Loạt
‘ông lớn’ mang dự án ở Hà Nội đi 'cắm' ngân hàng
Cập nhật lúc 16:42
Trong đó, có một loạt “ông lớn” bất động sản như Hải Phát,
Nam Cường, Geleximco, Thủ Đô Invest, Văn Phú Invest, Cty TNHH Gamuda Land
Việt Nam...
Văn phòng đăng ký đất đai (Sở Tài nguyên Môi trường
TP. Hà Nội) vừa công bố danh sách các chủ đầu tư đã thế chấp bằng quyền sử
dụng đất, thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai, thuộc dự án
phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo đó tính đến ngày 23/8/2018, có 92 dự án bất động sản đang thế chấp ngân hàng.
Đặc biệt, có một loạt “ông lớn” bất động sản như Hải Phát, Nam Cường, Geleximco,
Thủ Đô Invest, Văn Phú Invest, Cty TNHH Gamuda Land Việt Nam...
Cụ thể theo danh sách công bố, Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát
hiện đang thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình
thành trong tương lai 59 căn nhà ở thấp tầng tại dự án Đầu tư xây dựng Tổ hợp
thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza (phường Đại Mỗ, quận Nam
Từ Liêm). Hải Phát cũng đang thế chấp tài sản với đất hình thành trong tương
lai công trình hỗn hợp cao tầng thuộc dự án này và thế chấp tài sản với đất
hình thành trong tương lai tại Phú Lãm, quận Hà Đông.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường thế chấp quyền sử dụng đất đối
với 6 thửa đất tại Yên Nghĩa và La Khê (Dương Nội, Hà Đông). Bên cạnh
đó, Nam Cường cũng thế chấp quyền sử dụng đất đối với 27 thửa đất tại Khu Đô
thị mới Dương Nội (khu A), thế chấp bằng quyền sử dụng đất Khu đô thị mới
Dương Nội (quận Hà Đông).
Liên doanh Cty TNHH Mai Trang và Cty CP Xây dựng Sunshine
Việt Nam thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong
tương lai Dự án xây dựng toà nhà Trung tâm thuương mại, dịch vụ văn phòng và
nhà ở tại số 16 Phạm Hùng (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm).
Dự án Khu nhà ở phía Đông hồ Nghĩa Đô (phường Nghĩa Đô, quận Cầu
Giấy) của Cty TNHH Thương mại Dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh cũng thế chấp
tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.
Cty TNHH Thương mại Dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh còn thế chấp
139 căn hộ hình thành trong tương lai tại dự án xây dựng chung cư CT1 – Khu
nhà ở di dân giải phóng mặt bằng Hoàng Cầu (quận Đống Đa).
Cũng theo Văn phòng đăng ký đất đai (Sở Tài nguyên Môi trường Hà
Nội), ngày 24/5/2018, Cty CP Đầu tư và dịch vụ Khách sạn SOLEIL thế chấp
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai
481/498 căn hộ tại dự án số 2 Đặng Thai Mai (phường Quảng An, quận Tây Hồ).
Cty CP Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản HTL Việt Nam
thế chấp 464 căn hộ tại dự án Đầu tư xây dựng nhà ở hình thành trong tương
lai ở ô quy hoạch C11/ODK2 phường Yên Sở (quận Hoàng Mai).
Ngoài ra, công ty CP Tập đoàn FLC và Công ty CP Hoá chất và vật
tư khoa học kỹ thuật cũng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với
đất hình thành trong tương lai của dự án Công trình hỗn hợp nhà ở, văn phòng
và trung tâm thương mại tại 265 Cầu Giấy (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy).
Công ty TNHH Đầu tư toàn cầu Tràng An, thế chấp 1 phần dự án đầu
tư xây dựng nhà ở khu hỗn hợp nhà ở, dịch vụ TM, Văn phòng Trường học GP
Complex, số 1 Phùng Chí Kiên (phường Nghĩa Đô, quận cầu Giấy).
Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam thế chấp quyền sử dụng đất TT14
đến TT20, TT23, TT26, TT41, TT42, CC4, CC6 dự án KĐTM C2 phường Yên Sở và
Trần Phú (quận Hoàng Mai).
Công ty CP Dịch
vụ Vận tải đường sắt và Cty Tập đoàn T&T thế chấp bằng quyền sử dụng khu
đất xây dựng nhà ở thấp tầng và khu đất xây dựng TTTM, CP và chung cư cao
tầng tại dự án Khu hỗn hợp 120 Đinh Công (phường Định Công, quận Hoàng Mai).
Dự án nhà xã hội cũng thế chấp
Trong danh sách 92 dự án Sở TNMT Hà Nội công bố, nhiều dự án nhà
ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp giá rẻ cũng được các chủ đầu tư thế chấp.
Như Công ty CP đầu tư xây dựng NHS thế chấp bằng Dự án đầu
tư xây dựng nhà ở xã hội tại ô Cl 1- ODK4 (phường Yên Sở, quận Hoàng Mai).
Chủ của loạt dự án nhà ở xã hội Ecohome
là Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô (Thủ Đô Invest) đang thế chấp
87 căn/680 căn hộ (trong đó chủ đầu tư 32 căn, còn lại công dân là 55 căn)
tại dự án xây dựng Khu nhà ở CT1 Phúc Lợi (Ecohome Phúc Lợi), quận Long Biên.
Công ty CP tập đoàn Hoành Sơn (là đại diện liên danh giữa Công ty
TNHH MTV Bạch Đằng và Công ty CP tập đoàn Hoành Sơn) thế chấp Dự án xây dựng
chung cư nhà ở xã hội cán bộ chiến sỹ Bộ Công An tại số 282 Nguyễn Huy Tưởng,
(phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân). Cụ thể, đến 11/7/2018 còn thế
chấp 537 căn/612 căn và diện tích dịch vụ thương mại, nhà trẻ, bể bơi.
Ngoài ra danh sách các dự án thế chấp còn
có những dự án đã và đang bàn giao cho khách hàng.
Công ty cổ phần Công Đà 1.01 và Công ty Cổ phần Ecoland đã thế
chấp bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là Dự án Khu
nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại Eco Lakeview, số 32 Đại Từ, phường
Đại Kim, quận Hoàng Mai (không bao gồm phần tài sản là 8.609m2 sàn và các lợi
ích khác của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam). Theo dự kiến, dự án Eco
Lakeview sẽ bàn giao nhà cho khách hàng trong tháng 10 tới đây.
Công ty TNHH MTV Eco Dream, thế chấp bằng Dự án đầu tư xây dựng
nhà ở cao tầng kết hợp TMDV - Eco Dream ở ô đất TT6 KĐTM Tây Nam Kim Giang I,
xã Tân Triều (huyện Thanh Trì).
Liên danh Công ty CP Contrexim số 1 và Công ty CP Đầu tư phát
triển Thái Hà thế chấp dự án xây dựng nhà ở tại phường Cổ Nhuế 2, quận
Bắc Từ Liêm; Công ty Cổ phần Tập đoàn Tecco thế chấp quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (gồm 700 căn hộ để ở, 09 căn
dịch vụ và 01 căn nhà trẻ) thuộc Dự án tòa nhà hỗn hợp thương mại và nhà ở
chung cư Tecco, tại khu đất đấu giá quyền sử dụng đất, xã Ngũ Hiệp và xã Tứ
Hiệp (huyện Thanh Trì.
Công ty TNHH Liên doanh ô tô Hòa Bình thế chấp quyền sử dụng đất và
tài sản gắn liền với đất thuộc dự án khu nhà ở thấp tầng –dự án công trình
hỗn hợp Pandora (số 53 Triều Khúc, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh
Xuân)…
Theo một chuyên gia Tài chính - Ngân hàng, trong phần lớn các dự
án nằm trong danh sách trên, đều đang sử dụng cả hai kênh: Vốn vay của ngân
hàng cũng như huy động tiền từ người mua nhà. Vị này cho rằng, đây là tình
trạng cố hữu của thị trường bất Việt Nam, đẩy nhiều rủi ro về phía người mua.
Mặt khác, ngân hàng cũng gặp khó khăn khi cho vay theo cách thức này.
Theo chuyên gia, nhà kinh doanh bất động sản khi có quá nhiều
tiền từ ngân hàng và từ dân thì có khả năng đầu tư vào dự án khác. Đến cuối
cùng, không hiếm trường hợp cả 3 đều mất tiền. Người dân mất số tiền bỏ ra
mua nhà, ngân hàng không được trả nợ và chính doanh nghiệp cũng thua lỗ vì
đầu tư dàn trải.
Trong khi đó, đứng về góc độ người mua nhà, luật sư đưa ra lời
khuyên rằng: Khi mua nhà, khách hàng cần xem xét kỹ điều khoản trong Hợp đồng
mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, nhất là những quy định về thời gian
bàn giao căn hộ, thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời hạn được cấp sổ đỏ;
chế tài về phạt vi phạm được nêu trong hợp đồng…
Cũng theo luật sư, người mua nhà nên chủ động trực tiếp đến gặp
chủ đầu tư để xem dự án đó đang được thế chấp cho ngân hàng nào, thời hạn
trong bao lâu và có thể giải chấp được không?
Theo khoản 1, điều 147 của Luật Nhà ở năm 2014, chủ đầu tư dự án
xây dựng nhà ở được thế chấp tại ngân hàng và tổ chức tín dụng dự án hoặc nhà
ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để
vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó. Tuy nhiên, trước khi
bán căn hộ, nhà ở cho khách hàng, chủ đầu tư phải giải chấp căn hộ đã được
cầm cố.
Danh sách 92 dự án Hà Nội đang thế
chấp ngân hàng, theo công bố của Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội.
(Theo VietNamNet) Hồng Khanh
|
Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét