Chương trình Công nghệ giáo
dục: Ai hưởng lợi?
Cập
nhật
lúc 08:55
Chỉ riêng 800.000 học sinh đang được dạy thí điểm tài liệu
"Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục", tiền mua sách qua một công
ty của NXB Giáo dục Việt Nam đã lên đến 272 tỉ đồng
Tại
sao tài liệu "Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục" bị cho là có
nội dung thiếu chuẩn mực đối với học sinh (HS) lớp 1 lại được thí điểm ở 49
tỉnh, thành với trên 800.000 HS? Chuyên gia nào đã tham gia hội đồng quốc gia
thẩm định để bộ sách này tiếp tục được triển khai và mở rộng?... Đó là những
câu hỏi mà dư luận và phụ huynh HS đưa ra, cần có câu trả lời cụ thể từ Bộ
Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT).
Bộ GD-ĐT ngợi ca!
Theo danh sách Hội đồng Quốc gia
thẩm định tài liệu "Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục" được Bộ
GD-ĐT thành lập, có 13 thành viên là chuyên gia đến từ các trường đào tạo sư
phạm, viện ngôn ngữ, đại diện các trường tiểu học và NXB Giáo dục Việt Nam.
Trước nhiều ý kiến lo lắng của
phụ huynh, PGS Bùi Mạnh Hùng - chủ tịch hội đồng, hiện là điều phối viên
chính Ban Phát triển Chương trình Giáo dục phổ thông mới - giải thích tài
liệu "Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục" không phải là một
chương trình riêng mà chỉ là tài liệu dạy học do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên. Dạy
học theo tài liệu này là một trong những phương án dạy học tiếng Việt cho HS
tiểu học, nhất là ở những vùng khó khăn, vùng có nhiều HS dân tộc và đến nay
đã có nhiều địa phương tự nguyện áp dụng. Theo PGS Hùng, tài liệu này đã giúp
HS phát triển khá hiệu quả kỹ năng đọc thành tiếng và viết đúng chính tả.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim
Thúy (TP Đà Nẵng), người đã chất vấn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ về
việc đưa chương trình Công nghệ giáo dục vào trường học, từng chia sẻ với báo
chí rằng trong kết quả đánh giá tài liệu "Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ
giáo dục" gửi tới bà, ông Nhạ cho rằng tài liệu thể hiện rõ nhiệt huyết
và công phu của nhóm tác giả trong việc biên soạn và thể nghiệm một hướng dạy
học tiếng Việt cho HS lớp 1. Theo đó, tài liệu tạo ra một số nét khác biệt
đáng ghi nhận trong phương pháp dạy học tiếng Việt. Trong tương lai, nếu được
nâng cao chất lượng, tài liệu này có thể được sử dụng như là một cuốn sách
giáo khoa (SGK) khi cả nước áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới theo
chủ trương "một chương trình, nhiều SGK" có hiệu lực. Dĩ nhiên,
điều kiện tiên quyết là tài liệu này phải được Hội đồng Quốc gia thẩm định
SGK mới thẩm định và thông qua như tất cả các SGK khác.
Tài
liệu “Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục” đang thí điểm ở 49 tỉnh, thành
Nguồn thu khổng lồ
Theo giá công bố, tài liệu
"Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục" dành cho HS gồm 18 đầu
sách, giá tổng cộng 283.000 đồng; bộ dụng cụ học tập "Tiếng Việt lớp 1 -
Công nghệ giáo dục" 57.000 đồng; bộ sách "Giáo dục lối sống lớp 1 -
Công nghệ giáo dục" gồm 5 cuốn, tổng cộng 103.000 đồng.
Trong số 18 đầu sách này, chỉ có
3 cuốn có thể coi như SGK để HS sử dụng hằng ngày là "Tiếng Việt lớp 1 -
Công nghệ giáo dục" tập 1 (âm/chữ), "Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ
giáo dục" tập 2 (vần), "Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục"
tập 3 (tự học). Giá của 3 cuốn sách này là 35.500 đồng. 15 đầu sách còn lại
là các cuốn vở bài tập sử dụng một lần, in sẵn.
Theo tính toán của các chuyên
gia, nếu chỉ sử dụng 3 cuốn sách có giá 35.500 đồng trên, phụ huynh của
800.000 HS đang thí điểm chương trình này sẽ phải chi số tiền 28,4 tỉ đồng.
Tuy nhiên, điều đáng nói là phụ huynh không thể chỉ mua 3 cuốn sách trên mà phải
mua trọn gói cả bộ sách theo cách đăng ký với nhà trường nên số tiền phải bỏ
ra gấp tới 10 lần. Nếu tính 340.000 đồng/bộ sách x 800.000 HS thì số tiền mà
phụ huynh phải bỏ ra lên đến 272 tỉ đồng.
Một chuyên gia đặt câu hỏi: Tại
sao quy mô triển khai một tài liệu chưa chuẩn lại ngày càng được mở rộng?
Chuyên gia này cũng tự phân tích: Thực tế, số tiền thu được từ bán sách thông
qua đường công văn và qua nhà trường, phòng GD-ĐT, sở GD-ĐT là không hề nhỏ.
Bằng chứng là trong Công văn số
1181/BGDĐT-GDTH ngày 25-2-2013 của Bộ GD-ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển
ký, bộ đề nghị các sở liên hệ trực tiếp với Công ty CP Đầu tư phát triển
trường phổ thông công nghệ giáo dục (NXB Giáo dục Việt Nam) để mua tài liệu.
Từ chỉ đạo này, các sở GD-ĐT, như Sở GD-ĐT Ninh Bình (nơi 100% trường tiểu
học dạy "Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục" từ năm học
2016-2017), ban hành Công văn số 317/SGDĐT-GDTH về việc đăng ký tài liệu và
thiết bị giáo dục cấp tiểu học năm học 2018-2019, gửi các phòng GD-ĐT yêu cầu
chỉ đạo hiệu trưởng các trường tiểu học tổng hợp, đăng ký số lượng tài liệu,
sách, thiết bị năm học 2018-2019.
Như vậy, theo chuyên gia nêu
trên, với kiểu bán sách độc quyền này, phụ huynh không thể không mua sách.
Khoản tiền mà họ bỏ ra cho tài liệu này là con số khổng lồ.
Có thể nhân rộng!
Theo giới
chuyên môn, với quan điểm, đánh giá của Bộ GD-ĐT, dễ dàng nhận thấy sau khi
có kết quả của hội đồng thẩm định, tài liệu "Tiếng Việt lớp 1 - Công
nghệ giáo dục" sẽ tiếp tục được triển khai vào nhà trường với quy mô mỗi
năm một lớn hơn.
(Theo Người Lao Động) Yến Anh
Bản chất vấn đề là công nghệ tiêu tiền, họ chỉ núp
bong giáo dục trục lợi mà thôi. Dân vừa mất tiền, con em vừa bị ngu dốt thêm.
Thương Giang
|
Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét