Phó Thủ tướng:
Không có sân bay hiện đại, Việt
|
|
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh
|
- Tại sao Chính phủ không tính tới giải pháp mở rộng sân bay Tân
Sơn Nhất mà lại phải bỏ số tiền rất lớn ra để xây sân bay Long Thành, thưa
ông?
Định hướng lâu dài
cần thiết phải làm sân bay Long Thành để đáp ứng nhu cầu phát triển. Bởi hiện
nay, lưu lượng qua các cảng hàng không đã quá tải, trong khi đó, cơ hội mở
rộng làm hiện đại ở những địa điểm cũ rất khó khăn.
Hơn nữa, trong khu
vực chúng ta có rất nhiều nơi đã làm cảng hàng không hiện đại, nếu Việt Nam không làm
thì không cạnh tranh được, dẫn đến mất lợi thế.
Còn vốn đầu tư dự án
đúng là thực sự lớn nên ngân sách chỉ đảm nhận một phần. Vì vậy, phải chủ
trương huy động nhiều nguồn khác nhau. Tất nhiên khi dùng ngân sách thì phải
tính toán cụ thể hiệu quả thế nào, an ninh tài chính quốc gia ra sao, an ninh
nợ công ra làm sao.
- Nhưng trong
thời điểm hiện nay, khi nợ công đang lớn, việc tính làm dự án như vậy
khiến đại biểu, cử tri lo ngại?
|
|
|
Trong bối cảnh tài chính như hiện nay, lo ngại của đại biểu là có
lý. Thế nhưng ở đây chúng ta tính bài toán lâu dài, làm sao hiệu quả nhất.
Vay về để đầu tư, quan trọng nhất là làm ăn hiệu quả, trả được nợ. Nợ công trên GDP chỉ là một chỉ tiêu rất quan trọng nhưng chưa phải là quan trọng nhất.
Có những nước nợ công đến 100% GDP nhưng vẫn “khỏe mạnh”, an toàn, không có vấn đề gì. Nhưng có những nước chỉ vay 20-30% nhưng vẫn vỡ nợ vì không trả được.
Đi vay có trả được nợ hay không mới là chỉ tiêu quan trọng. Như trong một gia đình nếu đi vay, làm ăn tốt, trả được nợ thì phát triển. Còn nếu đi vay, không trả được nợ thì vỡ nợ thôi.
Vay về để đầu tư, quan trọng nhất là làm ăn hiệu quả, trả được nợ. Nợ công trên GDP chỉ là một chỉ tiêu rất quan trọng nhưng chưa phải là quan trọng nhất.
Có những nước nợ công đến 100% GDP nhưng vẫn “khỏe mạnh”, an toàn, không có vấn đề gì. Nhưng có những nước chỉ vay 20-30% nhưng vẫn vỡ nợ vì không trả được.
Đi vay có trả được nợ hay không mới là chỉ tiêu quan trọng. Như trong một gia đình nếu đi vay, làm ăn tốt, trả được nợ thì phát triển. Còn nếu đi vay, không trả được nợ thì vỡ nợ thôi.
- Đa số đại
biểu cho rằng về chủ trương xây dựng sân bay là đúng nhưng chưa cấp thiết vì nguồn
vốn đầu tư sân bay Long Thành rất lớn?
Cái đó thể hiện trách
nhiệm của đại biểu. Còn Chính phủ phải làm rõ những vấn đề mà đại biểu lo
ngại để Quốc hội cân nhắc, quyết định, sao cho đạt được lợi ích của quốc gia.
Người làm cũng phải tính những vấn đề ấy.
- Nhiều đại
biểu cũng thực sự băn khoăn hiệu quả của sân bay Long Thành so với số tiền
chúng ta sẽ bỏ ra?
Đương nhiên khi đưa
ra chủ trương thì phải có bài toán tổng thể, nhưng nó chưa hoàn toàn đầy đủ
mà chỉ sơ bộ về định hướng. Sau này quyết định phê duyệt có làm hay không thì
còn rất nhiều yếu tố.
- Việc doanh
nghiệp đi vay vốn dưới sự bảo lãnh của Chính phủ để làm sân bay Long Thành,
khiến nhiều người lo ngại, sau này doanh nghiệp không trả được nợ thì cuối
cùng nhà nước vẫn phải trả?
Tôi đã nói đó chỉ là một yếu tố để mình xem xét. Điều này còn phụ thuộc nhà đầu tư, nếu nhà đầu tư nước ngoài vào thì có khi Chính phủ không cần phải bảo lãnh.
- Thực tế, nhiều dự án đã bị đội vốn rất lớn so với dự kiến ban đầu, với dự án như sân bay Long Thành, Chính phủ có tính đến điều này hay không?
Mọi thứ bây giờ mới chỉ là chủ trương, khái toán, chưa tính cụ thể. Do vậy, lúc nào đi vào cụ thể mới tính chính xác được.
Xin cảm ơn ông!
Tôi đã nói đó chỉ là một yếu tố để mình xem xét. Điều này còn phụ thuộc nhà đầu tư, nếu nhà đầu tư nước ngoài vào thì có khi Chính phủ không cần phải bảo lãnh.
- Thực tế, nhiều dự án đã bị đội vốn rất lớn so với dự kiến ban đầu, với dự án như sân bay Long Thành, Chính phủ có tính đến điều này hay không?
Mọi thứ bây giờ mới chỉ là chủ trương, khái toán, chưa tính cụ thể. Do vậy, lúc nào đi vào cụ thể mới tính chính xác được.
Xin cảm ơn ông!
(Theo VTCnews)
Minh Đức
Sân bay Tân Sơn Nhất từng có diện
tích 3600 ha, gần gấp 3 sân bay Changi (Singapo), nay bị “xà xẻo” vẫn còn
1500 ha, bằng diện tích sân bay Changi. Trong khi TSN chỉ vận chuyển được 15
triệu hành khách/năm thì Changi đạt hơn 37 triệu hk/năm. Bộ GTVT luôn kêu ca,
đổ lỗi cho các sân bay TSN ,
NB là quá tải. Sao Singapo họ
có tới 37 triệu hk cũng trên diện tích như thế mà không quá tải? Tư duy lãnh
đạo ta vẫn cứ muốn làm một cái sân bay hoành tráng hơn chứ không nghĩ tới
chuyện làm sao mở rộng, khai thác hiệu quả cái đang có. Có lẽ vẫn là tư duy
thích tiêu tiền!
Thương Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét