Sân bay quốc tế
Long Thành chỉ có thể trung chuyển cho... nước Úc!
Cập nhật lúc 14:33
(GDVN) - Theo TS Nguyễn Bách Phúc, trên thực tế dự án sân
bay quốc tế Long Thành chỉ có thể làm “trung chuyển” cho duy nhất nước Úc.
Ngày 1/10 vừa qua, chính phủ đã có tờ trình “Báo
cáo đầu tư dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành” đồng
thời kiến nghị Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào kỳ họp cuối năm nay.
Tuy nhiên mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết lần
họp Quốc hội này là xin chủ trương đầu tư sân bay Long Thành chứ không phải
để phê duyệt dự án triển khai ngay.
Nhìn nhận thực tế khách quan, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho
rằng: “Đưa sân bay Long Thành vào thời điểm này rõ ràng là không có lợi, bởi
chúng ta đang bàn đến nợ công, như Chính phủ đã báo cáo rồi, dù mức nợ hiện vẫn
trong tầm kiểm soát nhưng đang có chiều hướng tăng nhanh”.
Theo Bộ trưởng, việc tính toán hướng đầu tư sân bay Long Thành làm sao phải xem xét trong sự phát triển chung của đất nước, phải đảm bảo các tiêu chí về nợ công cũng như khả năng trả nợ mà Quốc hội đã đề ra.
Bên cạnh đó, xung quanh việc xây dựng công trình quan
trọng này vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Ở góc nhìn của người làm khoa học,
TS Nguyễn Bách Phúc - Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & Quản lý TP.HCM
HASCON, Viện trưởng Viện Điện – Điện tử - Tin học EEI đã có bài viết phân tích
nêu rõ những vấn đề vướng mắc đang được dư luận quan tâm.
Căn bệnh thích “ngang tầm quốc tế”?
Để biện minh cho sự cần thiết xây dựng sân bay Quốc tế
trung chuyển Long Thành, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) luôn nhấn mạnh ý nghĩa
và vai trò quan trọng của sân bay này, là một sân bay Quốc tế trung chuyển, ngang
tầm Quốc tế, ngang tầm khu vực.
Đại đa số chúng ta rất thích những gì “to lớn”, “tầm Quốc
tế”, “tầm khu vực”,... nên trước đề án của Bộ GTVT, ít ai có một chút nghi
vấn nào dù nhỏ. Cũng vì vậy, khi nghe Bộ GTVT nói sân bay Quốc tế trung
chuyển Long Thành, mỗi năm đưa đón trung chuyển một số lượng hành khách khổng
lồ, hàng mấy chục triệu người, sau năm 2030 là cả trăm triệu người, lập tức
mọi người tin ngay.
Trước hết, xin nhắc lại một chút, dù điều này ai cũng
biết, thế nào là sân bay Quốc tế trung chuyển. Các tuyến hàng không quốc tế
đường dài liên lục địa, liên quốc gia thường kết nối những sân bay Quốc tế,
là những sân bay rất lớn, gọi là sân bay Quốc tế trung chuyển.
Có 2 hình thức trung chuyển, một là “trung chuyển
tạm dừng”, máy bay tạm dừng “nghỉ chân” trong một chuyến bay dài, rồi sẽ bay
tiếp, sân bay muốn thành trung chuyển phải nằm trên tuyến bay; Hai là “trung
chuyển nội địa”, hành khách quốc tế từ sân bay Quốc tế trung chuyển, sẽ chuyển
sang các tuyến đường bay nội địa, đến những sân bay nội địa xung quanh sân
bay Quốc tế này.
Vậy sân bay Quốc tế trung chuyển Long Thành sẽ ra sao nếu
xét theo hai yếu tố trên?
Xét theo yếu tố thứ nhất, Long Thành gần
bờ biển Đông Nam Á, nó chỉ nằm trên những tuyến hàng không quốc tế bay đến
Indonesia, Philippine và nước Úc mà thôi. Điều này có thể dễ dàng nhìn thấy
khi xem bản đồ thế giới: Từ phía bắc đi xuống, qua Long Thành sẽ đến
Indonesia, rồi tiếp đến là Ấn Độ Dương mênh mông; từ phía tây đi lại, qua
Long Thành sẽ đến Philippine, rồi tiếp đến là Thái Bình Dương mênh mông; từ phía
đông bắc đi xuống, qua Long Thành sẽ đến Indonesia, rồi tiếp đến là Ấn Độ
Dương mênh mông; từ phía tây bắc đi lại, qua Long Thành sẽ đến Indonesia, đến
nước Úc, rồi tiếp đến là Thái Bình Dương mênh mông.
Như vậy, Long Thành chỉ có thể làm “trung chuyển” cho 3
nước, nhưng trong đó Indonesia và Philippin rất gần Long Thành, sẽ hiếm có cơ
hội làm “trung chuyển” cho họ. Thành ra, có thể nói, Long Thành chỉ có thể làm
“trung chuyển” cho duy nhất nước Úc.
Xin lưu ý rằng nước Úc chỉ có trên dưới 20 triệu dân, liệu
có bao nhiêu hành khách sẽ “trung chuyển” qua Long Thành đến nước Úc!
Hơn nữa, các sân bay Quốc tế ở Đông Nam Á, kể cả chục sân
bay Quốc tế của Việt Nam đều có khả năng làm sân bay trung chuyển cho nước
Úc, vậy thì thị phần trung chuyển nhỏ bé này sẽ chia cho sân bay Long Thành
được bao nhiêu?
Xét theo yếu tố thứ hai, sân bay Quốc tế
trung chuyển Long Thành có thể “trung chuyển” đến những sân bay nội địa
nào?
Xung quang sân bay Quốc tế Long Thành, Việt Nam chúng ta đã có 4 sân bay Quốc tế khác, là sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay Quốc tế Cần Thơ, sân bay Quốc tế Phú Quốc, sân bay Quốc tế Cam Ranh. Vậy thì sân bay Quốc tế trung chuyển Long Thành chỉ còn trung chuyển đến các sân bay sau đây: Về hướng đông có sân bay Vũng Tàu, sân bay Côn Đảo, sân bay quân sự Trường Sa; về hướng tây có sân bay Biên Hòa (sân bay quân sự, không có hành khách) và sân bay Tân Sơn Nhất; về phía Nam không có sân bay nào, bởi vì các sân bay Rạch Giá, Cà Mau thì gần sân bay Quốc tế Cần Thơ và sân bay Quốc tế Phú Quốc; về hướng bắc có sân bay Liên Khương, sân bay Buôn Ma Thuột, sân bay quân sự Thành Sơn – Phan Rang (không có hành khách).
Như vậy chỉ vẻn vẹn có 8 sân bay, trong đó chỉ có 5 sân
bay hành khách, còn lại là sân bay quân sự không hành khách, chưa kể hai sân
bay Buôn Ma Thuột và Thành Sơn gần sân bay Cam Ranh hơn, người ta sẽ trung chuyển
qua sân bay Cam Ranh chứ không qua sân bay Long Thành. Trong khu vực vừa kể
trên, hiện vẫn còn một số sân bay quân sự bỏ hoang như Phan Thiết, Hàm Tân,
Phú Giáo, Phước Long, Nước Trong... là những loại sân bay dự trữ quân sự.
Khó tin số lượng hành khách
Với số lượng sân bay địa phương chỉ có như vậy, sao Bộ GTVT lại có thể tưởng tượng ra hàng chục triệu hành khách. Hơn nữa, trong những sân bay nói trên, sân bay có lượng khách lớn nhất là sân bay Tân Sơn Nhất, chẳng lẽ sau khi xây dựng và khánh thành sân bay Quốc tế Long Thành, Bộ GTVT sẽ quyết định các tuyến bay Quốc tế chỉ được phép hạ cánh ở Long Thành, để rồi Bộ làm công việc trung chuyển từ Long Thành sang Tân Sơn Nhất?
Có thể Bộ GTVT lý luận rằng, 10 năm, 20 năm sau, Việt Nam
sẽ khôi phục lại những sân bay bỏ hoang hiện nay, thì số lượng sân bay đích trung
chuyển sẽ tăng lên đáng kể. Nhưng thật ra số lượng sân bay địa phương này nhiều
hay ít là không quan trọng, mà cái chính là diện tích và dân số vùng trung
chuyển.
Đối với sân bay Quốc tế Long Thành, diện tích này gồm các
tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh,
TP.HCM, Long An, với tổng dân số cỡ vài chục triệu người, trong đó khoảng một
nửa là dân số TP.HCM.
Tóm lại, xét theo hai yếu tố bắt buộc để trở thành sân bay
trung chuyển như trên, có thể rút ra kết luận số lượng hành khách hàng năm
của sân bay Long Thành sẽ không là con số khổng lồ như Dự án của Bộ GTVT. Chúng
tôi cho rằng Bộ GTVT nên công bố chi tiết phép tính số lượng hành khách của
Bộ, để công luận tham khảo và đánh giá.
Sẽ có người đặt câu hỏi, tại sao cũng ở bờ biển Đông Nam Á
như sân bay Long Thành, nhưng các sân bay Bangkok, Singapore, Kuala Lumpur...
lại có số lượng hành khách khổng lồ? Theo chúng tôi, số lượng hành khách khổng
lồ đó không phải là hành khách trung chuyển, mà là hành khách trực tiếp đến
Ví dụ về du lịch, năm 2010 doanh thu du lịch của các nước
đó là: Malaysia 24,58 tỷ USD, Thái Lan 15,94 tỷ USD, Singapore 11,64 tỷ USD (Việt
Nam 5,05 tỷ USD). Đồng thời Thái Lan, Malaysia, Singapore là những nước có
nền kinh tế rất lớn, với những giao dịch khổng lồ, đặc biệt Singapore còn là
một trong những trung tâm Tài chính Quốc tế lớn nhất.
Xét theo khía cạnh này thì trung tâm kinh tế Việt
Tôi thấy dự án này còn rất nhiều điều cần được làm sáng
tỏ, nhưng trước hết, theo điều đầu tiên phải làm rõ là cơ sở khoa học và tính
toán chi tiết về số lượng hành khách của sân bay Quốc tế trung chuyển Long
Thành.
Tôi cho rằng Quốc hội cần yêu cầu Bộ GTVT làm rõ vấn đề số
lượng hành khách, để các đại biểu Quốc hội có cơ sở xem xét về dự án.
(Theo
Giáo dục VN) TS Nguyễn Bách Phúc
Cái thành công của Bộ GTVT là dường như đã mặc định
được trong suy nghĩ của nhiều lãnh đạo Nhà nước và đại biểu Quốc hội rằng dự
án sân bay Long Thành là rất cần thiết. Việc triển khai chỉ là sớm hay muộn
mà thôi. Tuy nhiên cũng như rất nhiều dự án của ta, người ta làm ra chỉ để mà
có (thực chất là để tiêu tiền), họ đâu có quan tâm hiệu quả!
Thương
Giang
|
Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét