Đường
sắt đô thị đội vốn tỷ USD: Lại tăng vay nợ nước ngoài
Cập nhật lúc 10:05
Tổng nhu cầu vốn nước ngoài
dự kiến là hơn 359 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, hạn mức Quốc hội giao chỉ là
300 nghìn tỷ đồng. Một trong các lý do là những tuyến đường sắt đô thị tăng vốn “khủng" nên cần được bổ sung thêm
vốn vay nước ngoài.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có Tờ trình gửi Chính phủ về
phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn nước ngoài từ ngân sách
Trung ương giai đoạn 2016-2020.
Đáng chú ý là, kết quả rà soát kế hoạch đầu tư trung hạn vốn nước
ngoài 2016-2020 cho thấy, tổng nhu cầu vốn nước ngoài dự kiến là hơn 359
nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, hạn mức Quốc hội giao chỉ là 300 nghìn tỷ đồng.
Như vậy, nhu cầu vốn đã “vượt trần” Quốc hội cho phép là hơn 59 nghìn tỷ đồng.
Trong số 59 nghìn tỷ đồng “vượt trần” này, số vốn phát sinh tại
các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM chiếm tới 29 nghìn tỷ; Dự án
đường bộ cao tốc chuyển đổi cơ chế tài chính từ cho vay lại sang Nhà nước đầu
tư trực tiếp là hơn 13,1 nghìn tỷ đồng...
Với các dự án đường sắt đô thị, tổng nhu cầu bổ sung theo đề nghị
của UBND TP.HCM và Hà Nội là 32,8 nghìn tỷ đồng. Trong đó, tuyến metro số 1
Bến Thành - Suối Tiên là 20,5 nghìn tỷ đồng; tuyến số 2 Bến Thành - Tham
Lương là 8,4 nghìn tỷ đồng; tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo của Hà
Nội là 3,9 nghìn tỷ đồng.
Đây là những tuyến đường sắt đô thị tăng vốn “khủng” mà
VietNamNet đã phản ánh thời gian qua (xem tại đây).
Ngoài ra, việc chuyển đổi cơ chế từ vay lại sang Nhà nước đầu tư
trực tiếp đối với các dự án giao thông do Tổng công ty Đầu tư đường cao tốc
(VEC) và Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam
(Vidifi) cũng làm “vượt trần” vốn nước ngoài.
Theo đó, tổng số vốn chuyển từ cho vay lại sang Nhà nước đầu tư
trực tiếp là hơn 13,1 nghìn tỷ đồng. Riêng dự án của VEC là 12,7 nghìn tỷ
đồng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng xem xét, trình Chính phủ, Ủy
ban thường vụ Quốc hội xem xét, chấp thuận bổ sung kế hoạch đầu tư công trung
hạn để làm cơ sở quyết toán.
Còn lại hơn 424 tỷ đồng là tại dự án cao tốc Hà Nội - Hải
Phòng của VIDIFI, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có kế hoạch trình Thủ tướng Chính
phủ xem xét, trình Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội nghiên cứu, chấp
thuận bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn để trả nợ gốc khoản vay Ngân
hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc.
Đề xuất trên, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là do mức bội chi và
chi tiêu nợ công thực tế thấp hơn so với mức trần Quốc hội quyết định và khả
năng giải ngân khác nhau của các nguồn vốn đầu tư.
Theo Bộ này, phương án đó đáp ứng được nhu cầu giải ngân của các
dự án đang thực hiện, nhu cầu của các dự án đã có hiệp định vay được ký kết,
để đáp ứng nhu cầu “đặc thù phát sinh”.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến việc bổ sung vốn nước ngoài sẽ được
tiến hành theo cách điều chỉnh cơ cấu giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài
để bổ sung vốn cho các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài.
“Tổng mức vốn dự kiến cần bổ sung thêm bảo đảm không ảnh hưởng
tới các chỉ tiêu an toàn nợ công đã được Quốc hội phê chuẩn, có thể xem xét
đáp ứng bằng điều chuyển từ các nguồn vốn khác trong nước trong khuôn khổ 2
triệu tỷ đồng cho đầu tư phát triển đã được Quốc hội thông qua”, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư đánh giá.
(Theo VietNamNet) L.Bằng
|
Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét