Tháp biểu tượng với cổng chào: Biểu
tượng gì và để chào ai
Cập nhật lúc 11:13
Công trình dù đồ sộ đến đâu, nếu không gắn với hồn cốt, phản ánh
bản sắc, ý nguyện của cộng đồng sẽ chỉ là những khối vật liệu vô tri, bất quá
để đôi người ghé qua chụp vài bức ảnh.
Gần đây,
Quảng Ninh đã dình rang khánh công trình Cổng chào tỉnh được xây dựng
trên quy mô 120 ha với tổng số vốn 368 tỷ đồng. Thái Bình cũng đang hoàn tất
thủ tục phê duyệt dự án tháp Thái Bình với tổng mức đầu tư 300 tỷ, có quy mô
25 tầng, 126m trên tổng diện tích 16.870 m2..
Dù được viện
dẫn kinh phí dành cho việc xây dựng đến chủ yếu từ việc xã hội hóa, người ta
vẫn không thể giật mình tự hỏi mục đích của những công trình đó là gì? hướng
tới ai? Có thực sự cần thiết không? Có việc gì lãng phí hơn thế nữa không?
Điều đáng nói là những “dự án” dạng này có khuynh hướng nảy nở ở nhiều nơi,
bất chấp chủ trương thực hành tiết kiệm và chính phủ đang kêu gọi.
Công trình biểu tượng để làm gì?
Thông thường,
các công trình biểu tượng được xây dựng nhằm ghi nhớ, truyền tải thông điệp
về một giai đoạn, sự kiện lịch sử, một danh nhân hay giá trị tín ngưỡng, văn
hóa của một cộng đồng nhất định. Việc xây dựng chúng trước hết phải phù hợp
với bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường tại chỗ, xuất phát ý
nguyện của cộng đồng, phục vụ cộng đồng ấy trước khi hướng tới công chúng ở
phạm vi rộng hơn.
Vì lẽ đó, các
công trình biểu tượng luôn được coi như công cụ truyền tải bản sắc, phản ánh
tinh túy, hồn cốt của một cộng đồng, giá trị, con người cụ thể. Chúng tuyệt
đối không thể là sự pha dung hỗn tạp các dạng thức kiến trúc, kết cấu và
khiến người xem không thể hiểu thông điệp ẩn chứa là gì. Chúng càng không nên
được dựng nên dựa trên ý chí chủ quan của một số cá nhân có quyền lực dưới
danh nghĩa phát triển du lịch, thúc đẩy đầu tư hay chỉnh trang cảnh quan đô
thị…
Giá trị của một công trình nằm ở đâu?
Giá trị của một
công trình không nhất thiết tỷ lệ thuận với quy mô, mức độ “hoành tráng” về
mặt vật chất, thể tích của nó. Không biết tự bao giờ, người ta đua nhau làm
mọi thứ to nhất, dài nhất, rộng nhất… mà quên mất rằng điều đó chưa chắc đã
nâng tầm vóc cho những nỗ lực của họ. Giá trị đích thực của một công trình
nhiều khi nằm ở những điều người ta không thể nhìn mà chỉ có thể cảm nhận,
tương tác…
Một công trình
muốn tồn tại mãi với thời gian, được số đông thừa nhận cần phải là sự kết hợp
hài hòa của mọi giá trị: kinh tế, thẩm mỹ, văn hóa, xã hội, môi trường...Việc
xây dựng các công trình ở quy mô lớn, tiêu tốn nhiều tiền của, chiếm dụng
diện tích đất đáng kể trong bối cảnh hiện nay là sự lãng phí không cần thiết.
Sẽ là chủ quan duy ý trí nếu coi đây sẽ là điểm nhấn thu hút khách du lịch,
thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương, cải thiện đời sống cho người dân.
Quan niệm này có khi chỉ đúng khi nhằm “cải thiện đời sống” cho một vài người
nào đó…
Đừng nhân danh xã hội hóa!
Không ít lãnh
đạo địa phương biện giải cho việc sử dụng nguồn vốn “xã hội hóa”, thực chất
chủ yếu do các doanh nghiệp tại chỗ tài trợ để xây dựng những công trình dạng
này, như lời thanh minh rằng những công trình đó không sử dụng ngân sách nhà
nước cấp, không ảnh hưởng đến đời sống của người dân, chỉ có “lợi” mà không
có “hại”.
Trên thực tế,
cách giải thích này là ngụy biện. Ai cũng đều biết, chẳng doanh nghiệp nào
cho không ai điều gì bởi công việc của họ là hướng tới lợi nhuận trước hết
cho chính mình. Ngay việc tặng xe cho tỉnh, huyện gần đây cũng được cho là
nhằm một mục đích sâu xa nào đó và do đó đã bị chính phủ tuýt còi. Có quá
nhiều cách để doanh nghiệp “đòi” lại địa phương sau khi họ hào phóng góp vốn
đầu tư theo dạng “xã hội hóa” mà chính quyền kêu gọi: đổi đất lấy công trình,
ưu đãi thuế đủ loại thuế, buông lỏng quản lý để doanh nghiệp “xé rào”, “lách
luật”.
Giá trị lớn nhất là lòng dân
Công trình dù
đồ sộ đến đâu, nếu không gắn với hồn cốt, phản ánh bản sắc, ý nguyện của cộng
đồng sẽ chỉ là những khối vật liệu vô tri, bất quá để đôi người ghé qua chụp
vài bức ảnh.
Người ta sẽ
chẳng nhớ gì về chúng sau vài phút.
Người ta sẽ nhớ
về một địa phương nhiều hơn ở chất lượng cuộc sống, chất lượng môi trường… mà
đa số người dân nơi đó được hưởng thụ. Niềm tin của người dân với chính quyền
cũng là chỉ số quan trong, có giá trị hơn bất cứ công trình đồ sộ nào.
(Theo
TuanVietNam) Nguyễn Công Thảo
|
Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét