Căng thẳng
cách tính lương hưu mới
Cập nhật lúc 08:24
Nhiều đại
biểu Quốc hội cho rằng 2 phương án mới về tính lương hưu của dự thảo Luật
BHXH sửa đổi đều khiến người lao động chịu thiệt thòi
Ngày 23-10, Quốc hội (QH) đã thảo luận về Dự thảo Luật Bảo
hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi.
Không công bằng
Không đồng ý với 2 phương án mới về tính lương hưu của dự
thảo, ĐB Trần Thanh Hải (TP HCM) phân tích cách tính này sẽ khiến người
lao động (NLĐ) có 3 thiệt thòi.
Một là, phải đóng BHXH 30 năm (nữ) hoặc 35 năm (nam) mới
được hưởng tối đa 75% mức lương bình quân đóng BHXH, trong khi thời gian đóng
BHXH theo luật hiện hành chỉ 25 và 30 năm. Hai là, NLĐ nữ nghỉ hưu từ ngày 1-1-2018
sẽ bị giảm 5% so với người nghỉ hưu từ ngày 31-12-2017 trở về trước. Ba là,
hưởng trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu đối với thời gian đóng BHXH cao hơn số năm
tương ứng với tỉ lệ tối đa 75% chỉ được 2 tháng lương/năm thay vì 4 tháng như
hiện nay.
Đại biểu Trần Thanh
Hải (TP HCM) đề nghị giữ nguyên công thức tính lương hưu hiện hành thích ứng
với các thay đổi chính sách theo nguyên tắc đóng - hưởngẢnh: Hoàng Ngọc
Ông Hải đề nghị giữ nguyên công thức tính lương hưu như
hiện hành và đề nghị giữ chế độ hưởng trợ cấp một lần đối với người tham gia
BHXH, có thể tăng điều kiện chờ từ 12 tháng lên 24 tháng để NLĐ có một khoản tiền
mưu sinh sau khi phải rời vị trí làm việc. Cũng có thể thay thế bằng phương
án tăng mức hưởng BHXH một lần nhằm bảo đảm tỉ lệ trượt giá để NLĐ đủ tuổi
hưởng chế độ BHXH một lần.
Đồng tình, ĐB Y Khút Niê (Đắk Lắk) cho biết cử tri ở tỉnh
này không nhất trí với cách tính lương hưu mới vì làm giảm lương hưu một cách
vô lý, không công bằng khi người nghỉ hưu trước và sau năm 2022 thì chênh nhau
30% mức lương, làm mất sức hấp dẫn của BHXH.
Cho rằng về nguyên tắc phải bảo đảm chính sách đóng -
hưởng nhưng BHXH hiện nay vẫn bao cấp, đóng thấp - hưởng cao, ĐB Bùi Sỹ
Lợi (Thanh Hóa) đề xuất thêm phương án tính lương hưu bình quân bằng số năm
NLĐ sống sau khi nghỉ hưu. Thời gian sống sau nghỉ hưu là 19 năm (ngừng đóng bảo
hiểm năm 54 tuổi, tuổi thọ trung bình 73 tuổi) thì lấy tổng số tiền đóng
BHXH chia cho 19. Như vậy, đóng càng dài thì hưởng càng nhiều.
“Nếu được hưởng lương hưu bằng 75% của 5 năm hoặc 10 năm
cuối trước khi nghỉ thì có trường hợp rất đặc biệt: Ông Nguyễn Minh, nguyên
Tổng Giám đốc Bia Huda (Thừa Thiên - Huế), hiện hưởng lương hưu hơn 65 triệu đồng/tháng,
cao hơn rất nhiều lương của Chủ tịch QH hiện nay” - ông Lợi dẫn chứng.
Phải thông qua từng nội dung
Các nội dung được đồng thuận cao là đề xuất giao thẩm
quyền thanh tra việc đóng BHXH cho cơ quan BHXH và mở rộng đối tượng tham gia
BHXH.
ĐB Trần Thị Hiền (Hà
Liên quan đến vấn đề nhức nhối hiện nay là trốn đóng và
chiếm dụng tiền BHXH, ĐB Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi) cho rằng nếu NLĐ đã
trích nộp thì phải được hưởng chế độ, không phụ thuộc DN có nộp hay không. DN
chiếm dụng tiền BHXH phải bị xử lý, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ.
Chủ trì phiên thảo luận, Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng
nhận định Luật BHXH là chính sách quan trọng nhất trong công tác bảo đảm an
sinh xã hội, ảnh hưởng đến mọi gia đình. Vì vậy, cũng dễ hiểu khi trình QH từ
kỳ họp thứ 7 đến nay, dự luật vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về một số nội
dung quan trọng. Vài nội dung chỉ cần làm rõ thêm song một số vấn đề như mức
tính lương tháng đóng BHXH, cách tính lương hưu, chế độ trợ cấp một lần… sẽ
phải được QH biểu quyết thông qua từng nội dung trước khi bấm nút thông qua
toàn văn dự thảo.
2 phương án
tính lương hưu
Dự thảo Luật BHXH đề xuất
tính lương hưu theo 2 phương án. Phương án 1, từ năm 2018-2022, mức lương
hưu hằng tháng bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng 15
năm đóng BHXH (nữ) hoặc 20 năm (nam); cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%, tối
đa bằng 75%. Phương án 2, số năm đóng BHXH tương ứng 45% mức bình quân tiền
lương tháng để tính lương hưu vào năm 2018 là 16 năm; từ năm 2022 trở đi là
20 năm; cứ thêm mỗi năm sẽ tính thêm 2% (nam) và 3% (nữ), tối đa bằng 75%.
Ủy ban Thường vụ QH cho rằng
phương án 1 sẽ tạo điều kiện để NLĐ có thời gian thích ứng với các thay đổi
chính sách theo nguyên tắc đóng - hưởng.
P.Anh
(Theo
Người LĐ) Tô Hà
|
Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét