PVN mất trắng cả chục ngàn tỉ đồng ở Venezuela
Cập nhật lúc 14:50
Tập đoàn dầu
khí Việt Nam (PVN) tự sa lầy vào một số dự án đầu tư ra nước ngoài, trong đó
có siêu liên doanh 1,8 tỉ USD vốn góp khai thác dầu tại Venezuela.
Không chỉ vung
tiền đầu tư vào các dự án trong nước thua lỗ ngàn tỉ đồng, giai đoạn 2006 -
2011, PVN còn tự sa lầy vào một
số dự án đầu tư ra nước ngoài. Trong đó có siêu liên doanh 1,8 tỉ USD vốn góp
khai thác dầu tại Venezuela.
Từ
dự án “khủng” trên giấy...
Năm
2007, Tập đoàn dầu khí quốc gia VN (PVN) xin phép Chính phủ được đàm phán với
Công ty dầu khí quốc gia Venezuela về việc thành lập một liên doanh khai thác
dầu giữa hai nước. Được chấp thuận, PVN giao cho công ty con là TCT thăm dò
khai thác dầu khí (PVEP) trực tiếp làm việc với TCT dầu khí Venezuela (thành
viên của Công ty dầu khí quốc gia Venezuela).
Tháng
6/2010, tại thủ đô Caracas của Venezuela, “Dự án khai thác và nâng cấp dầu
nặng lô Junin 2” được chính thức ra mắt. Tổng mức đầu tư được loan báo lên
tới 12,4 tỉ USD, phân kì làm hai giai đoạn, ban đầu rót 8,9 tỉ USD, giai đoạn
2 rót 3,5 tỉ USD. Ngoài tính chất "siêu dự án" về mặt quy mô vốn
đầu tư, lô Junin 2, được PVN báo cáo Chính phủ nằm ở khu vực có trữ lượng dầu
lớn nhất thế giới, cho phép khai thác công suất 1.400 tỉ thùng. Theo tỉ lệ
vốn góp 40%, PVN có thể thu về 4 triệu tấn dầu/năm, dự kiến hoàn vốn sau 7
năm. Con số này tương đương 70% sản lượng dầu của Vietsovpetro, liên doanh
dầu khí đầu tiên và lớn nhất tại VN.
Vốn
được thu xếp cho giai đoạn đầu như sau: Liên doanh vay 60% tương ứng 5,8 tỉ
USD; 40% còn lại do các bên đóng góp tương ứng 3,1 tỉ USD. Phần vốn mà VN
phải đóng góp tương ứng với tỉ lệ tham gia 40% trong hợp đồng là 1,241 tỉ
USD. Nếu tính cả “phí tham gia hợp đồng” (bonus) 584 triệu USD thì tổng nhu
cầu vốn của phía VN là 1,825 tỉ USD.
Song,
sau nghi lễ ra mắt hoành tráng, đúng như những khuyến cáo của giới chuyên môn
và các bộ, ngành nước ta mà lãnh đạo PVN lúc đó đã bỏ ngoài tai (về tình hình
nước bạn, và đặc biệt, trữ lượng hoàn toàn không như PVN thổi phồng, báo lên
Chính phủ), "siêu dự án" đã chẳng đi tới đâu. Chưa kể các chi phí
đầu tư lên đến hàng trăm triệu USD, chỉ riêng tiền mặt mà PVN trực tiếp trao
cho Venezuela, một đi không trở lại, đã lên đến 532 triệu USD: 442 triệu tiền
"bonus", 90 triệu tiền góp vốn ban đầu.
Tháng
4/2013, ban lãnh đạo mới của PVN đã quyết định bỏ dự án này để
"cứu" khoản tiền phải nộp lên đến 142 triệu USD, chấp nhận bỏ hơn
500 triệu USD, cho dù chưa thu được giọt dầu nào.
…
đến “cái chết” được báo trước
Để
thuyết phục sự chấp thuận của các bộ, ngành, PVN đã báo cáo rằng sản lượng
của Junin 2 lên đến "200.000 thùng/ngày, tương đương 10 triệu
tấn/năm". Ngay trong báo cáo ngày 11/8/2010 gửi Thủ tướng, Bộ trưởng KH&ĐT
Võ Hồng Phúc đã phân tích các rủi ro tại thị trường Venezuela, đặc biệt là về
tài chính (lạm phát, chênh lệch tỉ giá, yêu cầu sử dụng dịch vụ nội địa, phá
giá đồng tiền ngày 9/1/2010 mất 50% giá trị) và Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã yêu
cầu "phải được cân nhắc hết sức thận trọng, đặc biệt khi nó được đầu tư
bằng vốn nhà nước và vốn vay của DNNN".
Ngay
sau đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng bày tỏ lo ngại khi dự án chưa làm rõ
được rủi ro tại quốc gia đầu tư, khả năng huy động vốn, trong đó làm rõ về
thời gian ân hạn khoản vay. Thực tế, theo NHNN, để thu xếp được các khoản vay
giá trị lớn, trong suốt 6 năm như báo cáo là vô cùng khó khăn. Về nguồn vốn
góp của PVN, theo NHNN cơ cấu nguồn vốn của công ty con PVEP bao gồm vốn chủ
sở hữu, các nguồn để lại cho Tập đoàn đầu tư phát triển (547 triệu USD) và
vốn vay thương mại (1,278 tỉ USD). PVEP ở thời điểm đó đang triển khai khá
nhiều dự án đầu tư ở nước ngoài, với tổng vốn đầu tư cho các dự án lên tới
hàng tỉ USD (và đều không hiệu quả). Do đó, NHNN đề nghị Bộ KH&ĐT lưu ý
PVN làm rõ phương án sử dụng vốn cho dự án.
Bộ
Tài chính cũng cảnh báo về một loạt các yếu tố rủi ro về khoản góp vốn của VN
khi chưa có đánh giá cụ thể, chưa cập nhật các chi phí, tỉ suất thu hồi vốn…
Đặc biệt, Bộ Tài chính còn yêu cầu PVN giải trình khoản thanh toán 584 triệu
USD bằng tiền mặt trong khoảng thời gian ngắn cái gọi là "phí tham gia
hợp đồng (bonus)" cho phía Venezuela (một nửa số tiền phải thanh toán
ngay trong vòng 6 tháng từ ngày hợp đồng có hiệu lực). Theo Bộ Tài chính
"đề xuất thanh toán phí tham gia hợp đồng" vô lí này mới được PVN
đưa vào so với các lần xin chủ trương trước đó.
Không
xin chủ trương của Quốc hội
Ngày
5/8/2010, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc đã có văn bản gửi PVN, yêu cầu phải khẩn
trương hoàn tất hồ sơ dự án để trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Ngày 10/8/2010, Bộ Tài Chính cũng có công văn khẳng định rằng, theo Nghị
quyết 49/2010/QH12 thì PVN phải lập hồ sơ trình xin chủ trương Quốc hội.
Cụ
thể, Nghị quyết 49 nêu rõ dự án, công trình đầu tư ra nước ngoài nếu có quy
mô tổng vốn đầu tư từ 25.000 tỉ đồng trở lên, trong đó vốn nhà nước tham gia
từ 7.000 tỉ đồng trở lên hoặc dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế,
chính sách đặc biệt đều được coi là dự án, công trình quan trọng quốc gia và
đều phải trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Trong khi đó, tổng vốn
góp của PVN trong dự án này lên tới 956 triệu USD và dự án đã được ra mắt từ
tháng 6/2010.
Biện
hộ rằng dự án được triển khai trước năm 2010 nên không áp dụng nghị quyết
trên, tuy nhiên, theo Bộ KH&ĐT, căn cứ vào Nghị định 09/2009/NĐ-CP về
"Quản lí tài chính công ty nhà nước và quản lí vốn nhà nước đầu tư vào
DN khác", tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của dự án Junin 2 là 1,825 tỉ
USD là của PVN (cả vốn chủ sở hữu và vốn vay) đều là vốn nhà nước. Bởi vậy,
đây là dự án, công trình quan trọng của quốc gia thuộc diện phải trình Quốc
hội thông qua chủ trương đầu tư theo Nghị quyết 66/2006/QH11.
Chưa
xin ý kiến Quốc hội nhưng từ tháng 5/2009, PVN đã cho tiến hành các hoạt động
phối hợp thăm dò, đàm phán và từ ngày 29/6/2010 đã kí hợp đồng với nhiều điều
kiện phi lí, ràng buộc chính PVN vào tình huống nếu không làm tiếp là phải
chịu phạt rất nặng.
Mất
hàng trăm triệu USD phi lí
Như
trên đã nói, PVN đã kí hợp đồng lập liên doanh với Venezuela vào ngày 29/6/2010,
trước khi các cấp có thẩm quyền chính thức cho phép. Nhưng điều đáng nói là
như công văn của Bộ Tài chính chỉ ra, trong hợp đồng này, PVN đã chấp nhận
một điều khoản cực kì phi lí: Phía VN phải trả "phí tham gia"
(bonus) cho Venezuela với mức 1 USD/thùng dầu. Trong vòng 30 tháng, bất kể có
dầu hay không, PVN vẫn phải nộp đủ phí này là 584 triệu USD bằng tiền mặt.
Trước
ngày 12/5/2011, khi liên doanh chưa hoàn thành thủ tục đăng kí với cơ quan
chức năng Venezuela, PVN đã phải chuyển 300 triệu USD tiền mặt sang nộp cho
Venezuela; ngày 12/5/2012, PVN lại nộp cho Venezuela 142 triệu USD khác (đợt
2). Trong khi "kết quả khoan và khai thác siêu sớm không đạt được như kì
vọng nên bức tranh sản lượng toàn mỏ có khả năng không được như dự
kiến", ngày 12/5/2013, PVN vẫn phải nộp cho Venezuela 142 triệu USD (đợt
3). 15 ngày sau thời hạn này, nếu không nộp đủ tiền, "toàn bộ cổ
phần" của PVN trong liên doanh sẽ "tự động bị chuyển" cho đối
tác Venezuela; phía PVN/PVEF cũng sẽ "không được quyền thanh toán hoặc
đền bù bất cứ đồng nào từ các khoản đã đóng góp, vay vốn hay đầu tư" ở
Junin 2.
Năm
2013, ban lãnh đạo mới của PVN đã phải quyết định đơn phương không thực hiện
bản cam kết này vì nếu có góp thêm 142 triệu USD cũng chưa chắc thu được
thùng dầu nào, chấp nhận mất 442 triệu USD tiền "phí tham gia", 90
triệu USD tiền góp vốn và các chi phí lớn khác mà đến nay vẫn chưa khắc phục
xong hậu quả.
Không
chỉ sai phạm về việc tuân thủ các quy trình, thủ tục đầu tư; kí hợp đồng khi
chưa được các cấp có thẩm quyền cho phép..., tiến trình thực hiện dự án còn
cho thấy rằng, PVN đã báo cáo sai sự thật về kết quả thăm dò, về đánh giá trữ
lượng, bỏ qua các cảnh báo rủi ro, làm mất mát một lượng vốn khổng lồ của nhà
nước. Chưa kể nhiều chi phí khác, ai chịu trách nhiệm về khoản thất thoát 532
triệu USD - hơn 11.000 tỉ đồng "tiền tươi thóc thật" này?
(Theo
Báo Thanh Niên) Anh Vũ
|
Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét