Những tuyên bố đầu tư gây chấn động của ông chủ FLC - Trịnh Văn Quyết
Cập nhật lúc
15:32
Cổ đông Tập
đoàn FLC có quyền đặt nghi vấn về tính khả thi và triển vọng thành công của
nhiều dự án tập đoàn này đang dự định đầu tư.
Sáng ngày 24/4, Công ty
Cổ phần Tập đoàn FLC (mã cổ phiếu FLC) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường
niên năm 2017. Tại đại hội, ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Tập đoàn FCL đã
giải đáp hàng loạt câu hỏi của cổ đông.
Trong đó người đứng đầu
Tập đoàn FLC cho biết, tập đoàn đang dự định đầu tư dự án cáp treo Sơn Đoòng
(Quảng Bình), dự án casino tại đảo Ngọc Vừng (Quảng Ninh).
Thoáng qua câu trả lời
của ông Trịnh Văn Quyết cổ đông sẽ có cảm giác dường như những dự án FLC dự
định đầu tư đúng đắn, dễ dàng nắm chắc phần thắng. Tuy nhiên, tìm hiểu kỹ cổ
đông sẽ thấy việc triển khai đầu tư dự án này không dễ dàng.
Cáp treo vào Sơn Đoòng: FLC nói có - Quảng
Bình nói không
Theo thông tin được nhiều
tờ báo đăng tải trong phần trả lời câu hỏi của cổ đông về việc Tập đoàn FLC
đang triển khai dự án cáp treo vào hang Sơn Đoòng ông Trịnh Văn Quyết cho
biết thời gian qua, FLC có nghiên cứu và khảo sát dự án cáp treo vào hang Sơn
Đoòng.
Ông Quyết cho biết, Tập
đoàn FLC được chính quyền tỉnh Quảng Bình mời gọi đầu tư một cách tha thiết
cho dự án cáp treo đến gần khu vực cửa hang Sơn Đoòng với mong muốn “giúp du
lịch tỉnh Quảng Bình cất cánh”.
Sau hai năm nghiên cứu,
đến cuối năm 2016 Tập đoàn FLC mới quyết định đầu tư làm cáp treo.
Qua nội dung trả lời của
ông Quyết với cổ đông dư luận có thể hiểu: Tỉnh Quảng Bình là người chủ động
mời Tập đoàn FLC đầu tư dự án cáp treo vào hang Sơn Đoòng và qua quá trình
nghiên cứu, tập đoàn này cũng đã đầu tư.
Tuy nhiên, trái với thông
tin ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC trả lời cổ đông, trao đổi với
phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam chiều ngày 26/4/2017 ông Nguyễn Hữu
Hoài – Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình cho biết, hiện tỉnh Quảng
Bình mới đang lập quy hoạch để xây dựng cáp treo thăm quan Phong Nha – Kẻ
Bàng. Tuy nhiên dự án này đang trong giai đoạn tư vấn lập kế hoạch và chưa có
thông tin cụ thể.
“Chúng tôi đang lập kế
hoạch xây dựng cáp treo thăm quan Phong Nha – Kẻ Bàng, sau khi lập kế hoạch
xong phải báo cáo Thủ tướng, còn chưa có kế hoạch xây cáp treo vào hang Sơn
Đoòng”, ông Hoài cho biết.
Về thông tin tỉnh Quảng
Bình mời gọi Tập đoàn FLC đầu tư hệ thống cáp treo để phục vụ du lịch hang
Sơn Đoòng, ông Hoài thông tin, Quảng Bình có nhiều hang động tự nhiên để phát
triển du lịch, hiện ủy ban nhân dân tỉnh cho chủ trương để tư vấn khảo sát, lập
dự án cáp treo, tuy nhiên lựa chọn cáp treo phục vụ du lịch ở Sơn Đoòng hay
không tỉnh chưa quyết định.
“Tỉnh có chủ trương để tư
vấn khảo sát lập dự án, sau khi hoàn thành phải trình Bộ Văn hóa Thể thao và
Du lịch xin chủ trương và báo cáo Chính phủ cũng như UNESCO”, ông Hoài nói.
Tỏ ra ngạc nhiên với với
thông tin Tập đoàn FLC đang được mời đầu tư dự án cáp treo vào hang Sơn
Đoòng, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam ông Nguyễn Văn
Kỳ, Phó giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình cho biết: “Tôi chưa biết chủ trương
này nhưng làm gì có cáp treo Sơn Đoòng”.
Ông Kỳ khẳng định: “Không
có cáp treo Sơn Đoòng, tỉnh chỉ có chủ trương kêu gọi các nhà đầu tư để xây
dựng cáp treo ở khu vực vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng”.
Như vậy qua phản hồi của
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình có thể thấy đang có độ vênh giữa thông tin
ông Trịnh Văn Quyết trả lời chất vấn của cổ đông và thực tế đầu tư dự án cáp
treo tại các khu du lịch tỉnh Quảng Bình.
Ngoài độ vênh thông tin,
đang khá nhiều câu hỏi được đặt ra về việc liệu FLC có đủ tiềm lực tài chính
và kinh nghiệm đầu tư dự án cáp treo.
Theo ông Nguyễn Văn Điệp
– Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, các dự án cáp treo tại Việt
Nam được nhập từ nước ngoài, việc thiết kế lắp đặt phải có tư vấn nước ngoài.
Vì thế để đầu tư dự án cáp treo đòi hỏi doanh nghiệp có tiềm lực tài chính
lớn.
Ông Điệp cho rằng, FLC có
đủ tiềm lực tài chính cũng như kêu gọi các nguồn để đầu tư dự án cáp treo lên
đang kêu gọi các nhà đầu tư để xây dựng cáp treo lên hang Sơn Đoòng.
Tuy nhiên, FLC chưa có kinh
nghiệm đầu tư cáp treo, đây cũng là khó khăn cho doanh nghiệp.
Hơn nữa, theo ông Điệp
với dự án đầu tư vào khu du lịch cáp treo Sơn Đoòng cần nghiên cứu kỹ để
tránh ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, đầu tư phải bảo vệ môi trường.
Mới chỉ có một doanh nghiệp được báo cáo
đầu tư casino
Liên quan đến câu hỏi của
cổ đông về thông tin Tập đoàn FLC đầu tư casino tại tỉnh Quảng Ninh, ông
Trịnh Văn Quyết cho biết, FLC đang đầu tư quần thể nghỉ dưỡng FLC Hạ Long
(Quảng Ninh), hiện dự đã triển khai xong sân golf và trên dưới 400 vila cao
cấp đang triển khai phần thô và đang bán.
Ngoài dự án trên, ông
Quyết cho hay FLC đang cùng với Faros, đầu tư một khu quần thể cao cấp quy mô
rất lớn là đảo Ngọc Vừng (huyện Vân Đồn – Quảng Ninh).
Do ở Quảng Ninh chỉ có
Vân Đồn được phép làm casino cho người Việt, vì thế FLC đang làm thủ tục tại
Quảng Ninh trước khi trình lên Chính Phủ.
Theo trả lời của người
đứng đầu Tập đoàn FLC có thể thấy doanh nghiệp này mới đang trong quá trình
tự nghiên cứu làm thủ tục và đề xuất xin đầu tư casino, còn hiện tại Quảng
Ninh vẫn chưa chấp thuận đưa doanh nghiệp này vào đề án xin cấp phép đầu tư
casino trình Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó trong Thông báo
số 515/TB-TU ngày 23/3/2017 của Thường trực Tỉnh ủy cho biết, tỉnh Quảng Ninh
khẳng định chủ trương trình các cơ quan trung ương và Thủ tướng Chính phủ
giao cho Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư duy nhất của Khu phức hợp và
casino cho phép người Việt Nam được vào chơi tại đây.
"Tỉnh ủng hộ về mặt
chủ trương tính giá trị thực hiện dự án Công viên Đại Dương Hạ Long, Khu nghỉ
dưỡng suối khoáng nóng cao cấp Quang Hanh, Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn
vào hợp phần đầu tư các công trình dự án phục vụ Khu phức hợp nghỉ dưỡng cao
cấp có casino; làm cơ sở để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt", văn
bản này nêu rõ.
Ngoài ra, tại văn bản số
2569/UBND-XD1 gửi Tập đoàn Sun Group do Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh Nguyễn
Văn Thành ký.
Theo đó Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh khẳng định: Tập đoàn Sun Group là nhà đầu tư chiến lược của
tỉnh, là nhà đầu tư duy nhất được tỉnh lựa chọn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ
quyết định chủ trương đầu tư Khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng
hợp có casino thí điểm cho phép người Việt Nam được vào chơi theo quy định
tại Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16/1/2017 của Chính phủ về kinh doanh
casino.
Trước đó, trong cuộc họp
vào ngày 10/3, Quảng Ninh xác định, Tập đoàn Sun Group là nhà đầu tư chiến
lược của tỉnh và sẽ ưu tiên cho Sun Group làm chủ đầu tư dự án Khu phức hợp
nghỉ dưỡng giải trí cao cấp có casino tại Vân Đồn.
Như vậy qua văn bản ban
hành của tỉnh Quảng Ninh hiện tại chỉ duy nhất Sun Group là doanh nghiệp được
tỉnh này lựa chọn để báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư casino.
Điều này đồng nghĩa Tập
đoàn FLC cũng như doanh nghiệp khác có quyền được tìm hiểu, được nghiên cứu
đề xuất dự án còn trước mắt Tập đoàn FLC chưa được Quảng Ninh báo cáo Thủ
tướng về việc đầu tư casino.
Thông tin này xóa những
nghi ngờ về thông tin không chính xác cho rằng FLC được cấp phép đầu tư
casino, theo quy định việc cấp phép casino do Thủ tướng quyết định dựa trên
đề án báo cáo của địa phương.
Đưa dự án tai tiếng ra khỏi kế hoạch kinh
doanh
Ngoài hai dự án đình đám
nói trên, thông tin trên một số báo dẫn nguồn tin cho biết, năm 2017 Tập đoàn
FLC đặt mục tiêu tăng trưởng dự kiến gần 100% về doanh số so với năm 2016,
với doanh thu hợp nhất là 13.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 1.230 tỷ
đồng.
Để hoàn thành các mục
tiêu này, ban lãnh đạo Tập đoàn FLC cho biết sẽ tập trung các nguồn lực để
đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, dự án bất
động sản nhà ở và các dự án bất động sản hạ tầng khu công nghiệp đã đề ra.
Đáng chú ý trong năm
2017, Tập đoàn FLC không đưa dự án Du lịch sinh thái và vui chơi giải trí tại
Vĩnh Thịnh – An Tường (Vĩnh Phúc) trong kế hoạch hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Việc không đưa dự án khu
du lịch sinh thái Vĩnh Thịnh vào kế hoạch sản xuất kinh doanh 2017 của Tập
đoàn FLC được xem là không mấy bất ngờ bởi đây là dự án đã xảy ra tai tiếng
và đang trong quá trình xem xét.
Trước đó theo tìm hiểu
của phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, người dân tại 2 xã Vĩnh Thịnh,
Vĩnh Tường lo lắng sẽ mất kế sinh nhai khi FLC lấy đất đầu tư dự án du lịch.
Người dân ở đây cho biết,
họ chủ yếu sống dựa vào đồng ruộng, chăn nuôi. Hơn nữa, từ khi có dự án nuôi
bò sữa, bò thịt phát triển, cuộc sống của người dân ngày càng khấm khá, ổn
định hơn.
Vì thế, đứng trước tham
vọng thâu tóm đất nông nghiệp của một doanh nghiệp, người dân phản đối kịch
liệt, thập chí họ khẳng định dù có đền bù cao họ vẫn không bán đất, “nhượng”
đất cho Tập đoàn FLC.
Đặc biệt, việc chuyển đổi
250 héc-ta từ đất trồng lúa tại xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường sang đất dự án FLC
chưa được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Trong khi đó, theo Luật
Đất đai 2013, việc chuyển đổi mục đích sử dụng trên 10 héc ta đất lúa phải có
văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Trước phản ánh của Báo
Điện tử Giáo dục Việt Nam, ngày 18/4/2017 Văn phòng Chính phủ có công văn số
3830/VPCP-NN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiểm
tra việc lấy đất nông nghiệp làm du lịch tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong văn bản nêu rõ:
Ngày 2/4/2017, ông Lê Quang Thưởng có thư gửi Thủ tướng Chính phủ phản ánh ý
kiến của người dân tại 2 xã Vĩnh Thịnh và An Tường, huyện Vĩnh Tường về việc
tỉnh Vĩnh Phúc cấp đất nông nghiệp cho doanh nghiệp làm du lịch (xây khách
sạn, điểm vui chơi, sân golf...).
Trước phản ánh của ông
Thưởng, công văn số 3830 nêu rõ: Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy
ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc và các cơ quan liên quan kiểm tra, xử lý nội dung
phản ánh của ông Lê Quang Thưởng nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Có lẽ chính những góc
khuất tại dự án khu du lịch sinh thái Vĩnh Thịnh được đưa ra ánh sáng khiến
FLC phải thay đổi mục tiêu dự án đầu tư năm 2017.
(Theo
Giáo dục VN) Mai Anh
|
Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét