tố mang tính quyết định tới sự thành bại của một quốc gia.
Không thể có một đất nước phát triển
nếu như những người đứng đầu quốc gia đó lại “lỏng tay”, thậm chí tham gia
vào “đội quân tham nhũng”…
(Theo Dân Trí) Bùi Hoàng Tám
|
Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét