Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

'Bộ GD&ĐT ôm đồm sách giáo khoa dẫn đến tiêu cực'

Cập nhật lúc 14:55                

TS Lê Viết Khuyến cho rằng khi làm sách giáo khoa mới, Bộ GD&ĐT hãy tách khỏi tư cách chủ quản của NXB Giáo dục Việt Nam - đơn vị độc quyền in sách giáo khoa nhiều năm qua.

Liên quan câu chuyện độc quyền sách giáo khoa (SGK), TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT - cho biết có những cán bộ, chuyên viên vừa là thành viên của hội đồng thẩm định, vừa là người viết sách giáo khoa. Thậm chí, có người tham gia vào 7,8 quyển sách giáo khoa khác nhau.
Độc quyền SGK khiến NXB duy nhất thuộc Bộ GD&ĐT sẽ thao túng thị trường. Một khi không có cạnh tranh, SGK khó phát triển và học sinh chính là đối tượng chịu thiệt thòi.
- Sách Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại được đánh giá tốt sau 40 năm nhưng vẫn "gò mình" trong hai chữ “thí điểm”. Nhiều năm nay, NXB Giáo dục Việt Nam (thuộc Bộ GD&ĐT) độc quyền xuất bản SGK với cơ cơ chế “một chương trình, một bộ SGK”. Thực trạng này xuất phát từ nguyên nhân nào?
- Trước thời điểm có Luật giáo dục năm 2005, nước ta chấp nhận nhiều chương trình và SGK, trong đó có sách Công nghệ Giáo dục của nhóm GS Hồ Ngọc Đại. Nhưng sau khi có luật này với vòng kim cô “một chương trình, một bộ sách giáo khoa”, các chương trình khác bị dẹp đi, chỉ có chương trình hiện hành của Bộ GD&ĐT.
Đó là nguyên nhân sách của nhóm GS Hồ Ngọc Đại, mặc dù được đánh giá tốt trong 40 năm, được 49 tỉnh thành lựa chọn với 800.000 học sinh trong cả nước sử dụng, vẫn không được gọi là SGK.
Sách này chỉ "núp bóng" dưới hai từ “thí điểm” để không phạm luật khi được sử dụng trong nhà trường. Như vậy, chúng ta phải sửa luật theo hướng “một chương trình, nhiều bộ SGK” mới xóa đi sự không bình đẳng giữa các bộ sách cùng có chất lượng.
- Độc quyền SGK dẫn đến hậu quả như thế nào, thưa ông?
- SGK hiện tại do Nhà nước nắm quyền, quản lý và ban hành, được biên soạn theo tiếp cận truyền thống với quan điểm giáo dục là quá trình truyền thụ kiến thức từ ngườì dạy tới người học.
Cơ chế làm SGK bắt đầu từ việc Bộ GD&ĐT ra quyết định thành lập ban soạn thảo chương trình và viết sách giáo khoa. Sau thẩm định, các bản thảo SGK được chuyển giao cho NXB Giáo dục Việt Nam in và phát hành. Có ý kiến cho rằng SGK được bao cấp sẽ tạo được sự thống nhất cho cả nước, phụ huynh không tốn kém do không phải mua nhiều loại sách.
Tuy nhiên, độc quyền SGK dẫn đến việc những cá nhân, tổ chức "bắt mối" để hưởng lợi. Với cơ chế này, mọi cải cách, thay đổi của SGK sẽ bị gạt đi và việc tiếp nhận xu thế thế giới cũng giảm rõ rệt.
Độc quyền SGK khiến NXB duy nhất sẽ thao túng thị trường sách. Một khi không có cạnh tranh, SGK khó phát triển.

'Bo GD&DT om dom sach giao khoa dan den tieu cuc' hinh anh 1 
TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT - cho rằng cơ chế hiện tại tạo điều kiện cho "lợi ích nhóm" trong làm sách giáo khoa. Ảnh: Quang Đức.

Cơ chế tạo nên “lợi ích nhóm”
- Vậy theo ông, cơ chế hiện tại tạo điều kiện cho các "lợi ích nhóm" ăn chia "miếng bánh thị phần" béo bở?
- Đúng vậy. Không những thế, đó còn là "miếng bánh" rất lớn. Quy định “một chương trình, một bộ SGK” của Luật giáo dục hiện tại tạo kẽ hở cho cho tiêu cực, do đó cần được chỉnh sửa sớm.
Chương trình hiện tại còn không ổn ở chỗ Bộ GD&ĐT là người chỉ đạo soạn thảo chương trình, thành lập ban soạn thảo, sau đó lại quyết định thông qua. Nếu Bộ GD&ĐT vẫn muốn "ôm" mọi quyền quyết định, sẽ có người đổ xô để lấy lòng. Tất cả dễ dẫn đến tiêu cực.
Hơn nữa, biên soạn và in SGK sử dụng tiền từ ngân sách Nhà nước cũng không ổn. Điều này sẽ tạo tiêu cực khi nhiều cá nhân, tổ chức cố gắng “chạy chọt”, “móc ngoặt” để lấy cơ chế in sách độc quyền, chia lợi nhuận.
Chúng ta cần có một cơ chế khác khi viết SGK mới. Bộ GD&ĐT - đơn vị thẩm định chất lượng SGK - hãy tách khỏi tư cách cơ quan chủ quản của NXB Giáo dục Việt Nam.
NXB Giáo dục Việt Nam, khi tham gia viết sách, cũng nên đứng ra ngoài cơ cấu của Bộ GD&ĐT, giống như bất cứ doanh nghiệp xuất bản nào khác, không được phép sử dụng tiền của ngân sách Nhá nước, chỉ được vay tiền như doanh nghiệp.
Đồng thời, hội đồng thẩm định phải đảm bảo khách quan, đại diện cho cộng đồng xã hội, chứ không chỉ đại diện cho Bộ GD&ĐT. Hội đồng này không nên có quan chức của Bộ GD&ĐT. Sau khi có kết quả thẩm định, Bộ GD&ĐT chỉ ký ban hành văn bản công nhận sách, như vậy mới không tạo sự nghi ngờ về lợi ích nhóm trong dư luận.
Tất cả người viết sách phải bình đẳng về tài chính và về cơ hội. Nếu không, dù có chủ trương “một chương trình, nhiều bộ SGK”, không cá nhân, đơn vị nào dám viết sách vì đầu tư lớn nhưng chắc gì đã được chấp nhận?

'Bo GD&DT om dom sach giao khoa dan den tieu cuc' hinh anh 2
Độc quyền ảnh hưởng chất lượng sách giáo khoa và học sinh chịu thiệt. Ảnh minh họa: A.T.

- Theo ông, "miếng bánh" SGK, ai có lợi?
- NXB Giáo dục Việt Nam là "con đẻ" của Bộ GD&ĐT, vậy việc xuất bản SGK, NXB này có lợi thì bộ cũng có lợi.
Tôi kể lại câu chuyện khi còn làm Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, năm 2001, Bộ GD&ĐT được phê duyệt ngân sách Nhà nước 11 tỷ đồng để xây dựng bộ chương trình khung cho các ngành đào tạo đại học và cao đẳng. Số tiền này quả thực chúng tôi “tiêu mãi không hết”, dù chương trình đại học rất đa dạng, khối lượng lớn gấp nhiều lần chương trình phổ thông.
Thời điểm đó, chúng tôi đưa ra nguyên tắc cán bộ và chuyên viên Vụ Đại học không được tham gia các hội đồng ngành và khối ngành; nếu cần thiết, chỉ tham gia tổ thư ký giúp việc.
Trong khi đó, ở khu vực giáo dục phổ thông thời điểm năm 2014, số tiền viết SGK trong dự thảo Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa là 5.000 tỷ đồng.
Về phía các Vụ Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, tôi biết có những cán bộ, chuyên viên vừa là thành viên của hội đồng thẩm định, vừa là người viết sách, thậm chí có người tham gia vào 7,8 quyển sách giáo khoa khác nhau. Chúng tôi hoàn toàn không tán thành cách làm này.
Thế hệ chúng tôi là chuyên viên cao cấp, lương vượt khung nhưng khi nghỉ hưu vẫn không đủ sức mua ôtô. Thế nhưng, nhiều chuyên viên trẻ của Bộ GD&ĐT hiện nay lương cơ bản chỉ 5-6 triệu đồng, vẫn… đi xe bốn bánh rầm rầm. Vậy thì chỉ có cách ngoài làm chuyên môn, họ còn làm thêm công việc của “doanh nhân”.
Những người kiếm lợi nhuận từ SGK cũng là hưởng lợi nhuận từ ngân sách Nhà nước, là tiền thuế của tất cả người dân.
Trong khi đó, ở khu vực giáo dục phổ thông thời điểm năm 2014, số tiền viết SGK trong dự thảo Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa là 5.000 tỷ đồng.
Về phía các Vụ Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, tôi biết có những cán bộ, chuyên viên vừa là thành viên của hội đồng thẩm định, vừa là người viết sách, thậm chí có người tham gia vào 7,8 quyển sách giáo khoa khác nhau. Chúng tôi hoàn toàn không tán thành cách làm này.
Thế hệ chúng tôi là chuyên viên cao cấp, lương vượt khung nhưng khi nghỉ hưu vẫn không đủ sức mua ôtô. Thế nhưng, nhiều chuyên viên trẻ của Bộ GD&ĐT hiện nay lương cơ bản chỉ 5-6 triệu đồng, vẫn… đi xe bốn bánh rầm rầm. Vậy thì chỉ có cách ngoài làm chuyên môn, họ còn làm thêm công việc của “doanh nhân”.
Những người kiếm lợi nhuận từ SGK cũng là hưởng lợi nhuận từ ngân sách Nhà nước, là tiền thuế của tất cả người dân.
Về phía các Vụ Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, tôi biết có những cán bộ, chuyên viên vừa là thành viên của hội đồng thẩm định, vừa là người viết sách, thậm chí có người tham gia vào 7,8 quyển sách giáo khoa khác nhau. Chúng tôi hoàn toàn không tán thành cách làm này.
Thế hệ chúng tôi là chuyên viên cao cấp, lương vượt khung nhưng khi nghỉ hưu vẫn không đủ sức mua ôtô. Thế nhưng, nhiều chuyên viên trẻ của Bộ GD&ĐT hiện nay lương cơ bản chỉ 5-6 triệu đồng, vẫn… đi xe bốn bánh rầm rầm. Vậy thì chỉ có cách ngoài làm chuyên môn, họ còn làm thêm công việc của “doanh nhân”.
Những người kiếm lợi nhuận từ SGK cũng là hưởng lợi nhuận từ ngân sách Nhà nước, là tiền thuế của tất cả người dân.
"Sợ chỉ là hô khẩu hiệu"
- Nhiều băn khoăn như vậy, ông kỳ vọng gì khi sắp tới có chủ trương “một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa”?
- Tôi rất mong mỏi nhưng thật không kỳ vọng nhiều vào sự thay đổi đột phá với chủ trương “một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa”, sợ rằng nếu có chỉ là hô khẩu hiệu.
Nền giáo dục của chúng ta thực sự thay đổi nếu có một cách tiếp cận mới, đó là tạo ra những người học năng động, sáng tạo và có ích cho xã hội. Một nền giáo dục lấy người học làm trung tâm, giáo viên là người định hướng.

Thế hệ chúng tôi là chuyên viên cao cấp, lương vượt khung nhưng khi nghỉ hưu vẫn không đủ sức mua ôtô. Thế nhưng, nhiều chuyên viên trẻ của Bộ GD&ĐT hiện nay lương cơ bản chỉ 5-6 triệu đồng, vẫn đi xe bốn bánh rầm rầm. TS Lê Viết Khuyến

Các bộ sách trong chủ trương này sẽ không xây dựng chung cho học sinh cả nước mà phải được sử dụng linh hoạt cho từng nhóm đối tượng, để phát triển tối đa năng lực của từng cá nhân.
Để quản lý thống nhất, Nhà nước chỉ ban hành chuẩn chương trình, quy định khung. Chương trình cụ thể sẽ do từng cơ sở giáo dục phát triển và điều chỉnh sao cho phù hợp địa phương. Việc tổ chức viết sách giáo khoa không phải là bao cấp, hội đồng thẩm định sẽ có thành phần khách quan và không liên quan lợi ích của các nhóm tác giả.
Cách làm này có thể mang đến lo ngại “nhiều chương trình sẽ rối” nhưng chắc chắn sẽ có lợi hơn cho học sinh và sẽ giảm được chi phí đầu tư của Nhà nước.
Đây cũng là cách được thế giới áp dụng. Nhóm GS Hồ Ngọc Đại có lẽ cũng đi theo hướng này với sách Công nghệ Giáo dục, mặc dù gây tranh luận trong suốt 40 năm qua.
Tôi không đặt quá nhiều sự tin tưởng của mình cho sự thành công nhanh chóng của quan điểm “một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa” vì nhiều người Việt trẻ có tri thức, tư tưởng tiến bộ lại chưa có cơ hội gia nhập giới quản lý. Trong khi đó, đa số giới quản lý của ngành giáo dục vẫn theo cách tiếp cận cũ, rất khó có thay đổi đột biến.
(Theo Zing.vn) Quyên Quyên thực hiện

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét