Cao tốc Nội Bài-Lào
Cai nứt: Chỉ là...'đánh lận con đen'
Cập nhật lúc 14:11
(Tin tức thời sự)
- "Khi xảy ra sự cố to chuyện mới tập hợp ý kiến giải trình, dùng những
kiến thức chuyên môn để “đánh lận con đen”.
TS Phạm Sanh - chuyên gia giao thông,
Giảng viên trường Đại học GTVT thành phố HCM chia sẻ với Đất Việt.
Quá bất thường
PV:- Vừa qua, Bộ
trưởng Đinh La Thăng đã trình Thủ tướng Chính phủ về hiện trạng các vết nứt
trên mặt đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Theo báo cáo ngoài vị trí đã được
phản ánh tại Km83, vẫn còn 9 vị trí tiếp tục lún và có thể nứt. Quan điểm của
ông ra sao, trước thực trạng này, khi một tuyến đường cao tốc mới được thông
xe đã xuống cấp?
TS Phạm Sanh:- Hiện tượng
đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam, thông xe
được hai ngày thì rộ lên các thông tin hình ảnh lún, nứt đường.
Đã có nhiều giải trình từ các đơn vị có
liên quan như chủ đầu tư (VEC), tư vấn giám sát nước ngoài, nhà thầu thi công
nước ngoài, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, và Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng đã
báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ về hiện trạng các vết nứt trên mặt đường
cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Ngay cả Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ cũng đã có một số
nội dung trả lời, thông tin rộng rãi với các cơ quan Truyền thông về sự cố
này.
Một tuyến đường cao tốc dài nhất Việt
Nam mới được thông xe đã xuống cấp và theo báo cáo Bộ GTVT ngoài vị trí đã
được phản ánh tại Km83, vẫn còn 9 vị trí tiếp tục lún và có thể nứt, đây quả
là một chuyện khó tin và đáng buồn, khi cả nước xảy ra quá nhiều chuyện tồn
tại về chất lượng và lãng phí của ngành GTVT, trước quyết tâm cao và các hành
động quyết liệt cụ thể của Bộ trưởng Thăng trong thời gian gần đây nhằm lấy
lại lòng tin người dân cả nước.
Và càng đáng lo khi các đơn vị tham
gia thực hiện dự án như tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu
thi công đều là các nhà thầu nước ngoài; Chủ đầu tư là Tổng công ty đầu tư
phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và công trình lại được Hội đồng
nghiệm thu Nhà nước kiểm tra giám sát gắt gao.
Sự cố công trình xây dựng xảy ra trên
thế giới là bình thường, nhưng gắn vào sự cố đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai
quả là bất thường, dù rằng ảnh hưởng lún nứt đến an toàn giao thông không
đáng kể và việc xử lý nằm trong tầm tay các chuyên gia Việt Nam.
PV:- Để giải thích
cho hiện tượng này, Bộ GTVT đã lý giải, tất cả các vị trí này đều là vùng đất
yếu, theo quy trình xử lý thì phải đến cuối 2015 mới có thể hoàn thành. Trong
khi, cần sớm phát huy hiệu quả của dự án, nên chủ đầu tư đã xin cho phép xử
lý kỹ thuật, tiếp tục quan trắc theo dõi xử lý bù lún hoặc nứt trong quá
trình khai thác. Chính vì thế, nên hiện tượng lún, nứt xảy ra là điều được dự
báo trước. Ông có đồng tình với lý do này hay không? Vì sao ạ?
TS Phạm Sanh:- Hầu hết các
đường cao tốc trên thế giới và tại Việt
Các đường cao tốc phía
Bộ GTVT đưa ra lý do hiện tượng lún,
nứt xảy ra là điều được dự báo trước nhưng cần sớm phát huy hiệu quả của dự
án nên cho thông xe, vừa xử lý kỹ thuật và tiếp tục quan trắc. Lý do này theo
tôi không thuyết phục, mang tính đối phó và chỉ qua mặt được những người
không có chuyên môn.
Tất cả đã dược dự báo nhưng chỉ định
tính không chính xác, thậm chí có phần chủ quan thiếu trách nhiệm nên không
thấy đưa vào thuyết minh dự án, hợp đồng, thông tin rộng rãi cho dư luận và
báo cáo trước cho Chính phủ.
Khi xảy ra sự cố to chuyện mới tập hợp
ý kiến giải trình, có xu hướng cho là bất khả kháng và dùng những kiến thức chuyên
môn chung chung để nhập nhằng “đánh lận con đen”, không đưa ra các con số
tính toán cụ thể về lún và ổn định trượt mà Chủ đầu tư và Tư vấn “đã dự báo”.
Việc Bộ GTVT khẳng định đến cuối 2015
mới có thể hoàn thành (ổn định hết lún) cũng rất chủ quan. Nên kiểm định,
đánh giá lại toàn bộ công tác khảo sát, thiết kế, thi công. giám sát nghiệm
thu…, trước khi vội vã kết luận và hứa hẹn.
Không nên xử lý lớt phớt, chiếu
lệ
PV:- Đối với bất kỳ
một dự án đường cao tốc nào, trước khi đi vào thực hiện cũng phải qua khâu
khảo sát thi công để thiết kế. Thế nhưng, đối với tuyến cao tốc này, trong
quá trình thi công, tất cả các phát sinh đều nằm ngoài sự tính toán như vậy
có thể hiểu khâu khảo sát thiết kế của tuyến cao tốc này chưa được đầy đủ,
dẫn đến thi công vội, đường nhanh xuống cấp hay không?
Chúng ta cần phải hiểu ra sao, nhìn
nhận như thế nào về vai trò của đội ngũ khảo sát thiết kế trong dự án này?
TS Phạm Sanh:- Xem lại ý kiến
giải trình của Tư vấn giám sát trưởng người Tây Ban Nha sẽ hiểu rõ và đánh
giá đúng chất lượng khảo sát thiết kế trong dự án này.
Khi triển khai thi công mới phát hiện
đất yếu và các điểm dị thường, từ đó mới bổ sung khảo sát khoan địa chất theo
tiêu chuẩn khảo sát đường ô tô qua vùng đất yếu, nhưng cũng vẫn chưa phát
hiện được thế đất đá các lớp địa tầng không bình thường, khoan không đủ và
dẫn đến tính toán cung trượt trên sơ đồ giả định không phù hợp.
Như vậy, bước đầu cho thấy có sơ suất
kỹ thuật của đội ngũ khảo sát thiết kế. Kinh nghiệm thế giới, dù cho tư vấn
nước ngoài hay cả chuyên gia đầu ngành, với đất yếu của một vùng lãnh thổ đặc
thù nào đó mà khinh suất là đều dẩn đến rủi ro sự cố.
Chưa kể việc rủi ro phải sử dụng thầu phụ,
áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật không đầy đủ của nước sở tại.
Hiện nay cũng chưa thấy Bộ GTVT đánh giá về chất lượng hồ
sơ khảo sát thiết kế của tư vấn Nhật Bản.
PV:- Mặt khác, điều
đáng nói ở đây, khi thực hiện thi công dù có những phát sinh ngoài khâu khảo
sát thiết kế thì Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, phải có trách
nhiệm điều chỉnh, xử lý ngay lúc đó. Nên để xảy ra thực trạng này, Tư vấn
giám sát sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào? Vì sao ạ?
TS Phạm Sanh:- Theo các báo
cáo giải trình thì đơn vị tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình đã
phát hiện và xử lý kỹ thuật rất nhiều.
Theo tôi, cả tư vấn giám sát cũng khinh
suất. Còn nếu tư vấn giám sát đã có báo cáo thường xuyên liên tục lên chủ đầu
tư về tình hình địa chất thực tế cũng như các ý kiến xử lý nhưng chủ đầu tư
vẫn bỏ qua hoặc không làm đúng theo quy định tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như
pháp luật Việt Nam, thì đây là lỗi nặng của VEC.
PV:- Nếu được góp ý
cho chủ đầu tư, theo ông việc cần làm hiện nay là gì để chấm dứt tình trạng
tất cả đều đúng quy trình mà sao đường vẫn lún, vẫn nứt?
TS Phạm Sanh:- Khi xảy ra sự
cố hoặc gặp một vấn đề gì đó phải trả lời trước công luận, những người có
trách nhiệm thường có cụm từ “tất cả đều đúng quy trình".
Thật ra, thứ nhất, nếu đã
làm đúng quy trình quy chuẩn kỹ thuật thì không thể nào xảy ra sự cố; chỉ có
làm không đúng, làm mà không hiểu đến nơi đến chốn, hoặc làm mà không có cái
tâm chỉ lo lợi dụng các nội dung chưa rõ trong tiêu chuẩn… thì mới dẫn đến sự
cố chất lượng công trình.
Thứ hai, làm đúng quy
trình thủ tục, mới chỉ là điều kiện cần, còn phải có điều kiện đủ, đó là
trách nhiệm kiểm tra kiểm soát đảm bảo các mục tiêu dự án.
Để hạn chế tình trạng tất cả đều đúng
quy trình mà sao đường vẫn lún, vẫn nứt, cần giải quyết nhiều vấn đề cả về cơ
chế quản lý, cả chuyện đạo đức nghề nghiệp và tâm thức xã hội. Theo tôi có
những việc cụ thể có thể hạn chế được phần nào tồn tại này trong điều kiện
hiện nay:
Một là, pháp luật xây
dựng phải phân biệt rõ giữa các khái niệm sự cố và khiếm khuyết về chất
lượng, bất khả kháng và sơ suất kỹ thuật; phải quy trách nhiệm và có chế tài
cụ thể các cá nhân lãnh đạo tham gia thực hiện hoặc có liên quan đến dự án.
Có cơ chế phản biện xã hội rộng rãi
minh bạch với các dự án vốn Nhà nước, đặc biệt có nguồn vốn hổ trợ hay vay
nước ngoài; Chính phủ phải có nghị định quy định trách nhiệm Bộ trưởng, Chủ
tịch UBND Tỉnh khi để dự án quy mô lớn tính chất quan trọng của đơn vị mình
xảy ra sự cố.
Hai là, xác định rõ
trách nhiệm chủ quản và quản lý Nhà nước của Bộ quản lý chuyên ngành khi xảy
ra sự cố; trách nhiệm của các cá nhân thành viên Hội đồng nghiệm thu Nhà
nước, không để xảy ra lập đi lập lại hiện tượng dự án nào vừa được Hội đồng
nghiệm thu là đã xảy ra sự cố về chất lượng.
Ba là, Bộ GTVT nên bổ
sung sửa đổi các tiêu chuẩn kỹ thuật về khảo sát thiết kế nghiệm thu thi công
cầu đường không còn phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế, đặc biệt cho
đường cao tốc và cho các công nghệ xây dựng mới.
Bốn là, Bộ Kế hoạch đầu
tư nên có các quy định chặt chẽ về sử dụng thầu phụ hoặc chuyên viên Việt Nam
trong các gói thầu quốc tế, tránh “mượn đầu heo nấu cháo”; tăng cường công
tác giám sát đầu tư trong các dự án hạ tầng giao thông sử dụng vốn vay hoặc
đầu tư theo hình thức BOT.
Năm là, nên xử lý nghiêm
vài trường hợp chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu thi công đã để xảy ra sự cố
chất lượng các dự án giao thông.
Không xử lý “lớt phớt” chiếu lệ như
hiện nay, từ đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, đến các quốc lộ bị lún
vệt bánh xe, nứt trụ cầu Thanh Trì, nứt mặt cầu Thăng Long.
Người dân đã quá ngán ngẩm với chất lượng
công trình và trách nhiệm cá nhân của ngành GTVT, một chuyên ngành kinh tế kỹ
thuật quan trọng sử dụng vốn đầu tư Nhà nước hàng năm lớn nhất.
- Xin cảm ơn TS đã chia sẻ
với Đất Việt!
(Theo Đất Việt)
Thanh Huyền
|
Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét