Năm nào cũng in lại sách giáo khoa,
những con số biết nói
Cập nhật lúc 16:29
Việc in sách giáo khoa đâu phải năm nào cũng in mới, dân
đã nghèo mà sách giáo khoa cứ phải in mới là không bình thường, điều này rõ
ràng là việc làm có chủ ý.
LTS: Giáo sư Nguyễn Xuân Hãn hiện đang công
tác tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội gửi đến Báo
Điện tử Giáo dục Việt Nam loạt bài viết chia sẻ quan điểm của thầy về việc
biên soạn sách giáo khoa hiện nay.
Tòa soạn trân trọng gửi đến quý bạn đọc bài
viết đầu tiên của thầy Nguyễn Xuân Hãn. Nội dung và văn phong bài viết thể
hiện quan điểm của tác giả.
Sách giáo khoa là phương tiện tối thiểu cho việc
dạy và học, được tất cả các quốc gia coi trọng.
Chính vì thế, việc xây dựng những bộ sách giáo khoa luôn có ảnh
hưởng rất lớn đến con người, đến kinh tế - xã hội của đất nước.
Giáo dục ổn định, phát triển hay tụt hậu, bị xáo trộn, thương mại
hóa hay tự do hóa, phần lớn cũng xuất phát từ sự nhận thức về việc soạn thảo
và in ấn các bộ sách giáo khoa.
So với các nước và chính nước ta trước đây, việc đầu năm học này
chưa cung ứng đủ sách giáo khoa đang là một vấn đề thách thức đối với Bộ Giáo
dục và Đào tạo. Vậy đâu là nguyên nhân?
Những con số biết nói
Hàng năm, lượng in ấn sách giáo khoa và
sách tham khảo chiếm khoảng 85% lượng in ấn của quốc gia, 200 triệu bản cho
khoảng 2.500 đầu sách.
Ở bậc học phổ
thông, học sinh lớp 1 có tới 80 cuốn sách, còn từ lớp 2 đến lớp 12, có
từ 100 đến 500 cuốn sách. [1]
Nếu chồng các cuốn sách giáo khoa, sách tham khảo của mỗi lớp, ta
thấy chiều cao của chồng sách có thể cao hơn chiều cao của học sinh.
Nếu so với các nước, ta thiếu hẳn các loại sách phổ biến, những
thành tựu khoa học công nghệ bằng ngôn ngữ thông thường, nêu bản chất cơ bản
nhất so sánh với với cái cụ thể dễ thấy, dễ hiểu.
Ví dụ, cuốn “Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ” của Stephen Hawking do Nhà
xuất bản Trẻ ấn hành có giá bìa 98 nghìn đồng/cuốn, giá quá cao so với lương
trung bình của cán bộ;
Nhưng nếu xuất bản hàng vạn cuốn như các nước giá sẽ rẻ khoảng
mười nghìn đồng/cuốn thì rất nhiều người mua được, đặc biệt là học sinh và
sinh viên.
Ví dụ khác, tỷ phần (số lượng sách đại học xuất bản trên số lượng
sách phổ thông) chưa đến 1%, lượng in hiện nay chỉ in vài trăm cuốn, giá
đến hàng trăm nghìn đồng/cuốn. [2]
Xin được nhắc
lại vụ "sinh viên Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh mang
photo giáo trình để học, nhận quyết định kỷ luật đình chỉ học 1 năm”, đã gây
bão dư luận. [3]
Thực tế, ở bậc phổ thông học sinh bội
thực sách, còn ở bậc đại học hơn ba mươi năm đổi mới thì thầy và trò đói sách
triền miên, kể từ khi bắt đầu đổi mới.
Lưu ý, loại sách mà học sinh viết vào và chỉ sử dụng được 1 lần
là sáng kiến mới của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Nước ta trước đây cũng như các nước giàu ngày nay không hề có, về
góc độ nhận thức là phản giáo dục.
Chưa kể để đầu
tư cho chương trình sách giáo khoa hiện
hành (Chương trình 2000), tiền ngân sách (chủ yếu là vay nước ngoài) khoảng 3
tỷ USD;[4]
Số tiền mà người dân bỏ ra mua sách cho con học, theo tính toán
của tôi cuối thế kỷ trước phải bỏ ra khoảng 100 triệu USD xấp xỉ bằng tiền
thu thuế nông nghiệp hàng năm. [5]
Xin tính riêng
tiền lãi một môn Ngữ Văn lớp
1 [6] năm đầu thay sách 2002, hai tập 19.600 đồng, có 1,7 triệu em vào
lớp 1, Nhà xuất bản Giáo dục thu về hơn 33 tỷ đồng, trừ mọi chi phí số tiền
lãi thu được là 30 tỷ đồng, tương đương hơn 2 triệu USD [7] vào thời
gian đó.
Nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục có lần đã từng nói với tôi:
“Sách rất rẻ, như mớ rau”. Nhưng có lẽ, trong cái rất nhỏ, chứa đựng một cái
lớn mà ít người ngờ tới?
Việc in nhiều
sách, cố Giáo sư Nguyễn Lân – Chủ tịch Hội Khuyến học sinh thời đã cảnh báo:
“… Ta đang cho các em
học một cách nhồi sọ… chuyện bắt học sinh mua nhiều sách… đó chẳng qua cách làm tiền”.
[8]
Vì lợi nhuận, in lại sách trở thành đại họa, ở đây dễ kiếm tiền
tỷ, hàng chục tỷ, các cán bộ quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng lao vào
làm sách (Hà Nội Mới 24/1/2002), dẫn tới đại nạn in lậu thành đại họa cho gia
đình nghèo đông con.
Tại cuộc họp Hội đồng Giáo dục Quốc gia ngày 29/12/1999, tôi đã
phát biểu:
“Giấy in sách giáo dục cần khoảng 2 triệu tấn/năm, trong nước chỉ
cung cấp được 40% còn lại 60% phải nhập ngoại;
Song nếu chúng ta không lo đủ giấy in sách, người dẫn sẽ nghĩ
Chính phủ không quan tâm tới giáo dục, nhưng nên nhớ rằng giá mỗi bộ sách
giáo khoa ở nông thôn là 1 tạ thóc." [9]
Về sau Thủ tướng Phan Văn Khải đã chỉ thị “chấm dứt ngay năm nào
cũng in lại sách giáo khoa…” (Thế Giới Mới, Số 449, ngày 13/8/2001).
Xin nhắc lại tâm tư và trăn trở của đồng chí Phạm Văn Đồng trước
lúc đi xa:
“Giáo dục nước ta chưa phải là tốt. Đừng nghĩ mình ít tiền, ít
tiền không sợ, miễn là biết cách làm. Nếu ít tiền mà làm hỏng, thì nhiều tiền
càng hỏng hơn” (Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh 12/9/2000).
Tài liệu tham khảo:
[1]http://vietsciences.free.fr/vongtaylon/giaoduc/chuongtrinhvasachgiaokhoa.htm
[2]http://www.nhandan.com.vn/giaoduc/tin-tuc/item/20411002-.html
[3]http://kenh14.vn/vu-nu-sinh-dung-sach-photo-bi-ky-luat-con-cai-nghia-thay-tro-dau-chi-co-moi-quan-he-mua-ban-20170216155737506rf2017021622480096.chn
[4]
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Hang-ti-do-la-My-di-vay-dau-tu-cho-giao-duc-the-nao-hieu-qua-ra-sao-post180936.gd-
vay nước ngoài khoảng 3 ty USD chủ yếu giành cho GDPT
[5]http://vietsciences.free.fr/vongtaylon/giaoduc/thungogoiqh.ht.
Lê Khả Phiêu, “Mấy suy nghĩ về GD-ĐT và những vấn đề tồn tại” Báo Nhân Dân
ngày 17/7/2002
[6]http://vietsciences.free.fr/vongtaylon/giaoduc/bodocquyeninsachgiaokhoa.htm-Nông
Thôn Ngày Nay 12/4/2007, http://www.nhandan.com.vn/giaoduc/tin-tuc/item/11393602-.html
[7]http://www.tienphong.vn/Tianyon/PrintView.aspx?ArticleID=171550&ChannelID=71
[8]
http://www.honvietquochoc.com.vn/bai-viet/5767-hv-127-v-nguyn-ai-cng-c-hc-hnh-ca-bc.aspx
[9] http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/GS-Nguyen-Xuan-Han-boc-chuyen-lang-phi-tien-ty-tu-sach-giao-khoa-post96704.gd
|
Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét