Lạng Sơn: "Công ty" ngồi giữa trụ
sở công an làm “dịch vụ”, thu tiền “khủng” mỗi ngày
Cập nhật lúc 15:43
Chuyện phi lý
đã và đang diễn ra ngay giữa trụ sở một cơ quan quyền lực của Công an tỉnh
Lạng Sơn là Phòng quản lý xuất nhập cảnh.
Một nhân viên làm "dịch vụ" cầm trên tay sấp giấy thông
hành để phát cho tài xế. Ảnh cắt từ clip.
Gian
truân thông hành
Phản
ánh tới Báo Lao Động, nhiều tài xế xe tải cho biết, do các thay đổi trong
chính sách nên từ giữa năm 2016, việc thông quan trở nên rất khó khăn.
Theo
đó, trước thời điểm có quy định mới, với những lái xe chở hàng qua biên giới
sang đất Trung Quốc, chỉ cần xác nhận của lực lượng bộ đội Biên phòng thì giờ
đây, họ phải làm giấy thông hành. Ngặt nỗi, dù đi qua cửa khẩu nào trên địa
bàn tỉnh, họ cũng phải quay về thành phố Lạng Sơn - nơi đặt trụ sở Phòng Quản
lý xuất nhập - Công an tỉnh, để làm thủ tục.
“Trước
đây ở cửa khẩu nào cũng có lực lượng Biên phòng, họ xác nhận luôn cho chúng
tôi tại đó, rất tiện. Nay chuyển sang công an thì chúng tôi phải về thành
phố. Có những cửa khẩu rất xa và hẻo lánh, cả ngày chẳng có nổi chuyến xe nên
đi lại rất vất vả. Chưa kể để hàng ở cửa khẩu là phải nhờ người trông nom.
Rất mong các cấp chức năng xem xét, tạo điều kiện thành lập các tổ công tác
cấp giấy thông hành luôn tại khu vực cửa khẩu” – một lái xe đề đạt.
Thế nhưng, đó chỉ là vế đầu
trong hành trình gian truân để cầm được trên tay tấm giấy thông hành.
Trong
nhiều ngày cuối tháng 4.2017, nhóm PV Báo Lao Động đã có mặt tại Phòng Quản
lý xuất nhập cảnh – Công an tỉnh Lạng Sơn. Cảm nhận chung tại nơi này là cảnh
ồn ào, náo nhiệt, người ra kẻ vào tấp nập… cá biệt có những thời điểm cả trăm
lái xe vật vạ chờ đợi đến lượt.
Thế
nhưng, giữa khoảng không chật hẹp ấy, vẫn thấy nổi bật là nhiều dãy bàn dài
được kê ngay ngắn mà ngồi ở đó là nhiều người đeo thẻ - giới thiệu là “người
của công ty”. Những người này phối hợp khá ăn ý với những người khác (không
đeo thẻ) để tiến hành “vợt” những tài xế hoặc khách du lịch có nhu cầu làm
nhanh giấy thông hành.
Đầu
tiên, trong vai khách muốn qua cửa khẩu Tân Thanh để sang qua Trung Quốc,
chúng tôi nhanh chóng lọt vào “tầm ngắm” một người đàn ông trung niên. Ông
này tư vấn: “Theo quy định, cửa khẩu Tân Thanh dành cho hàng hóa xuất nhập
khẩu, người Việt muốn qua cửa khẩu đó thì phải được các công ty có chức năng
xuất nhập khẩu bảo lãnh. Họ sẽ đóng dấu xác nhận các em là người của công ty,
thế mới đủ điều kiện xin cấp giấy thông hành”.
Thấy
chúng tôi tỏ vẻ chưa tin, người đàn ông hất hàm “vào mà hỏi”, đồng thời vội
vã chạy ra chào mời 2 thanh niên khác vừa bước xuống từ một chiếc xe cóc, có
dáng dấp tài xế.
"Bán
dấu" thu tiền "khủng"
Quả
đúng như lời cảnh báo, mặc dù đã trình bày đủ lý do nhưng những gì chúng tôi
nhận được chỉ là cái lắc đầu của các cán bộ ngồi phía sau kính chắn. Khi vừa
lục tục trở ra, chúng tôi lập tức được một người phụ nữ sáp lại. Người này
nhấn mạnh, nếu là hộ khẩu ngoại tỉnh, sẽ phải chờ tới 3 ngày mới lấy được
giấy thông hành. Nhưng nếu qua “dịch vụ”, thời gian chỉ từ 2 giờ đến 1 buổi.
Dứt
lời, người phụ nữ kéo tay tôi tới chiếc bàn đã có sẵn một phụ nữ khác đeo thẻ
ngồi cạnh đống giấy tờ. Sau khi cung cấp thông tin, chúng tôi được đưa sang
phía đối diện để chụp 4 ảnh 4x6.
Theo quan sát, do có khá
nhiều công ty đứng ra nhận làm dịch vụ kiểu này nên giá cả ở đây cũng khá
tương đồng và cạnh tranh. Lơ ngơ như tôi thì bị “bóp” 300.000 đồng, còn nhìn
cứng cỏi hơn thì chỉ 250.000 đồng. Đặc biệt, đối với trường hợp giấy tờ bị mờ
dấu nổi do ép dẻo, ép plastic các nhân viên của công ty du lịch sẽ yêu cầu
người đăng ký phải trả thêm một khoản phí khác. Tất nhiên, cũng không hề có
hóa đơn chứng từ nào.
Cũng
theo quan sát, việc trả kết quả thường theo đợt với số lượng lớn. Lúc này,
cán bộ của Phòng quản lý xuất nhập cảnh sẽ chuyển tập sổ thông hành cho nhân
viên của các công ty. Các nhân viên này sau đó mới chuyển lại cho khách hàng.
Tại
quán nước phía đối diện, chúng tôi gặp nhiều nhóm tài xế ngồi chờ lấy giấy.
Đa số họ là người ở nơi xa đến nên chấp nhận làm “dịch vụ” vì không thể để bỏ
mặc hàng hóa tại cửa khẩu quá lâu, nhất là hàng lạnh cần phải được bật điều
hòa 24/24.
Tuy
nhiên, không phải ai cũng cảm thấy thoải mái vì đây là một số tiền khá lớn so
với thu nhập của họ trong khi đó, luật quy định phí cấp giấy thông hành chỉ
là 50.000 đồng. “Bản chất việc này là bán dấu. Họ chỉ đóng cộp một cái, xác
nhận ông A, bà B là người của công ty mà “ăn dày” quá...”, Anh K - một lái xe
chở hàng từ miền Nam bức xúc.
Được biết mỗi
ngày, Phòng quản lý xuất nhập cảnh – Công an tỉnh Lạng Sơn nhận trên 200
bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy thông hành. Do nhu cầu rất lớn nên Phòng làm việc
cả 7 ngày trong tuần. Vậy số tiền chênh "khủng" hàng chục triệu
đồng mỗi ngày kia sẽ đi về đâu? vào túi ai? và có hay không sự liên kết?...
(Theo Lao động) Long Nguyễn
|
Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét