Trung Quốc tiếp tục bịa
đặt
Cập nhật lúc 10:31
“Vì đuối lý và ngày càng bị cô lập nên Trung
Quốc đã bịa đặt ra việc đạt được sự đồng thuận với Lào, Campuchia và Brunei
về vấn đề Biển Đông. Nơi đây đang dần trở thành một “điểm nút, điểm tới hạn”
mà Mỹ và Trung Quốc đang tiệm cận rất gần. Chỉ một sai lầm nhỏ có thể kéo
theo những điều tồi tệ ảnh hưởng đến quyền tự do hàng hải, hàng không – điều
mà Mỹ coi là lợi ích quốc gia ở Biển Đông”, ông Phạm Nguyên Long phân tích.
Thế giới đang
đặc biệt chú ý và đồng loạt quan ngại trước các động thái của Trung Quốc ở
Biển Đông. Nhất là việc mới đây (25/4), Campuchia đã chính thức lên tiếng phủ
nhận cái gọi là “thỏa thuận 4 điểm” với Trung Quốc về việc giải quyết các
tranh chấp ở Biển Đông sau chuyến công du của Ngoại trưởng Vương Nghị hôm
22/4 tới Lào, Campuchia và Brunei.
Nhằm kiến giải
những điều bí ẩn sau những bước đi ngạo mạn của Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông
thời gian qua, cũng như nhìn nhận tình hình dưới góc nhìn chiến lược tổng
thể, Phóng viên Báo
điện tử PetroTimes đã
có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu Phạm Nguyên Long – nguyên Phó Viện trưởng
Viện nghiên cứu Đông Nam Á, chuyên viên cao cấp của Viện Hàn lâm Khoa học xã
hội Việt Nam.
PV: Sau chuyến thăm 3 nước Đông Nam Á,
Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố trước báo giới rằng, nước này đã đạt được sự
đồng thuận trong vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông với cả Lào,
Campuchia và Brunei. Nhưng đến ngày 25/4, trả lời hãng TTXVN, Campuchia đã
lên tiếng phủ nhận điều này. Là một học giả chuyên nghiên cứu về địa chính
trị của khu vực Đông Nam Á, ông có bình luận gì?
Ông Phạm Nguyên
Long: Phải khẳng định ngay rằng, Campuchia đã hành động đúng! Bởi lẽ,
Campuchia tuy không phải là quốc gia có tuyên bố chủ quyền trực tiếp tại Biển
Đông với Trung Quốc, nhưng nước này cũng là một thành viên trong Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Còn nhớ hồi năm 2012, khi nước này làm Chủ tịch
luân phiên của khối ASEAN vì sức ép của Trung Quốc nên đã ngăn cản cả Hiệp
hội ra một bản tuyên bố chung, khiến cho dư luận dậy sóng. Uy tín của nước
này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Lần này, nếu
Campuchia không lên tiếng bác bỏ luận điệu của Trung Quốc thì một lần nữa,
kịch bản năm 2012 sẽ lại tái diễn mà ở cấp độ gay gắt hơn. Hiện nay, cộng
đồng chung ASEAN đã được thành lập. Vấn đề Biển Đông giờ đây không chỉ là
giữa các bên liên quan trực tiếp mà là vấn đề của cả khu vực và quốc tế rồi.
Mọi thành viên đều phải có trách nhiệm trong việc giải quyết các tranh chấp
thông qua các cơ chế đa phương, tích cực góp phần vào sự đoàn kết nội khối.
Hơn nữa,
Campuchia vẫn không quên bài học vụ tranh chấp chủ quyền với Thái Lan về ngôi
Đền cổ Preah Vihear hồi năm 2013. Và sau khi Tòa án Công lý quốc tế ra phán
quyết cuối cùng, Campuchia là nước thắng kiện. Điều này cho thấy, ở một thời
đại văn minh hiện nay, việc tuân thủ luật pháp quốc tế là điều cơ bản mà mọi
quốc gia đều phải tuân theo. Nếu Campuchia vẫn “nhắm mắt” mà cho qua lời
tuyên bố đầy xảo trá của Bắc Kinh về Biển Đông thì vô hình trung, nước này tự
tách mình ra khỏi ASEAN.
Trung Quốc ngày
càng đuối lý trước thời điểm, Tòa trọng tài thường trực quốc tế (PCA) tại Hà
Lan sắp ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện của Philippines với Trung Quốc nên
Vương Nghị mới cứu vãn như vậy!
PV: Nhìn vào bức tranh tổng thể ở Biển
Đông, ông đánh giá ra sao về sự xuất hiện của Mỹ và nhiều cường quốc khác tại
khu vực này?
Ông Phạm Nguyên
Long: Là cường quốc số 1 cả về kinh tế, quân sự và khoa học công
nghệ, Mỹ đã nhìn ra sự “bất thường” trong việc mở rộng các phạm vi ảnh hưởng
của Bắc Kinh ở Biển Đông ngay từ thời điểm năm 1995, khi mà Trung Quốc đánh
chiếm bãi đá Vành Khăn thuộc chủ quyền của Việt Nam mà lúc đó Philippines
đang nắm giữ. Cuộc đấu tranh quyền lực về địa chính trị giữa Mỹ - Trung bắt
đầu từ đây.
Cả Mỹ và Trung
Quốc đều có chiến lược riêng của mình tại Châu Á – Thái Bình Dương. Nhưng Mỹ
đã khôn khéo thực hiện chiến lược tái cân bằng với Trung Quốc ở khu vực.
Trong đó, các nước khác cũng phải tìm cách tự tái cân bằng với Bắc Kinh song
song với Mỹ. Chiến lược tự do hàng hải, hàng không của Mỹ ở Biển Đông là một
phần không thể thiếu của chiến lược xoay trục.
Mỹ quan niệm,
an ninh của đồng minh và đối tác cũng là lợi ích của Mỹ. Điều này ở một khía
cạnh nào đó đang là một điểm vô cùng thuận lợi cho Việt Nam nói riêng và
ASEAN nói chung. Mỹ trở lại khu vực này cũng là một điều tất yếu.
Tại Hội nghị
cấp cao ASEAN – Mỹ hồi tháng 2/2016 ở Sunnylands, Tổng thống B. Obama cũng đã
nhấn mạnh vấn đề đảm bảo quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông là một
ưu tiên hàng đầu trong quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và ASEAN. Đông Nam
Á đang là khu vực có nền kinh tế năng động, đối tác tin cậy của các cường
quốc lớn khác như Nga, Nhật, Ấn Độ, Úc, Hàn Quốc.
PV: Liệu theo ông, có tồn tại một “điểm tới
hạn” nào trên Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc hay không?
Ông Phạm Nguyên
Long: Hiện nay, quan hệ Mỹ- Trung đang tồn tại những điểm nút
thể hiện ở chỗ:
Mỹ phản đối
Trung Quốc bồi lấp các đảo nhân tạo ở Biển Đông, nhất là mới đây có bằng
chứng cho thấy nước này đang định cải tạo cả bãi cạn Scarborough vốn của
Philippines mà Bắc Kinh chiếm giữ từ năm 2012.
Mỹ duy trì
quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông và coi đây là điểm mấu chốt
trong chiến lược hướng đông của mình. Nếu thất bại ở Biển Đông thì coi như
thất bại của cả chiến lược tự do hàng hải của Mỹ.
Thậm chí, các
Nghị sỹ Mỹ còn lên tiếng yêu cầu chính phủ nên tổ chức tuần tra Biển Đông
thường xuyên hơn, thay vì 3 tháng một lần để gửi thông điệp rõ ràng đến Trung
Quốc.
Nếu Trung Quốc
phiêu lưu hơn nữa bằng các hành vi bồi lấp đảo nhân tạo, quân sự hóa Biển
Đông thì chắc chắn, Mỹ cũng sẽ điều tàu sân bay, chiến hạm, máy bay tới tuần
tra nhiều hơn. Đồng thời, hỗ trợ khả năng giám sát, tuần tra cho các lực
lượng cảnh sát biển, kiểm ngư của các nước Đông Nam Á trước thách thức từ
phía Trung Quốc.
Khi đó, rõ ràng
cả Mỹ và Trung Quốc đều đang tiệm cận một “điểm tới hạn” gần hơn bao giờ hết.
PV: Ông có dự đoán gì về tình hình Biển
Đông sắp tới cũng như chuyến thăm của Tổng thống Mỹ B. Obama đến Việt Nam
trong tháng 5?
Ông Phạm Nguyên
Long: Phải khẳng định chuyến thăm lần này của Ngài Obama là vô cùng
quan trọng mà cả hai bên cùng đang bố trí sao cho chu đáo nhất. Việt – Mỹ đã
nâng tầm lên cấp đối tác chiến lược và qua chuyến thăm lần này, vấn đề dỡ bỏ
lệnh cấm bán vũ khí đối với Việt Nam chắc chắn sẽ được bàn đến trong chương
trình nghị sự. Quan hệ hai nước sẽ có những bước tiến mới rực rỡ hơn.
Tồn tại trong
một thế giới đa cực và có rất nhiều lợi ích đan xen, Việt Nam cũng đã có
những bước đi rất khôn ngoan và tài tình về ngoại giao trong thời gian vừa
qua. Nhất là sau sự kiện HD-981 năm 2014 đến nay. Chúng ta đã vận dụng linh
hoạt đường lối ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế.
Việt Nam giành
được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả Mỹ, Nhật, Úc,
Nga, Ấn Độ, G7, ASEAN… Trong khi Trung Quốc ngày càng bị cô lập. Dù Trung
Quốc có dùng chiêu bài kinh tế để mua quan hệ với các nước nhưng thực chất,
các nước vẫn phải dè chừng Trung Quốc và cân nhắc các lợi ích kinh tế với
nước này.
Tới đây, Trung
Quốc sẽ còn có các bước đi ngạo mạn hơn hòng đáp trả lại phán quyết của PCA
về vụ kiện Đường lưỡi bò mà Philippines khởi xướng. Gia tăng quân sự hóa Biển
Đông hoặc thiết lập vùng cấm bay tại đây có thể sẽ là lựa chọn mà giới lãnh
đạo Bắc Kinh nhắm đến.
Trân trọng cảm
ơn ông!
(Theo Petrotimes) Thảo Phượng – Nhật Minh
|
Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016
Formosa xả thải ngầm ra biển: “Thổ
Công” cho làm, “Thổ Địa” không biết...
Cập nhật lúc 10:04
(Tin tức thời sự) - Các Sở, ban ngành
của tỉnh Hà Tĩnh đều khẳng định không liên quan sau khi Formosa xây dựng
đường ống xả thải ngầm dưới biển bị phát hiện.
Địa phương
không biết
Ngày 28/4, Bộ
trưởng TN-MT Trần Hồng Hà đến Thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) khảo sát thực địa,
kiểm tra, làm rõ nguyên nhân cá biển chết hàng loạt.
Phát biểu trước
lãnh đạo Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh và đông đảo báo chí, Bộ
trưởng Trần Hồng Hà khẳng định: “Đối với pháp luật VN, hệ thống xả thải mà
lắp đặt ngầm là không cho phép. Chúng tôi đề nghị phải có biện pháp để giám
sát, tiếp cận và quan sát hệ thống này”.
Trước thông tin
trên, Đất Việt đã có cuộc trao đổi với các Sở, ban ngành của tỉnh Hà Tĩnh.
Tuy nhiên các vị lãnh đạo đều phủ nhận trách nhiệm liên quan đến vụ việc này.
Ông Nguyễn Lam
Sơn, Phó Giám đốc Sở TN-MT Hà Tĩnh một mực khẳng định: “Cái này cần phải hỏi
Bộ Tài nguyên Môi trường vì Bộ cấp phép. Chúng tôi không biết việc này”.
Cùng nêu quan
điểm nhưng ông Phạm Văn Tình, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Tĩnh gợi ý phóng
viên liên hệ thẳng với Vũng Áng và Formosa vì những việc này đã giao hết
cho khu công nghiệp quản lý.
Trong khi đó,
ông Trần Hậu Thành, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Tĩnh thì cho rằng cần phải
hỏi cấp cao hơn là Bộ TN-MT.
“Cái này phải
hỏi lại Bộ TN-MT. Chúng tôi chỉ cấp phép xây dựng thôi, còn những cái này
chúng tôi không phụ trách. Trong khu Vũng Áng là thuộc thẩm quyền của Ban
quản lý Vũng Áng. Formosa xây dựng đường ống thải ngầm thì Sở cũng
không biết và không cấp phép”, ông Thành nhấn mạnh.
Liên hệ với
phía Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh, phóng viên nhận được câu trả lời tương
tự.
“Việc xây dựng
của Formosa chúng tôi không biết. Những cái đó thì tỉnh sẽ quản lý. Sở Xây
dựng làm sao mà giao quyền cho Ban quản lý dự án được? Tỉnh sẽ chỉ đạo chung
còn Ban quản lý chỉ một phần nào thôi”, ông Nguyễn Văn Khoa, Phó Trưởng ban
quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh khẳng định.
Trách nhiệm đơn
vị cấp phép
Trao đổi với
Đất Việt xung quanh vấn đề này, TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây
dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định cần phải làm rõ trách
nhiệm của đơn vị cấp phép khi để xảy ra tình trạng này.
“Pháp luật Việt
Nam không cho phép thì cần phải làm rõ ai ký, ai cho phép Formosa xây đường
ống xả thải ngầm dưới biển. Dù rằng có cho phép đi chăng nữa cũng không thể
được xả bậy bạ ra biển mà phải bảo đảm môi trường.
Thông thường
đơn vị nào cấp phép xây dựng nhà máy đó thì họ sẽ cấp phép hệ thống xả thải
ngầm. Vì cấp phép là phải cấp toàn diện chứ không thể cấp cái nọ rồi cái khác
đơn vị khác lại cấp”, TS Liêm đặt vấn đề.
Theo vị chuyên
gia, hiện nay dư luận vẫn rất bức xúc khi các bộ, ban, ngành vẫn chưa thể tìm
ra được nguyên nhân chính xác dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt.
“Hiện nay chưa
thể kết luận được đường ống của Formosa có thật sự là nguyên nhân gây ra việc
cá chết hay không, có thể còn nhiều tác động bên ngoài khác. Nhưng việc cần
làm ngay lúc này là cần sớm trả lời được câu hỏi của dư luận.
Tôi thấy tình
trạng hiện nay giống như người ta nói một mâm cơm giờ mấy bộ liền. Làm thế để
đùn đẩy công việc, trách nhiệm cho nhau chứ không hiệu quả”, ông Liêm nhấn
mạnh.
(Theo Đất Việt) Nguyễn Huệ
|
Người Pháp gốc Syria nói về cuộc chiến Syria và Chiến tranh Việt Nam
Cập
nhật lúc 08:59
Bà
Midani quốc tịch Pháp gốc Syria phân tích về chủ nghĩa can thiệp Mỹ trong nội
chiến Syria và liên hệ với Chiến tranh Việt Nam trước đây.
Chiến sự Syria hiện đang là
mối quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Người Syria đã có sự liên hệ về cuộc
chiến tranh của họ với công cuộc giải
phóng miền Nam thống nhất
đất nước Việt Nam.
Tác
giả Phạm Phú Cường (trái) và bà Midani.
|
Chúng tôi xin giới thiệu sự liên hệ này qua cuộc trò chuyện giữa ông
Phạm Phú Cường, thành viên ban cố vấn thành phố Logne, khu vực Paris và bà
Assyar Midani là người Pháp gốc Syria - Chủ tịch của tổ chức “Con cháu
của Ashtar” và tổ chức “Mạng lưới các nhà khoa học Syria ở nước ngoài –
Nosstia”.
***
1- Chào bà Midani, bà có thể
nói cho chúng tôi biết về bà? Tại sao bà tại từ bỏ tất cả vì hòa bình của nhân
dân Syria?
Chào ông Phạm Phú Cường, kể từ khi chiến sự ở
đất nước tôi Syria bắt đầu, tôi đã nghĩ như nhiều người khác rằng đó là một
phong trào quần chúng đòi một số cải cách cần thiết liên quan đến tự do diễn
giải. Tôi đã nhận ra rất nhanh, thông qua tranh luận trên tất cả các kênh
truyền thông ở Pháp, BBC của Anh, CNN của Mỹ và cả Al Jazeera, Al Arabiya...
rằng đúng hơn, đó là một cuộc tấn công công khai nhằm vào nước tôi bởi nhiều
kênh khác nhau. Sự can thiệp chính trị rõ ràng của các nước phương Tây - Mỹ,
Pháp, Anh và Hội đồng châu Âu và NATO kêu gọi sự từ chức của tổng thống Assad….
sau khi đã ép các tổng thống Tunisia và Ai cập từ chức và kêu gọi phá hủy Libya
bằng sự can thiệp của NATO.
Nỗi
đau chiến tranh Syria. Ảnh: TheWhy.
|
Từ sự việc này, tôi đã quyết định đến hiện trường để hiểu và nhìn nhận
thực tế. Năm 2011 và 2012, cứ hai tháng tôi lại ở đó một tháng, tôi đã khám phá
ra rất nhanh sự sâu rộng của cuộc chiến. Trong thời gian này, các sự kiện nối
tiếp nhau cùng các lãnh đạo các nước NATO và các Ngoại trưởng của họ không
ngừng đe dọa và yêu cầu lãnh đạo Nhà nước Độc lập của chúng tôi phải từ chức.
Các kênh truyền thông này đã hô hào chống lại Tổng thống Assad với
cáo buộc cho rằng ông ấy đã giết nhân dân của mình… trong khi ông ấy bảo vệ
nhân dân…
Khi tôi đến Syria vào tháng 6/2011, tôi đã hốt hoảng với ý tưởng tìm lại
đất nước mình giữa nội chiến. Nhưng chẳng có gì cả, mọi thứ rất bình yên và mọi
người tự hỏi nguyên nhân của sự hốt hoảng và khóc lóc của tôi… Những điều dối
trá có hệ thống và những kêu gọi nội chiến, tôn giáo, thù địch, nổi loạn và tàn
sát cộng thêm số quân lính và lực lượng tuần tra bị giết ở Syria, trong khi
truyền thông Tây phương chẳng nói gì, đã khiến tôi tự hiểu ra rất nhanh rằng đó
là sự tấn công bên ngoài và rằng tôi không thể cách ly lâu dài được.
Với sự leo thang của chiến tranh chống Syria, đất nước bị theo đuổi
trong nhiều năm liên tiếp, tôi không thể ủng hộ tất cả. Và vào năm 2013, những
cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học và sau đó là những đe dọa đánh bom của Tổng
thống Obama đã khiến tôi phải ở lại cạnh nhân dân tôi ở đất nước tôi…
2- Đa phần ý kiến công chúng
cho rằng Mỹ không trung lập trong
vấn đề nội tại của Syria. Lập luận của bà thế nào ?
Thật vậy, ngay khi đưa ra danh sách các Nhà nước phải "lật đổ"
để thực hiện "Kế hoạch Cận Đông mới" từng được Tổng thống Mỹ Bush và
Ngoại trưởng Condolessa Rice biện hộ, Mỹ đã bắt đầu bằng việc xâm chiếm
Afghanistan rồi Iraq để tiếp tục với Sudan, Libya, Syria và Yemen...
Kể từ khi xâm chiếm Iraq vào
2003, Mỹ đã trừng phạt Syria vì một mặt đã chống lại sự xâm lược này, và mặt
khác đã tiếp nhận người tị nạn Iraq vào Syria. Phải thừa nhận rằng Syria đã đón
nhận những người tị nạn này trong điều kiện tốt mà không đòi hỏi bất cứ điều gì
từ bất cứ ai; họ đã được hòa nhập và đối xử như công dân Syria trong khi Colin
Powell đã đề nghị Bashar al-Assad không chấp nhận họ vào Syria và cắt đứt mọi
quan hệ ủng hộ tổ chức Kháng chiến Palestine và Lebanon hay Iraq. Bởi thế,
Syria phản kháng trước những áp đặt của Mỹ và các nước phương Tây.
Hơn nữa, việc Syria là trung tâm chính trị Arab, ủng hộ thống nhất Arab
và giải phóng Palestine cũng tạo thành cốt lõi của mặt trận Kháng chiến chống
lại nước chiếm đóng Israel do Syria, Iran và tổ chức Kháng chiến Palestine và
tổ chức Kháng chiến Lebanon lập nên. Mặt trận này đã đánh bại Israel vào năm
2006 trong cuộc tấn công của nước này vào tháng 7 chống lại Lebanon và đã giúp
Gaza vượt qua các tấn công của Israel năm 2008, 2009, 2013, 2014, và đã trở
thành mục tiêu ưu việt cho tất cả những nước ủng hộ sự chiếm đóng Palestine của
người Do Thái và sự gặm nhấm lãnh thổ Palestine của những kẻ thực dân Israel
cũng như những tội ác hàng ngày chống lại người Palestine của nhà nước Israel
cũng như Mỹ và các nước phương Tây và các nước vùng vịnh và Saudi Arabia.
Syria là một nước độc lập có chủ quyền, ủng hộ tự do chính trị và kinh
tế, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc và quyền lợi của các dân tộc. Nước này
đã hợp tác với tất cả các cơ quan của Liên Hợp Quốc, trong khi rất tiếc là tổ
chức này lại không công bằng, cụ thể là trong những vấn đề liên quan đến cuộc
chiến chống khủng bố và việc sử dụng vũ khí hóa học và nhất là về vấn đề về sự
can thiệp cấu thành điều khoản đầu tiên trong Hiến chương Liên Hợp Quốc.
3- Còn Nga, chỉ 6 tháng can
thiệp đánh bom chống lại khủng bố, đã tạo điều kiện thuận lợi cho những người
ủng hộ hòa bình. Bằng cách nào mà việc làm này lại hiệu quả đến vậy ?
Nga đã rất hiệu quả trong
cuộc chiến chống lại Daesh (tiếng Arab dùng để chỉ IS) và Jabhat Annosra vì
những lý do sau :
Trước hết, Nga có sự tình nguyện thật sự đối với cuộc chiến chống khủng
bố, trong khi Mỹ thì chỉ giới hạn hành động của mình. Việc này đã được công bố
rõ ràng ở đâu đó trong nhiều tuyên bố của Tổng thống Mỹ Obama và Ngoại trưởng
Mỹ Kerry. Vì thế, sự can thiệp của liên minh do Mỹ chỉ huy đã gây ra sự mở rộng
của các tổ chức khủng bố thống trị bởi Daesh và Jabhat Annosra, và các tổ chức
khủng bố khác mà Mỹ đã cố chấp gọi là “đối lập ôn hòa” và tiếp tục trang bị vũ
khí, đào tạo và ủng hộ…
Bên cạnh đó là việc điều phối với Quân đội Syria và các cơ quan tình báo
Syria theo đề nghị của Nhà nước Syria chống lại khủng bố từ 2011. Việc điều
phối này đã cho phép cắt đứt mọi nguồn lực chính về tài chính của quân
khủng bố bằng việc đánh bom vào các đoàn xe chở dầu sang Thổ Nhĩ Kỳ để bán dầu
cướp được từ Syria và Iraq. Việc điều phối này cũng cho phép đóng cửa biên giới
với Thổ Nhĩ Kỳ, nơi quá cảnh của hàng nghìn khủng bố thánh
chiến cũng như vũ khí và đạn dược tinh vi nhất.
Sau đó là hành động chính trị thận trọng của Nga và Trung Quốc và Iran,
cũng như tất cả các nước BRICS trong các cơ quan quốc tế nhằm ủng hộ quyền tối
cao của Syria chống lại những can thiệp của Mỹ và liên minh mà Mỹ chỉ
huy như NATO, Saudi Arabia và Qatar.
Cuối cùng là hành động chính trị và nhân đạo của Nhà nước, quân đội và
nhân dân Syria cùng vời hành động quân sự bên trong để tăng cường hòa giải, đầu
hàng của khủng bố, cùng với nhiều đợt ân xá đối với những người lầm lạc từng bị
ép buộc tham gia vào các sự việc vi phạm pháp luật và gây tổn thương cho đất
nước.
4- Ngày kỷ niệm chiến thắng Phát xít sắp
đến và tôi sẽ có mặt ở Moscow vào dịp này. Bà có thông điệp gì gửi tới nhân dân
Nga không?
Tôi muốn gửi đến nhân dân Nga thông điệp sau: Khủng bố là một công cụ
hiện đại được Mỹ và đồng minh của họ sử dụng chống lại tất cả các nước không
phục tùng theo sự áp đặt và chế ngự của họ, và không ngoan ngoãn để họ cướp phá
nguồn lực của mình. Công cụ xuyên biên giới và xuyên lục địa này là mối đe dọa
cho tất cả các dân tộc và các quốc gia trên thế giới. Syria đã chống lại và
chiến đấu một cách oanh liệt.
Sự giúp đỡ của Nga đã tạo thành một điểm tựa quyết định để
tạo nên chiến thắng chống lại khủng bố. Vì điều này, chúng tôi cảm ơn sâu sắc
người dân Liên bang Nga và Đại quân của họ, cũng như nhà lãnh đạo vĩ đại của họ
Tổng thống Putin, người đã có những quyết định đúng đắn đúng thời điểm để tiến
xa hơn trong sự Hợp tác giữa hai nước và hai dân tộc chúng tôi để tiến tới Hòa
bình và Công bằng Thế giới.
Sự cộng tác chặt chẽ giữa hai nước chúng tôi, cũng như các nước khác
trên con đường này giúp tạo nên một THẾ GIỚI HÒA BÌNH VÀ TÔN TRỌNG và những
quan hệ CÔNG BẰNG VÀ BÌNH ĐẲNG. Chúng tôi gửi lời chào đến những người lính đã
chết để cứu nhân dân Syria và Nga cũng như gia đình họ và mong rằng những người
bị thương sẽ sớm bình phục.
5- Những chia sẻ của bà khiến
tôi liên hệ tới cuộc kháng chiến chống Mỹ của
nhân dân Việt Nam. Bà có biết đến cuộc chiến này?
|
Lính Mỹ tham chiến trên chiến trường Việt Nam.
Ảnh: mirror.co.uk.
|
Thực sự là tôi có trái tim Việt Nam. Khi tôi bắt đầu sự nghiệp chính
trị, tôi đã khởi đầu với cuộc sống của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến chống
lại sự thống trị của Mỹ: những cuộc đánh bom ồ ạt bằng B52 vào các thành phố và
sử dụng chất độc da cam có độc tố rất cao để phá hủy các khu rừng và tiêu diệt
mọi sinh vật… Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng đã
đứng dậy được mà không chịu cúi mình trước đế quốc Mỹ.
Bởi thế, tôi đã chiến đấu trong các ủy ban căn cứ của Việt Nam tại Pháp
và đã tham gia ủng hộ cuộc chiến của nhân dân Việt Nam và tất cả các dân tộc
Đông Nam Á. Tôi từng hân hoan khi Hiệp định Paris được ký kết vào năm 1973 và
việc rút lui của quân Mỹ cũng như sự thống nhất Việt Nam vào
năm 1975.
Với tôi, dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng, cùng với phẩm giá yêu
nước của họ chống lại đế quốc. Những điều này đã trở thành những giá trị cho
tôi và tôi tìm thấy những giá trị này trong cuộc chiến của nhân dân Syria những
năm 2011-2016 này. Chúng ta gặp nhau trong cuộc chiến chống đế quốc và bất
công./.
CTV Phạm Phú Cường/VOV.VN thực hiện
Chiến
thắng 30/4/1975:
Chớ ngủ
vùi dưới ánh hào quang!
Cập nhật lúc 08:33
Mất cảnh giác, thiếu tỉnh táo sẽ dẫn
tới bệnh quan liêu, xa dân, bè phái và lợi ích nhóm; sẽ dẫn đến tham những,
tụt hậu; sẽ là cơ hội cho nội xâm...
Lịch sử dân tộc với những bước thăng trầm từ ngàn năm trước, cho
đến thời hiện đại, để lại cho chúng ta bài học rất ý nghĩa: Đó là sau mỗi
chiến thắng đỉnh cao, sau mỗi vinh quang chói lọi, phải luôn luôn tỉnh táo,
thường trực cảnh giác.
Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia,
hạnh phúc của nhân dân, đấy là đỉnh cao, cái đích hướng tới của mọi triều
đại, sau mỗi thắng lợi lịch sử. Ngủ vùi dưới ánh hào quang, tự mãn và mất
cảnh giác, tất thảy đều dễ dẫn đến những kết cục khủng hoảng, suy vi…
Chiến thắng 30/4/1975 là chiến thắng
đỉnh cao, là điểm son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm, thống nhất non
sông của dân tộc ta. Sau hơn 20 năm đấu tranh gian khó, chiến đấu trường kỳ,
đánh đổi nhiều mồ hôi, nước mắt và máu xương, dân tộc Việt Nam cùng cất khúc
khải hoàn.
Nhìn lại chặng đường xây dựng và bảo vệ
đất nước 41 năm qua, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý
giá, trong đó có bài học ít được nhắc tới, đó là bài học thường trực cảnh
giác và luôn luôn tỉnh táo.
Tỉnh táo để không rơi vào trạng thái
kiêu căng, tự mãn và mất cảnh giác sau những thắng lợi đỉnh cao và ánh hào
quang chói lóa. Tỉnh táo để không bị nhiễm hội chứng tha hóa quyền lực. Cảnh
giác với thù trong, giặc ngoài và những đố kỵ, ghen ghét từ những phía không
ngờ! Cảnh giác với hội chứng “thắng đế quốc to”, hội chứng “nhất thế giới” và
lối suy luận của phép thắng lợi tinh thần “thắng giặc ngoại xâm rồi, không
việc gì không làm được!”…
Nhìn lại thời điểm sau chiến thắng
30/4, khi ấy, có người Việt Nam nào không tin rằng, từ đây, dân tộc ta vĩnh
viễn độc lập, tự do, nhân dân ấm no, hạnh phúc! Có mấy người Việt Nam không
tin, từ đây, không còn kẻ thù nào dám xâm lấn nước ta! Nhưng chỉ sau ngày
30/4 lịch sử không xa, mấy đận đất nước lâm vào cảnh, như cách nói của các
nhà thơ, là Lụt Bắc lụt Nam, máu tràn biên
giới! Là Kẻ tình nguyện giữ nhà muốn chiếm nhà ta
ở! Là Bạn bè thân thọc súng ở bên sườn! Là sau chiến
tranh, nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, xã hội bất
an, nhân dân thiếu đói!
Nhìn lại lịch sử dân tộc ta, sau những
chiến thắng ngoại xâm huy hoàng, lừng lẫy, có những triều đại tồn tại vững
bền cả trăm năm, nhưng có những triều đại chỉ tồn tại trên dưới vài chục năm.
Triều đại nào biết bồi đắp lòng dân, không sa vào tranh công đoạt vị, vua
quan đồng lòng chấn hưng đất nước, củng cố phên giậu, thì triều đại đó tồn
tại dài lâu. Triều đại nào vừa dứt binh đao đã vội tranh quyền, đoạt chức,
hãm hại trung thần, coi khinh trăm họ, “bắn được cáo đã vội bẻ cung tên”, say
sưa hưởng lạc… thì triều đại đó non yểu và dễ bị ngoại xâm thừa cơ thôn tính.
Như thời Thục An Dương Vương, quá tin vào thứ vũ khí tưởng chừng vô địch,
"kê cao gối ngủ”, trong phút chốc cơ đồ tiêu tan!
Thường trực cảnh giác và tỉnh táo là
bài học không bao giờ xưa cũ, không bao giờ thừa. Mất cảnh giác, thiếu tỉnh
táo sẽ dẫn tới bệnh quan liêu, xa dân, bè phái và lợi ích nhóm; sẽ dẫn đến
tham những, tụt hậu; sẽ là cơ hội cho nội xâm và ngoại xâm lũng đoạn, xâm
lấn.
Sau mỗi chiến thắng, sau mỗi thành
công, dù là ở đỉnh cao chói lọi, cũng phải tỉnh táo và cảnh giác. Giữa đỉnh
cao muôn trượng với vực thẳm nghìn trùng rất mỏng manh, chỉ phút chốc đỉnh
cao đấy mà vực thẳm đấy! Phía trước luôn luôn là những thách thức, là những
đỉnh cao cần chinh phục. Nhớ bài thơ Cảnh giác của nhà thơ Chế Lan
Viên thời chống Mỹ, nhiều người vẫn thuộc: Trận chiến đấu còn dài/Nòng
súng xin chớ nguội/Chớ tựa lưng vào cờ/Lấy chiến công làm gối/Trong khi chờ
giặc tới/Lui dưới một cành hoa…
Chớ ngủ vùi dưới ánh hào quang! Người
Việt Nam, dù bất kỳ không gian và thời gian nào, hãy tự tin, cảnh giác và
tỉnh táo!./.
Theo
Uông Ngọc Dậu/VOV
|
“Không có
chủ trương đánh đổi môi trường lấy dự án”
Cập nhật lúc 08:10
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông khẳng định như vậy tại
buổi họp báo do Văn phòng Chính phủ tổ chức tại Tp.HCM...
Quang cảnh buổi họp báo tại Tp.HCM chiều 29/4.
Chiều 29/4, Văn phòng Chính
phủ trì họp báo với sự có mặt của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Mai Tiến Dũng.
Sáng hôm nay, tập thể thường trực Chính phủ, Bộ trưởng các bộ, Chánh án toà án Nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cùng có mặt để nghe và giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, đây là hội nghị hết sức quan trọng, ông Dũng nói. Thủ tướng quyết tâm bảo vệ doanh nghiệp làm ăn chân chính, Bộ trưởng nhấn mạnh. Thủ tướng khẳng định không hình sự hoá các quan hệ kinh tế và các doanh nghiệp đều bình đẳng, ông Dũng trao đổi với báo chí. Không cần tô hồng nhưng đừng bôi đen Trả lời câu hỏi cuộc họp đã giải quyết được bao nhiêu phần trăm kiến nghị, ông Dũng cho biết đã có nhiều vấn đề cụ thể được bàn về tiếp cận đất đai, tín dụng, bảo vệ người lao động… Các bộ ngành sẽ tập hợp các nhóm vấn đề để đưa vào dự thảo nghị quyết. Tất cả các rào cản đều được bộ ngành tiếp thu để tới đây tháo gỡ, ông Dũng cho biết. Do thời gian ngắn nên chưa hoàn tất được các kiến nghị nhưng sẽ có thông cáo cho báo chí, doanh nghiệp và người dân biết, Bộ trưởng trao đổi. Về câu hỏi với trên 40% doanh nghiệp ra đi thì trách nhiệm cấp phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thế nào, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông nói tất cả số liệu về tình hình doanh nghiệp đều được công khai và có thể tiếp cận hàng ngày. Chừng nào số doanh nghiệp gia nhập thị trường vẫn lớn hơn số doanh nghiệp rút khỏi thị trường thì chừng đó vẫn bình tĩnh. Doanh nghiệp rút khỏi thị trường, theo ông Đông, có nhiều lý do khác nhau, không hẳn đều là doanh nghiệp chết và doanh nghiêp yếu. Khi đưa tin thì nên theo dõi cả hai con số, ông Đông đề nghị báo chí. Trả lời câu hỏi trách nhiệm của Bộ đến đâu trong việc nhiều doanh nghiệp đóng cửa, ông Đông nêu rõ luật đi theo nguyên lý là doanh nghiệp gia nhập thị trường một cách dễ nhất chứ không đi theo hướng tiền kiểm. Nếu đặt vấn đề trách nhiệm của bộ phải chăng hàm ý quay lại tiền kiểm, thì đó là gây khó khan cho doanh nghiệp, ông Đông nói. Thứ trưởng Đặng Huy Đông nói thêm con số 40% doanh nghiệp đóng cửa là của mười mấy năm qua. Chúng ta không cần tô hồng nhưng đừng bôi đen, ông Đông nhấn mạnh. Trả lời câu hỏi về người đứng đầu trong cải thiện môi trường kinh doanh ông Lê Mạnh Hà - Phó chủ nhiện Văn phòng Chính phủ nói một việc trách nhiệm của nhiều cơ quan thì rất khó xác định trách nhiệm người đứng đầu. Hôm nay Thủ tướng nói một việc chỉ một cơ quan chịu trách nhiệm và quy được trách nhiệm cá nhân, lúc đó mới có thể quy được trách nhiệm người đứng đầu. Đã quá khi nghe Thủ tướng phát biểu, đó là ý kiến của doanh nghiệp nhắn tin bày tỏ với tôi, Chủ tịch Vũ Tiến Lộc VCCI nói. Trả lời câu hỏi của VnEconomy hàng trăm kiến nghị tồn đọng của doanh nghiệp được giải quyết đến đâu, ông Lộc nói chưa thể ngay lập tức giải quyết được hết. Nhưng những chỉ đạo của Thủ tướng đã truyền lửa cho doanh nghiệp. Đến giờ này các bộ ngành đã trả lời 114 kiến nghị còn 224 kiến nghị được tập hợp đến VCCI đang còn được chờ trả lời, ông Lộc cho biết cụ thể hơn. 5h Thủ tướng vẫn đang họp và chưa kết luận, ông Lộc cho biết. Ngay chiều nay các thành viên Chính phủ đã thảo luận về nghị quyết phát triển doanh nghiệp, ông Lộc cho biết thêm và khẳng định đây là sản phẩm rất quan trọng của hội nghị. Không có chủ trương đánh đổi môi trường để lấy dự án Trả lời câu hỏi liên quan đến vụ việc Formosa trong bối cảnh thách thức bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế, Thứ trưởng Đặng Huy Đông nói cho đến nay chưa nhận được thông tin chính thức về nguyên nhân ô nhiễm môi trường biển khu vực Hà Tĩnh nên không thể khẳng định có liên quan đến Formosa hay không. Nhưng ông Đông khẳng định, không có chủ trương đánh đổi môi trường để lấy dự án. Liên quan đến cá chết hàng loat, ông Mai Tiến Dũng cho biết thêm Thủ tướng đã chỉ đạo hết sức quyết liệt giao cho các bộ ngành và địa phương giải quyết, cử Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vào tận nơi. Đây là việc phức tạp, xảy ra diện rộng và lần đầu tiên xảy ra việc lớn như vậy, các cơ quan vẫn đang tìm nguyên nhân. Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ ngành liên quan và các tỉnh tập trung khẩn trương với tinh thần cao nhất làm rõ các vấn đề liên quan thông báo cho dân biết. Thủ tướng đã chỉ đạo rất nhanh, giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, huy động các nhà khoa học trong nước và nếu cần thiết thì mời chuyên gia nước ngoaì để tìm nguyên nhân thật khách quan. Đây là vụ việc nghiêm trọng nên cần khách quan. Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là bằng mọi biện pháp phải có câu trả lơi cho dân, ông Mai Tiến Dũng khẳng định. Bộ trưởng cũng nhấn mạnh với vụ việc xảy ra tại 4 tỉnh miền trung Thủ tướng đã chỉ đạo kịp thời và quan tâm đến đời sống của nhân dân 4 tỉnh này. Kết thúc buổi họp báo, vừa trở về từ phòng họp với Thủ tướng, Chủ tịch VCCI thông tin, trong phát biểu kết luận Thủ tướng đề nghị VCCI kịp thời tâp hợp kiến nghị của doanh nghiệp và các bộ ngành phải giải quyết đến nơi đến chốn và không đươc để tình trạng "nước đổ đầu vịt". |
Nghiên cứu sinh người Việt ở Ý và
nghịch lý tiến sĩ “đúng quy trình” quốc nội
Cập nhật lúc 07:57
Một thiếu sót rất lớn khiến quy trình của Việt Nam bị vô hiệu là
ngoại ngữ. Thành thật mà nói ít có đội ngũ học thuật của quốc gia nào kém
ngoại ngữ như ở ta.
LTS: Liên quan đến thông tin đào tạo tiến sĩ tại Học viện Khoa
học Xã hội thời gian qua, hôm nay tác giả Khương Duy - nghiên cứu sinh ngành
Luật tại Đại học Bocconi, Milan, Italia mạnh dạn nêu quan điểm của mình về
vấn đề này, tác giả chỉ rõ lý do vì sao khâu đào tạo là một quy trình khắt
khe nhưng lại cho ra đời những sản phẩm kém chất lượng.
Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. Những ngày qua, một trong những đề tài nóng nhất trên mặt báo là vấn đề đào tạo tiến sĩ. Thực chất, dư luận vốn “dị ứng” với việc Việt Nam có số lượng tiến sĩ đông đảo song rất nhiều tiến sĩ không làm trong các cơ sở đào tạo và số lượng công bố quốc tế rất thấp. Cho nên, khi một số hình ảnh ghi lại các buổi bảo vệ luận án tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với các tên đề tài lạ lùng được đưa lên mạng xã hội, dư luận như bị đổ thêm dầu vào lửa. Đã có rất nhiều ý kiến đóng góp của các nghiên cứu sinh đã và đang trải qua quá trình đào tạo cùng các giáo sư đã và đang hướng dẫn nghiên cứu sinh ở Việt Nam. Đặc biệt, còn có luồng ý kiến từ các nhà khoa bảng nổi tiếng được đào tạo bài bản ở nước ngoài. Tất cả đã phần nào chỉ ra rất nhiều vấn đề bất cập trong đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam. Bài viết này sẽ tiếp cận vấn đề từ một khía cạnh khác, đó là nghịch lý giữa quy trình đào tạo và chất lượng: Nếu nói về quy trình đào tạo, dù có những điểm bất hợp lý (chẳng hạn, tên đề tài được cố định từ đầu, thậm chí đề cương cũng phải bảo vệ rất sớm, khi nghiên cứu sinh chưa thật sự hiểu rõ vấn đề), song phải khẳng định rằng về mặt hình thức, quy trình đào tạo tiến sỹ của Việt Nam rất khắt khe. Điều này đi ngược lại suy nghĩ của nhiều người nhưng đó là sự thật.
Ngay từ khi thi tuyển, nghiên cứu sinh
đã phải xác định tên đề tài và trình bày sơ bộ hướng nghiên cứu trước hội
đồng tuyển sinh.
Sau khi đỗ, nghiên cứu sinh có thể phải học thêm một số môn chuyên sâu. Sau một thời gian, nghiên cứu sinh phải bảo vệ đề cương chi tiết. Thông thường, trước khi viết luận án, nghiên cứu sinh phải viết ba chuyên đề và đưa ra lấy ý kiến trước một bộ môn chuyên môn, độc lập với hội đồng đánh giá luận án sau này. Sau khi các chuyên đề đạt yêu cầu, nghiên cứu sinh sẽ bắt tay vào viết luận án. Luận án được bảo vệ kín trước một hội đồng khoa học. Đây là vòng quan trọng nhất, nghiên cứu sinh phải chỉnh sửa theo góp ý của hội đồng cho đến khi đủ điều kiện bảo vệ chính thức.
Trước khi bảo
vệ chính thức, nghiên cứu sinh có thể phải gửi tóm tắt luận án cho các nhà
khoa học cùng ngành để xin nhận xét.
Trải qua các
bước này, luận án mới được đưa ra bảo vệ công khai trước một hội đồng gồm 5-7
giáo sư; chưa kể các cử tọa tham dự cũng có quyền đặt câu hỏi.
Sau khi bảo vệ công khai, nếu không có khiếu nại, tranh chấp gì về luận án, nghiên cứu sinh sẽ được công nhận học vị.
Chưa kể, trong
quá trình đào tạo dài từ 3-4 năm thậm chí lâu hơn này, nghiên cứu sinh sẽ
phải tham dự các sinh hoạt chuyên môn phục vụ nghiên cứu khác.
Trong khi đó, ở nhiều nước tiên tiến, quy trình không có nhiều ban bệ, hội đồng đến vậy. Về cơ bản, giáo sư hướng dẫn là người quyết định gần như toàn bộ việc nghiên cứu sinh có đạt học vị không. Các hội đồng chấm luận án thường chỉ gồm 3-5 giáo sư, có thể gồm cả giáo sư hướng dẫn, điều trái ngược với Việt Nam. Tại Úc, việc bảo vệ trước hội đồng gần như không còn được tổ chức, luận án được chấm và nhận xét được gửi lại cho cơ sở đào tạo. Một số cơ sở đào tạo tuyển nghiên cứu sinh tham gia một dự án nghiên cứu của giáo sư và sẽ được cấp bằng. Xu hướng thay việc viết luận án bằng 2-3 bài báo quốc tế cũng đang được áp dụng. Nói không quá, nếu so sánh về hình thức thì quy trình đào tạo tiến sỹ của Việt Nam thuộc hàng khắt khe nhất nhì thế giới. Công bằng mà nói, không phải tất cả tiến sĩ đào tạo trong nước đều kém và ngược lại. Song, mặt bằng chung chất lượng đào tạo trong nước thua xa đào tạo ở nước ngoài, đặc biệt là ở lĩnh vực khoa học xã hội. Vậy vì sao một quy trình khắt khe như thế lại cho ra đời những sản phẩm kém chất lượng? Chỉ có thể lý giải rằng quy trình ấy chính là một con dao hai lưỡi. Một quy trình có nhiều hội đồng, nhiều vòng bảo vệ dường như không còn là vấn đề thủ tục nữa mà đã trở thành một tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Việc vượt qua quy trình đó trở thành
bằng chứng của việc đạt chất lượng. Song vì chỉ có quy trình khắt khe mà
thiếu nhiều yếu tố khác nên sản phẩm cuối cùng chỉ là các tiến sỹ “đúng quy
trình”.
Các yếu tố còn thiếu đó, đáng tiếc lại là linh hồn của quá trình đào tạo tiến sĩ. Đơn cử như việc nghiên cứu sinh ở Việt Nam được đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm trong khi tại đa số các nước tiên tiến, nghiên cứu sinh phải làm việc toàn thời gian. Một số cơ sở đào tạo buộc nghiên cứu sinh phải có mặt tại phòng thí nghiệm và văn phòng theo giờ hành chính để làm việc. Ngoài ra, tuy quy trình của Việt Nam có nhiều ban bệ, hội đồng, song nhiều giáo sư đã thừa nhận rằng không phải giáo sư hướng dẫn và thành viên hội đồng nào cũng có chuyên môn về đề tài. Hơn nữa, hội đồng thường cả nể, duy tình, có thể góp ý gay gắt nhưng rồi vẫn qua. Do đó, quy trình tuy trùng trùng điệp điệp nhưng lại không đảm bảo chất lượng. Trái lại, ở các nước tiên tiến, người ta không có quy trình khắt khe nhưng yêu cầu trong quá trình làm nghiên cứu sinh rất cao và việc đánh giá luận án rất công tâm. Có thể nói, khi không thể dựa dẫm vào quy trình, người ta chỉ có thể dựa vào năng lực và thành quả. Đơn cử, việc một số cơ sở đào tạo không yêu cầu viết luận án mà chỉ đòi hỏi bài báo quốc tế thoạt nghe thì dễ dàng song thực tế đây là nhiệm vụ cực kỳ khó, thậm chí còn khó hơn cả luận án. Để có thể đăng bài trên tạp chí uy tín, người hướng dẫn và nghiên cứu sinh phải nỗ lực và sáng tạo thật sự bởi lẽ các bài viết này có mức độ công khai hơn nhiều so với luận án. Một thiếu sót rất lớn khiến quy trình của Việt Nam bị vô hiệu là ngoại ngữ. Thành thật mà nói ít có đội ngũ học thuật của quốc gia nào kém ngoại ngữ như Việt Nam.
Trước kia các
giáo sư của chúng ta thông thạo tiếng Pháp và sau này là tiếng Nga. Nhưng sự
chuyển đổi sang tiếng Anh khiến chúng ta bị lỡ một nhịp dài bởi nhiều giáo
sư, đầu ngành không sử dụng được ngôn ngữ quốc tế này.
Làm sao để một giáo sư không biết tiếng Anh hướng dẫn và đánh giá các luận án về kinh tế, thương mại trong một bối cảnh toàn cầu hóa?
Hay đáng ngại
hơn là câu chuyện mới đây về một giáo sư chỉ có bằng C tiếng Anh nhưng lại
hướng dẫn nghiên cứu sinh về ngôn ngữ học đối chiếu, và đề tài bàn về cách
dịch thuật câu bị động sang tiếng Việt.
Khoa học tự nhiên của Việt Nam gần với thế giới hơn so với khoa học xã hội bởi lẽ ngôn ngữ không phải vấn đề quá lớn. Rào cản ngôn ngữ khiến khoa học xã hội của Việt Nam rất lạc hậu cả về nội dung và phương pháp. Ở Việt Nam nhiều khi hội đồng và nghiên cứu sinh tưởng rằng đề tài rất mới mẻ nhưng thật ra không có gì mới. Cảm giác chung của các nghiên cứu sinh ở lĩnh vực khoa học xã hội khi ra môi trường quốc tế là nỗi hoang mang vì lĩnh vực nào cũng đã có người khai phá rồi, khoảng trống nghiên cứu rất ít. Việc cập nhật tình hình nghiên cứu thật sự quá sức ngay cả với nhiều giáo sư hướng dẫn, nhất là khi ngoại ngữ hạn chế. Yếu ngoại ngữ khiến luận án không đạt chất lượng, nghiên cứu sinh không có công bố quốc tế khi làm nghiên cứu sinh và sau này khi đã thành tiến sỹ, việc tiếp tục phát triển nghiên cứu cũng rất hạn chế. Việc cho rằng Việt Nam có chuẩn mực riêng chỉ là sự bao biện. Tóm lại, trước đây khi truyền thông chưa phát triển, việc đào tạo ở trình độ bậc cao nhất giống như một ngôi đền thiêng mà người thường chỉ dám đứng từ xa nhìn vào và ngưỡng mộ.
Nhưng hiện nay
ngôi đền ấy đang dần được giải thiêng. Sự giải thiêng đó là cần thiết để việc
đào tạo tiến sỹ thật sự chuyển mình, hòa nhập với dòng chảy chung của quốc tế.
(Theo Giáo dục
VN) Khương Duy
|
Hoa hậu Hà Kiều Anh, Giáng My giỏi và giàu cỡ nào?
Cập nhật lúc 07:31
Họ không chỉ nổi tiếng, sở
hữu nhan sắc xinh đẹp, mà còn được khán giả hâm mộ bởi tài năng thiên phú ở
nhiều lĩnh vực.
Hoa hậu Giáng My
Hoa hậu Giáng
My là người đẹp nổi tiếng có nhan sắc thách thức thời gian. Ngoài ra, chị còn
được biết đến là một hoa hậu đa tài với khả năng hát hay, đàn giỏi, biết kinh
doanh và thông thạo nhiều ngoại ngữ.
Trước khi đăng
quang, Giáng My từng theo học trường Nhạc viện Hà Nội, gắn bó với cây đàn
piano từ năm 6 tuổi. Sau khi tốt nghiệp, người đẹp được mời gia nhập vào đoàn
nhạc nhẹ Sài Gòn.
Không chỉ ca
hát, Hoa hậu Giáng My còn nhận được nhiều lời mời đóng phim nhờ nhan sắc của
mình. Hoa hậu đền Hùng từng đóng phim Sài Gòn trong mắt em, sau đó chị trở lại màn ảnh với bộ
phim Huyền sử Thiên đô vào năm 2011.
Ngoài ra, Giáng
My cũng từng xuất hiện trên sàn diễn thời trang, từng tham gia một số
talkshow, sự kiện văn hóa cũng như làm giám khảo cho một số cuộc thi Hoa hậu.
Bên cạnh vai trò nghệ sĩ, Hoa hậu Giáng My còn là một nữ doanh nhân thành đạt
khi thành lập một công ty kinh doanh các dịch vụ truyền thông sản xuất các
chương trình truyền hình.
Hoa hậu Hà Kiều Anh
Hà Kiều Anh là
Hoa hậu Việt Nam đăng quang khi còn trẻ tuổi nhất lịch sử. Khi lên ngôi hoa
hậu, Hà Kiều Anh chỉ mới 16 tuổi và đang là sinh viên trung cấp thanh nhạc
năm thứ nhất của Nhạc viện TPHCM.
Hoa hậu Hà Kiều
Anh trong mắt nhà thơ Dương Kỳ Anh (hay còn được biết đến với cái tên Dương
Xuân Nam – cha đẻ của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam) là người “đàn được, hát hay,
đóng phim được, trình diễn thời trang cũng siêu”.
Bên cạnh vai
trò Hoa hậu, Hà Kiều Anh được nhớ đến nhiều nhất với tư cách là một diễn viên.
Vai diễn ‘để đời’ của cô là vai nữ chính trong phim Đẻ mướn.Khi ấy, cô đã không ngại thực hiện những
“cảnh nóng” cùng nam diễn viên Chi Bảo.
Ngoài ra, Hà
Kiều Anh còn nổi tiếng là Hoa hậu giỏi kinh doanh nhất nhì showbiz Việt. Hiện
nay, cô đang sở hữu hàng loạt dự án kinh doanh, bất động sản có giá trị,
trong đó phải kể đến nhiều khách sạn, resort cao cấp.
Diễn viên Ngô Thanh Vân
Ít ai biết rằng
danh hiệu Á hậu 2 Hoa hậu Phụ nữ Việt Nam qua ảnh năm 2000 là bước đệm đầu
tiên để Ngô Thanh Vân có được vị trí thành công như ngày hôm nay. Sau khi đạt
được danh hiệu Á hậu, cô dễ dàng tiến vào thị trường người mẫu Việt Nam với
vị trí nổi bật.
Sau đó, người
đẹp bất ngờ chuyển qua ca hát với sự hợp tác với Phương Nam Film. Album “NTV
Virus” với dòng nhạc pop – dance đã đưa cô đến gần hơn với khán giả.
Song, khán giả
lại biết đến Ngô Thanh Vân khi cô xuất hiện trên màn ảnh rộng với những vai
diễn trong Dòng máu anh hùng hay Bẫy rồng. Khả năng diễn xuất của đả nữ đã được
công nhận bằng giải thưởng Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại LHP Việt Nam
lần thứ 15.
Ngoài ra, Ngô
Thanh Vân đang là giám đốc Công ty Cung Cấp Tài Năng Việt (VAA) và cô cũng là
người có công nhào nặn và làm nên thành công cho nhóm nhạc 365.
Thời gian gần
đây, tuy là lần đầu thử sức ở cương vị nhà sản xuất, Ngô Thanh Vân cũng khiến
không ít khán giả bất ngờ với tác phẩm Ngày nảy ngày nay vàNgọa ổ tàng long 2. Không chỉ nổi tiếng trong giới
showbiz Việt, cô còn khiến nhiều ngôi sao phải ngưỡng mộ khi có quan hệ tốt
với nhiều nhân vật tiếng tăm ở Hollywood.
Hoa hậu Thùy Lâm
Thùy Lâm là Hoa
hậu Hoàn vũ Việt Nam năm 2008 và là đại diện duy nhất của Việt Nam tính đến
thời điểm hiện tại đạt thành tích tại cuộc thi vốn nổi tiếng khốc liệt này.
Không chỉ xinh đẹp, Thùy Lâm còn có khả năng ca hát, có nghề tay trái là
người mẫu, diễn xuất và quảng cáo.
Năm 4 tuổi, cô
đã tham gia Nhà thiếu nhi Thành phố. Đến năm lớp 8, cô được các thầy cô chọn
cùng 2 bạn nữa thành lập nhóm nhạc TiMyTi và nhận nhiều lời mời chụp ảnh,
quảng cáo.
Sau đó một năm
nhóm nhạc tan rã, Thùy Lâm được gia đình cho đi du học tại Đức. Trong những
lần biểu diễn các bài hát tiếng Anh và tiếng Đức, cô được người của trường
đào tạo người mẫu Lieber Schule phát hiện và mời ký hợp đồng. Và sau đó trở
thành người mẫu độc quyền của trường Lieber.
Năm 2004, Thùy
Lâm về nước và tham gia cuộc thi Tiếng hát truyền hình thành phố Hồ Chí Minh,
đoạt giải 4. Năm 2005 chuyển sang THPT Marie Curie và thi đỗ trường Cao đẳng
văn hóa nghệ thuật.
Ngoài ra, cô
cũng gặt hái nhiều thành công trong vai trò diễn xuất. Bộ phim đầu tay của
Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam tham gia là Tấm hộ chiếu vào đời. Sau đó, Thùy Lâm
tiếp tục góp mặt trong các bộ phim như Ghen, Kiều nữ và đại gia… và
cuối cùng là vai công chúa Ngọc Hân trong phim Tây Sơn hào kiệt.
Hà Anh
Hà Anh từng lọt
top 10 Hoa hậu Phụ nữ Việt Nam qua ảnh và đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi
Hoa hậu Trái đất 2006. Sau đó, cô tiếp tục thi đấu tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn
vũ Việt Nam và cũng lọt đến top 10.
Bên cạnh danh
xưng Hoa hậu, Hà Anh cũng từng hoạt động khá thành công tại nước ngoài trong
vai trò người mẫu. Cô từng làm việc với công ty quản lý MOT Models, trình
diễn tại các tuần lễ thời trang London, Paris và chụp hình cho các nhãn hiệu
lớn… Tuy nhiên, đến năm 2009, Hà Anh quyết định về nước.
Hà Anh cũng
chia sẻ cô còn có đam mê ca hát. Cô từng trình diễn ca khúcHero tại
cuộc thi Hoa hậu Trái đất và đạt giải Á hậu tài năng. Sau đó, cô tham dự cuộc
thi Cặp đôi hoàn hảo và được nhạc sĩ Lê Hoàng thường xuyên khen ngợi. Hiện
nay, cô cũng đã ra mắt một số ca khúc và tổ chức 2 buổi minishow tại và
TP.HCM và Hà Nội.
Ngoài ra, Hà
Anh còn xuất hiện khá thành công trong vai trò giám khảo, huấn luyện viên
người mẫu, sắc đẹp. Cô từng làm host Vietnam’s Next Top Model năm 2010 và
hiện nay đang làm giám khảo kiêm huấn luyện viên cho cuộc thi Hoa khôi Áo
dài. Bên cạnh đó, cô cũng đã xuất bản hai quyển sách Là tôi, Hà Anh và Sống trong thế giới đàn ông.
Á hậu Quốc tế Thúy Vân
Thúy Vân sở hữu
nhan sắc kiều diễm, khả năng ngoại ngữ vượt trội và phong cách thanh lịch đã
xuất sắc mang về danh hiệu Á hậu 3 Quốc tế lần đầu tiên trong lịch sử người
đẹp Việt mang chuông đi đánh xứ người.
Không chỉ xinh
đẹp mà Thúy Vân còn được nhiều người nhận xét là một cô gái đa tài với khả
năng ca hát, tự sáng tác, biết chơi piano, khiêu vũ, võ thuật và dẫn chương
trình.
Trước khi đến
với cuộc thi Hoa khôi Áo dài, Thúy Vân từng có kinh nghiệm hai năm làm người
mẫu và đầu quân cho công ty PL. Dù đam mê nghề người mẫu nhưng Thúy Vân không
lựa chọn con đường nổi tiếng bằng bất cứ giá nào.
Khi đến với Hoa
hậu Quốc tế, Thúy Vân bất ngờ khoe giọng hát thông qua ca khúc My Vietnam do
chính cô sáng tác và trình bày khiến khán giả trong nước vô cùng phấn khích.
Được biết, Thúy
Vân từng tốt nghiệp khoa Thanh nhạc trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật. Ngoài
ra, cô còn là học trò của nhạc sĩ Sỹ Luân và người đẹp 23 tuổi này có gia tài
lên đến 15 ca khúc tự sáng tác. Trong đó có một bài hát được viết một cách
chăm chút để tặng cho thầy - nhạc sĩ Sỹ Luân, nhưng chưa bao giờ cô hát tặng
thầy.
Ít ai biết được
một cô gái mảnh mai như Thúy Vân lại biết võ và có một tuổi thơ gắn bó với
taekwondo. Cụ thể là từ năm 8 tuổi, Thúy Vân bắt đầu học môn này và chỉ vỏn
vẹn trong vòng 3 tháng, cô đã được ‘đặt các’ thăng từ đai trắng lên thẳng đai
đỏ vì có năng khiếu. Sau đó, Vân được chọn dự thi giải cấp toàn thành phố.
Kết quả năm đó, cô bé Thúy Vân mới 9-10 tuổi đã đạt được huy chương bạc cấp
thành phố.
Nhưng lĩnh vực
mà Á hậu Thúy Vân đang tỏa sáng nhất lại chính là vai trò MC. Người đẹp từng
dẫn cho các chương trình lớn như Asia’s Got Talent, kênh truyền hình Kinh tế
Tài Chính FBNC và Nhân tố bí ẩn mùa 2. Hiện tại, Thúy Vân cũng đang giữ kỉ lục MC trẻ nhất lên
sóng giờ vàng kênh truyền hình quốc gia Việt Nam.
(Theo VietNamNet)
T. Lê
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)