Điểm
nghẽn chưa được giải tỏa: Lãi suất cho vay cao
Cập nhật lúc 20:45
Nhìn tổng thể bức tranh hoạt động của cộng đồng doanh
nghiệp (DN) tới thời điểm này, có thể thấy "sức khỏe” của DN đã có phần
khá lên, tuy nhiên số DN mở rộng quy mô sản xuất vẫn rất hiếm. Theo giới
chuyên gia thì vẫn còn nhiều yếu tố cần phải giải tỏa, trong đó, rào
cản lớn nhất vẫn là tiếp cận vốn vay lãi suất thấp.
Lãi suất trung- dài hạn vẫn neo cao
Theo kết quả khảo sát Động thái DN Việt
Nam (VBiS) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện mới
đây, tổng thể tình hình sản xuất kinh doanh đã được cải thiện so với năm
2013. TS Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký VCCI đánh giá: Những dấu hiệu khả
quan trong hoạt động của cộng đồng DN được thể hiện ở doanh số bán hàng và
năng suất lao động đều có những cải thiện đáng chú ý. Số lượng đơn đặt hàng cũng
có sự tiến bộ. Theo TS Hằng, đây thực sự là thành quả nỗ lực của các DN, và
kết quả của những chính sách kinh tế vĩ mô và các biện pháp hỗ trợ DN của
Chính phủ.
Cùng quan điểm, một số chuyên gia kinh tế
cũng nhận định: Có một số dấu hiệu cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của
các DN đã ra khỏi vùng đáy và bắt đầu phục hồi.
Dù vậy, khảo sát VbiS cũng nêu lên vấn đề:
Hiện tại có vẫn 3 yếu tố tác động tiêu cực nhất đến tình hình sản xuất kinh
doanh năm 2014, là nhu cầu thị trường trong nước giảm, giá thành sản xuất
tăng và đặc biệt khó tiếp cận vốn vay.
Lâu nay, vấn đề tiếp cận vốn vay vẫn luôn
là điểm nghẽn lớn nhất đối với cộng đồng DN. Mặc dù thời điểm này so với một
năm về trước, lãi suất cho vay đã giảm sâu, nhưng cộng đồng DN vẫn đang gặp
rắc rối lớn nhất đối với việc tiếp cận nguồn vốn, đặc biệt nguồn vốn trung và
dài hạn.
Theo ông Nguyễn Đình Sơn, giám đốc một DN
hoạt động trong lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm ở Vĩnh Phúc, các ngân
hàng cứ nói là đã giảm lãi suất cho vay, song điều này chỉ đúng với các gói
vay ngắn hạn, còn khi DN muốn vay dài hạn thì lãi suất vẫn rất cao, thường
trên 10%. Với lãi suất cao như vậy, DN lúc nào cũng chỉ tìm cách để trả lãi,
còn tư tưởng đâu để mở rộng quy mô sản xuất. Vẫn theo ông Sơn, nếu vay vốn
trong vòng 3-6 tháng, DN mới có cơ hội được hưởng lãi suất 7-8%, còn nếu vay
dài hơi hơn, DN sẽ phải trả lãi từ 10-12%, thậm chí cao hơn.
Nhiều DN cho biết, muốn ổn định sản xuất,
kinh doanh, họ rất cần một nguồn vốn vay dài hạn, thì thường lãi suất lại
cao, thường trên 10%. Trong khi đó, kỳ lạ ở chỗ, lãi suất huy động từ giữa
tháng 8 đến nay liên tục giảm. Ở thời điểm này, lãi suất huy động VND kỳ hạn
dưới 3 tháng chỉ còn từ 4,5 - 6%/năm, 6 - 12 tháng từ 5,5 - 7,8%/năm, trên 12
tháng 7,4 - 8%/năm. Như vậy có thể thấy, khoảng cách giữa lãi suất huy động
và cho vay vẫn còn khá cao. Việc giảm lãi suất đầu vào gần như không có tác
động gì đến việc giảm lãi vay như kỳ vọng của cộng đồng DN.
Thông thường, nếu lãi suất cho vay ở mức
6-7% là DN có thể chấp nhận được, ở ngưỡng 8-9% là DN đã phải rất cố gắng còn
nếu trên 10% như hiện nay thì hầu như số DN có thể ổn định sản xuất là con số
quá hiếm.
Lãi suất cho vay cao, doanh nghiệp
khó tiếp cận
Lãi suất cao - DN khó hồi phục
Câu chuyện lãi suất cho vay đang
"ngáng đường DN” cũng trở thành vấn đề nóng trên nghị trường Quốc hội
những ngày qua.
Nhận định về vấn đề này, TS Trần Du Lịch
(Phó trưởng đoàn ĐBQH TPHCM) cho rằng, lãi suất cho vay trung, dài hạn vẫn là
rào cản lớn đối với các DN có nhu cầu vốn. Từ đó, ông Lịch đề xuất: "Để
xử lý điểm nghẽn trong kênh tín dụng, tôi đề nghị nên mạnh dạn giảm lãi suất
trung hạn, nếu cứ giữ mức 10, 11, 12% những DN làm ăn được họ cũng không vay.
Muốn giảm lãi suất, Ngân hàng Trung ương phải giảm lãi suất tái cấp vốn, đồng
thời ngân hàng thương mại cũng phải tiết giảm để lãi suất đầu ra ở mức chấp
nhận được”. Ngoài ra, theo ông Lịch, các ngân hàng thương mại cần cố gắng
giảm mức chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay phổ biến 3,5-4% hiện
nay xuống còn 2,5-3% để tạo điều kiện giảm tiếp lãi suất cho vay.
TS Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Hội DN vừa và Việt Nam không ít lần nêu lên
vấn đề lãi suất đang gây khó cho DN, làm giảm sức cạnh tranh của cộng đồng
DN. Theo TS Kiêm, so với mặt bằng lãi suất cho vay của khu vực, lãi vay ở
Việt Nam còn khá cao, đây là áp lực bắt buộc ngân hàng phải giảm lãi suất để
tăng sức cạnh tranh cho DN.
Theo ông Kiêm, vấn đề chính yếu hiện nay
của DN chính là nguồn vốn để tạo động lực cho việc phục hồi sản xuất kinh
doanh, ổn định hoạt động lại đang là điểm tắc lớn nhất. Chỉ khi khơi thông được
điểm nghẽn này, DN mới có thể yên tâm kinh doanh, mở rộng sản xuất. Và khi
sức khỏe của cộng đồng DN được phục hồi, lúc đó mới mong nền kinh tế được vực
dậy hoàn toàn.
(Theo
Đại đoàn kết) Duy Phương
|
Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét