Tăng thu phí sử
dụng đường bộ đối với xe máy từ 1.11: Thêm
gánh nặng và bức xúc cho người dân?
Cập nhật lúc 08:46
Phí sử dụng đường
bộ xe máy dung tích trên 100cm3 tối đa lên tới 150.000 đồng. Ảnh: HẢI NGUYỄN
Từ ngày
1.11.2014, Thông tư 133/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về “Hướng dẫn chế độ
thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện” sẽ có
hiệu lực thi hành. Theo đó, Thông tư 133 sẽ miễn, giảm phí cho các loại xe
kinh doanh vận tải, nhưng lại tăng phí phải nộp với người sử dụng xe máy
(môtô), chưa kể cách tổ chức thực hiện và chế tài thi hành gây không ít bức
xúc cho người phải nộp phí.
Người lao động thêm gánh nặng
Việc thu phí sử dụng đường bộ lẽ ra có hiệu lực từ năm
2013, nhưng đến tháng 9.2014, UBND TPHCM mới thông qua đề án thu phí sử dụng
đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe môtô trên địa bàn. Theo đó, thống nhất
mức thu xe máy dung tích dưới 100cm3 là 50.000 đồng/năm, xe từ 100-175cm3 là
120.000 đồng/năm và xe có dung tích trên 175cm3 là 150.000 đồng/năm.
Nếu đề án trên được HĐND TPHCM thông qua, thời gian thu
phí sẽ áp dụng từ 1.1.2015. UBND phường, xã là đơn vị trực tiếp chịu trách
nhiệm thu phí sử dụng đường bộ. Theo Sở GTVT TPHCM, hiện đang quản lý khoảng 5,5
triệu xe gắn máy 2 bánh, đăng ký tại TPHCM.
Chị Nguyễn Thị Thu (CN may Cty Thanh Đức, Q.Tân Phú) cho
rằng, lương mỗi tháng khoảng 4 triệu đồng, nhưng phải chi tiền thuê nhà, tiền
ăn, lo cho con đi học… chi phí đi lại tốn khá nhiều, sắp tới lại phải đóng thêm
phí sử dụng đường bộ, dù chỉ 100.000 đồng/năm, nhưng thu nhập “còm” như CN
chúng tôi đã phải gánh đủ các chi phí, thì việc đóng thêm 100.000 đồng như
thêm hòn đá nặng trên vai.
Từ ngày 1.11.2014, Thông tư
133/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về “Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử
dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện” sẽ có hiệu lực thi hành. Theo
đó, Thông tư 133 sẽ miễn, giảm phí cho các loại xe kinh doanh vận tải, nhưng
lại tăng phí phải nộp với người sử dụng xe máy (môtô), chưa kể cách tổ chức
thực hiện và chế tài thi hành gây không ít bức xúc cho người phải nộp phí.
Ông Đặng Văn Xướng (cư dân ở phường 3, TP.Tân An, tỉnh
Long An), nói: “Gia đình tôi có 4 xe gắn máy, nhưng mới đóng phí cách đây 2
ngày. Làm công chức thì phải tuân thủ chủ trương”. Còn chị Nguyễn Thị Phương
Dung (ngụ số 85 đường Khương Minh Ngọc, TP.Tân An) - cho biết: “Nghe nói là phải
đóng phí đường bộ, nhưng không thấy ai tới nhà thu. Nếu thu, thì tôi sẽ đóng”.
Khi được hỏi về việc phải đóng phí đường bộ, bà L ê Thị
Thảo (ngõ 167, phố Tây Sơn, Hà Nội) phải lục tìm trong mớ hóa đơn mới moi
được tờ biên lai cũ nát nộp phí sử dụng đường bộ cho chiếc xe Honda Cup 82 là
50.000 đồng. Trong biên lai ghi tên, mô tả xe máy và biển số, không ghi động
cơ, dung tích xi lanh hay bất kỳ thông số nào khác. Bà Thảo thắc mắc: “Không
rõ người ta thu sẽ làm gì, chỉ biết nói là để nộp vào phí bảo trì đường bộ.
Nhưng số tiền đó nộp cho ai, sử dụng làm gì, thì tổ trưởng dân phố - người
trực tiếp đi thu tiền - cũng không biết”.
Còn ông Trần Văn Long - lái xe ôm ở khu vực Ngã Tư Sở
(quận Thanh Xuân (Hà Nội) - cho biết: “Từ ngày nộp phí tờ biên lai vẫn mang
trong ví, đã rách nát nhưng chưa thấy CSGT hỏi đến. Theo tôi biết, khi mua xăng
phải đóng một khoản phí để bảo trì đường bộ. Nay lại thu tiếp, thì không hiểu
phí sử dụng đường bộ sẽ được sử dụng làm gì?
Người đi thu phí không muốn nhận làm
Theo quy định của việc tổ chức thực hiện Thông tư 133, căn
cứ điều kiện thực tế địa phương, UBND cấp tỉnh sẽ ra quyết định giao UBND xã,
phường, thị trấn là cơ quan thu phí và chỉ đạo tổ dân phố, thôn, bản hướng
dẫn chủ xe máy trên địa bàn kê khai phương tiện sử dụng và tổ chức thu phí.
Số tiền thu được, cấp phường, thị trấn được để lại tối đa không quá 10%; cấp
xã được để lại tối đa không quá 20% để trang trải chi phí của việc tổ chức
thu phí. Số tiền còn lại cơ quan thu phí phải nộp vào tài khoản Quỹ Bảo trì
đường bộ mở tại Kho bạc Nhà nước.
Quy định là như thế, nhưng từ giữa tháng 10.2014 đến nay
TP.Đà Nẵng đã triển khai việc thu phí xe máy đến từng hộ dân. Việc thu tiền
do các tổ trưởng dân phố đảm nhiệm và đang nảy sinh nhiều bức xúc. Cô M (Tổ trưởng
Tổ 2, phường Bình Thuận) tâm sự: “Chắc năm sau tui dứt khoát nghỉ “chức” ni,
chú ơi! Việc thu phí đường bộ là chuyện của bên giao thông, bên kho bạc… mà
lại đổ lên đầu chúng tôi. Dân chửi rát mặt. Từ hai ngày nay, chỉ thu được 250
ngàn, đỡ nộp lên phường tờ giấy trắng, chứ chẳng thu được ai”.
Cũng chung ý kiến này, ông Nguyễn Văn Kha (Chủ tịch xã Tam
Hiệp, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) phàn nàn: Xã đã tuyên truyền suốt, nhưng người dân
vẫn không chịu nộp. Với xã Tam Hiệp có 1.800 xe máy, thì năm 2013 mới thu
được khoảng 30% số đầu xe.
“Công an xã xuống tận nhà thu mà người dân vẫn không nộp,
vì họ bảo chẳng thấy ai bị phạt vì không nộp loại phí này cả”. Là người trực
tiếp đi thu phí sử dụng đường bộ, ông Nguyễn Văn Sơn - Trưởng Công an xã Phụng
Thượng (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) cho biết: Ban ngày công an xã đến thu thì
người dân đi làm, rất ít người ở nhà nên rất khó thu đúng, thu đủ. Kết quả
thu phí đường bộ của xã mới được 130 xe/3.300 xe.
Theo nhiều người dân ở Đà Nẵng, thu như vậy là bất hợp lý,
giao thông trong nội thị cần phải được hiểu như một quyền được hưởng lợi ích
công cộng của người dân. Hơn nữa phí đường bộ, thuế cho ngân sách, cũng đã được
thu qua xăng dầu, trước bạ khi mua bán xe… thì thêm một khoản phí người dân
phải nộp đã làm cho nhiều người đặt câu hỏi: “đó có phải là hiện tượng lạm
thu?”. Đã vậy, người dân cũng không biết số tiền thu này sẽ được làm việc gì,
trong khi đường sá mỗi ngày xuống cấp; tai nạn giao thông ngày mỗi nhiều…
Theo quy định của Thông tư 197/2012/TT-BTC,
mức thu phí xe môtô từ 50.000 - 100.000 đồng/năm (loại xe dung tích xy lanh
đến 100cm3) và từ trên 100.000 - 150.000 đồng/năm (loại có dung tích trên
100cm3). Nay Thông tư 133 quy định hai loại phương tiện nói trên có mức tối
đa 100.000 đồng/năm và tối đa 150.000 đồng/năm.
Người sử dụng môtô khi nộp phí sẽ được cấp biên lai (có
in mệnh giá, được in trên bìa cứng, khổ 85,6mmx53,98mm). Riêng chủ phương
tiện thuộc hộ nghèo thuộc diện miễn phí thì ở dòng mệnh giá trên biên lai
được ghi chữ “Hộ nghèo”.
Thông tư 133 quy định, phạt tiền từ 500.000 đồng - 5
triệu đồng về “Hành vi vi phạm quy định về nộp phí, lệ phí”; Phạt tiền từ 1-3
lần số tiền phí, lệ phí gian lận, trốn nộp đối với hành vi gian lận, trốn nộp
phí, lệ phí theo quy định với mức phạt tiền tối đa là 50 triệu đồng... L.Q.V
ghi
Thu phí xe gắn máy tại địa phương sẽ khó khăn, phức tạp
Bà Lê Thị Kim Dung - Phó Chủ tịch UBND phường 16, quận
Gò Vấp - cho biết, chưa biết sắp tới, TP có giải pháp cụ thể triển khai thu
phí như thế nào không, chứ việc thu phí này e rằng rất phức tạp, khó khăn.
Qua khảo sát, số lượng xe gắn máy trên địa phường không ổn định và khó kiểm soát.
Bởi, nếu chỉ đơn thuần là người dân thường trú thì dễ, đằng này số lượng dân
nhập cư, tạm trú khá đông. Trong khi đó, quân số các bộ phường hiện nay ít,
còn giao cho các tổ dân phố thu rất dễ gặp phải sự phản ứng không đóng từ
phía hộ dân… Trần Phan ghi
Chánh Văn phòng Quỹ Bảo trì đường bộ
T.Ư - ông Lê Hoàng Minh: “Phí đường bộ được sử dụng 100% vào Quỹ Bảo trì
đường bộ địa phương”
Theo Thông tư 133, khoản phí này được UBND địa phương
toàn quyền sử dụng, thông qua sự quản lý và giám sát của hệ thống Kho bạc Nhà
nước. Do vậy, việc triển khai thu phí các địa phương cũng chủ động và căn cứ
vào tình hình thực tế của địa phương, để triển khai cho hợp lý. Một số địa phương
có số dân đông và dân tạm trú lớn như TPHCM, thì khó thống kê chính xác, do
vậy cũng cần thời gian để chuẩn bị tốt hơn.
Hiện nay, hệ thống đường địa phương cả nước có tổng
chiều dài tới 205.000km trên tổng số 222.000km luôn trong tình trạng khó khăn
về kinh phí bảo trì, sửa chữa. Do vậy, việc thu phí sử dụng đường bộ để bảo
trì, bảo dưỡng hệ thống đường bộ địa phương là rất quan trọng, cần sự đồng thuận
của mỗi người dân. Đặng Tiến ghi
Nhóm PV Kinh tế Báo Lao động
Liên tục trong 2 năm qua các loại
phí dịch vụ như giáo dục, y tế đều đặn tăng lên, thậm chí rất khủng. Cùng với
đó lạm phát ở mức 5-7%, năm 2014 chắc cũng khoảng 4%. Đồng nghĩa với những sự
tăng lên đó là mức giảm giá trị của đồng lương của đối tượng chính sách, sự
thâm hụt túi tiền của người lao động. Trong cái đà tăng đó, có một cái trông
đợi tăng nhất thì không đến – đó là tăng lương tối thiểu để bù đáp sự mất giá
đồng tiền! Các loại phí tăng lên đều được giải thích hợp lý, sự cần thiết. Tuy
nhiên 3 năm không thể tăng lương thì chỉ có một cách giải thích đơn giản:
không có tiền!
Thương Giang
|
Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét