“È cổ” nợ công
Cập nhật lúc 15:02
Đó
cũng là ý mà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đưa ra tại một cuộc họp Ủy
ban Thường vụ Quốc hội mới đây. Và trong hai ngày đầu của phiên khai mạc Kỳ
họp thứ 8, Quốc hội Khóa XIII, có không ít đại biểu đã bày tỏ những quan ngại
về nợ công của nước ta. Nợ công đã không còn là nỗi ám ảnh mơ hồ nữa. Bản báo
cáo tình hình kinh tế - xã hội của nước ta được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
trình bày tại phiên khai mạc Kỳ họp cũng nêu rõ những số liệu về việc gia
tăng con số nợ công và những áp lực từ nợ công đang ngày một lớn.
Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so
với tổng thu ngân sách năm 2014 ở mức khoảng 14,2% (theo quy định của chiến
lược nợ công là không quá 25%), nhưng nếu tính cả vay để đảo nợ và trả nợ vay
về cho vay lại thì đã vượt lên tới 26,2%.
Cũng trong bản báo cáo thẩm tra của Ủy
ban Tài chính – Ngân sách Quốc hội về nợ công do ông Phùng Quốc Hiển - Chủ
nhiệm Ủy ban này trình bày đã nêu rõ: Dù Báo cáo của Chính phủ cho biết năm
2015 nợ công của Việt Nam ước đạt 64,5% GDP, ở dưới mức trần nợ công mà Quốc
hội cho phép là 65%, nhưng như thế là tỷ lệ nợ công đã chạm trần. Điều này
phản ánh tình hình nợ công đang ở mức rất khó khăn vì nghĩa vụ trả nợ so với
tổng thu ngân sách nhà nước vẫn ở mức cao, vẫn phải đi vay để đảo nợ và con
số đảo nợ ngày càng tăng. ”Một số khoản nợ chưa được phản ánh đầy đủ vào nợ
công và như vậy áp lực trả nợ đè lên ngân sách nhà nước là rất lớn” – ông
Hiển chỉ rõ.
Trong những năm qua, đã có không ít lần
các cơ quan hữu trách cũng như các chuyên gia từng đưa ra những cảnh báo về
tốc độ ”phình to” của nợ công. Tuy nhiên trong các báo cáo, cũng như bản tin
nợ công do Bộ Tài chính phát hành đều khẳng định nợ công đang ở ngưỡng an
toàn. Cụ thể, tại các kỳ họp Quốc hội thời gian qua, so với GDP thì tỷ lệ nợ
công thay đổi không nhiều: 51,7% (năm 2010); 50,1% (năm 2011); 50, 8 %
(năm 2012) và 54,1 % (ước tính năm 2013) đều nằm ở ngưỡng dưới mức theo quy định
của Nghị quyết của Quốc hội là 65%.
Nhưng đến Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa 13
này thì số liệu nợ công đã tăng nhanh đến mức không khỏi ... toát mồ hôi: đã
ngót nghét chạm trần – trên 64%! Đó là chưa tính toán theo quy định của Luật
Quản lý nợ công hiện hành, nợ công bao gồm nợ của Chính phủ, nợ được Chính
phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Riêng khoản nợ của doanh
nghiệp nhà nước (DNNN) chưa được tính vào nợ công. Bởi khi DNNN nợ không trả
được thì Nhà nước phải chi ngân sách ra để trả, tức là người dân phải đóng
thuế phí để trả hộ. Do vậy, các chuyên gia kinh tế cho rằng nếu tính đầy đủ
cả khoản vay khoản nợ của DNNN vào tổng nợ công, thì chắc chắn nợ công
của Việt
Song, nguy cơ thực sự của nợ công Việt
Con cháu chúng ta sẽ "oằn lưng”
gánh những khoản nợ hôm nay. Đó không phải là lo ngại mơ hồ nữa. Và vì thế, cái
quan trọng lúc này, chính là khả năng trả nợ của nền kinh tế. Nếu vay trong
thời hạn 30 năm nhưng nền kinh tế tăng trưởng gấp 5, 10 thậm chí 20 lần thì
nợ để lại cho con cháu không đáng ngại. Hiện trạng nền kinh tế đang bấp bênh,
nếu không muốn nhìn nhận thẳng là khó khăn. Cải cách khối DNNN vẫn chưa có
kết quả, doanh nghiệp không có lợi nhuận. Nền kinh tế chậm tăng trưởng thì
mối lo nợ công không phải là chuyện của mai kia, mà là mối nguy hiện tại.
Chưa kể, việc quản lý nợ công hiện nay còn quá lỏng lẻo khi chỉ cần nhìn từ
việc đội vốn nhiều công trình trọng điểm thời gian qua.
(Theo Đại đoàn kết)
Thanh Tường
|
Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét