Pak Beng đặt ĐBSCL vào thế nguy khốn
Cập
nhật lúc 15:12
Tác động
của đập Pak Beng phải đặt trong tình hình 11 đập thủy điện nếu được xây dựng.
Lúc đó, sạt lở tại ĐBSCL là hết sức khủng khiếp
Khi
đập Pak Beng và 10 đập khác được xây dựng trên dòng chính sông Mê Kông thì sẽ
giữ lại lượng trầm tích, khả năng phù sa về ĐBSCL không còn thì dự báo vùng
này biến mất trên bản đồ. Đó là ý kiến chung của các nhà khoa học tại hội
thảo tham vấn "Dự án thủy điện Pak Beng của Lào trên dòng chính sông Mê
Kông", do Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam (VNMC) cùng Bộ Tài nguyên và Môi
trường (TN-MT) tổ chức tại TP Cần Thơ ngày 12-5.
Mặn xâm nhập sâu hơn
Công trình thủy điện Pak Beng do
Công ty Datang Overseas Investment của Trung Quốc thiết kế và đầu tư thông
qua một thỏa thuận ký kết với Chính phủ Lào vào năm 2007. Đây là công trình
thứ 3 của Lào trong số 11 đập thủy điện dự kiến xây dựng trên dòng chính sông
Mê Kông.
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia
Việt Nam đã trình bày đánh giá kỹ thuật cho dự án này. Ông Nguyễn Văn Trọng,
nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, đánh giá:
"Lưu lượng dòng chảy thiết kế cho đập cá đi trong thủy điện Pak Beng là
quá nhỏ (chỉ 14,4 m3/giây). Cửa vào ở hạ lưu quá xa vị trí đập nên khó thu
hút cá. Chiều dài của hồ là 97 km thì cá con và ấu trùng sẽ bị giữ lại, không
thể di chuyển xuống hạ lưu".
TS Nguyễn Anh Đức, Giám đốc
Trung tâm Hỗ trợ phát triển lưu vực sông Mê Kông (VNMC), đánh giá: "Về
vận hành tích nước, lưu lượng dòng chảy hạ lưu của công trình trong tháng
kiệt nhất có thể đạt 400 m3/giây. Nếu xét 3 công trình Pak Beng, Xayabury và
Don Sahong cùng hoạt động thì tác động đến dòng chảy trong mùa khô tại Tân
Châu, Châu Đốc (An Giang) là rất lớn. Vì vậy, hiện tượng xâm nhập mặn trên
sông Tiền và sông Hậu gia tăng thêm từ 2,8-3,8 km".
Ngoài ra, hồ chứa Pak Beng sẽ
giữ lại hầu hết bùn cát đáy và một phần bùn cát lơ lửng về từ thượng nguồn
trong lòng hồ, tổng lượng bùn cát đáy + lơ lửng bị lưu giữ tại Pak Beng gần
90%. Nếu 3 đập thủy điện nói trên cùng hoạt động thì tổng lượng bùn cát giảm
5% và 11 đập hình thành thì giảm trên 65% tại Tân Châu, Châu Đốc.
Các
đập thủy điện tại thượng nguồn giữ lại bùn cát là nguyên nhân gây sạt lở tại
ĐBSCL Ảnh: Lê Khánh
Tích lũy ngay đầu hồ
TS Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng
Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (BĐKH) - Trường ĐH Cần Thơ, cho biết:
"Khi xem qua đánh giá tác động môi trường của một công ty Trung Quốc làm
về đập Pak Beng, họ sử dụng số liệu cũ, thiếu, phương pháp không thuyết phục
và sử dụng chuẩn của Trung Quốc chứ không phải chuẩn quốc tế nên cho ra kết
quả các tác động không đúng. Từ đó, việc đề xuất giảm thiểu tác động từ đập
Pak Beng của nhóm chuyên gia Việt Nam và quốc tế không có ý nghĩa".
Theo GS-TS Nguyễn Ngọc Trân,
trong báo cáo đánh giá cũng chưa đề cập các đập thủy điện của Trung Quốc.
"ĐBSCL sạt lở, xói lở bờ biển nghiêm trọng do cán cân trầm tích thiếu
thì trong 20-30 năm tới, nguy cơ ĐBSCL bị xâm thực và nhấn chìm là rõ ràng
gần như thấy được, phải nói từ bây giờ. Tuy nhiên, chuyên gia chưa chú ý tới
việc này" - ông Trân lưu ý.
Riêng TS Vũ Ngọc Long, Viện Sinh
thái học Miền Nam, cho rằng những tác động xuyên biên giới chưa được đề cập
trong các báo cáo. ĐBSCL hình thành từ phù sa sông Mê Kông, nếu 11 đập thủy
điện trên dòng chính hình thành và tác động từ BĐKH là vấn đề nghiêm trọng
với ĐBSCL. Tương lai vùng này sụt lún khi không còn đủ trầm tích và ảnh hưởng
đến sinh kế của 60 triệu dân sống dọc sông.
"Tác động của đập Pak Beng
phải đặt trong tình hình 11 đập thủy điện nếu được xây dựng. Lúc đó, sạt lở
tại ĐBSCL là hết sức khủng khiếp do thiếu hụt bùn cát" - ThS Nguyễn Hữu
Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL, góp ý.
Nhiều nhà khoa học cho rằng VNMC
nên đề nghị Lào hoãn xây đập Bak Peng hoặc kéo dài thời gian tham vấn (hơn 6
tháng), đến lúc nào Việt Nam có những đánh giá đầy đủ và khoa học hơn khi thu
thập được đầy đủ số liệu từ đập này.
Khó thuyết phục Lào hoãn xây
TS Dương Văn
Ni, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên - Trường ĐH Cần Thơ, cho biết khi
đập Xayabury bắt đầu xây dựng thì đã làm báo cáo tác động môi trường không
khác gì báo cáo đập Pak Beng: thiếu số liệu đầu vào, phương pháp tính toán
không khoa học, kết quả không tin tưởng. Lúc bấy giờ VNMC đã chuyển góp ý này
lên Thủ tướng Chính phủ và đề nghị Thủ tướng Lào 10 năm sau hãy xây dựng đập
Xayabury để bổ sung số liệu nhưng cuối cùng không được. PGS-TS Lê Anh Tuấn
cho biết từ năm 2014, Lào đã cấp giấy phép môi trường cho Công ty Datang
chuẩn bị xây đập Pak Beng và hiện họ đang xây dựng đường dẫn, làm cầu cảng.
Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho hay đề xuất dừng thủy điện Pak Beng thì
khó thuyết phục Lào. Vì vậy, cần nỗ lực đóng góp cụ thể để có tác động ít hơn
tới hạ lưu.
(Theo Người Lao động) Ca Linh
|
Thứ Bảy, 13 tháng 5, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét