Sẽ bán đường cao
tốc cho nước ngoài
Cập nhật lúc 08:15
Tổng Công ty
Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đang nghiên cứu, xây dựng cơ
chế để bán quyền khai thác các tuyến đường cao tốc cho đối tác nước ngoài
Ngày 26-10, ông Trần Quốc Việt, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty
Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), cho biết từ gợi ý của Bộ
trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng, VEC đang lập tổ rà soát,
nghiên cứu về cơ chế chính sách, tìm thị trường để bán quyền thu phí hoặc bán
cổ phần các dự án đường cao tốc cho nhà đầu tư nước ngoài.
Tuyến đường cao tốc
Nội Bài- Lào Cai dài 254 km mới được thông xe toàn tuyến cách đây chưa lâu
Ảnh: ĐỖ DU
Tại cuộc họp với VEC mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho
biết chủ đầu tư dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng chuẩn bị bán 70% dự án
cho một nhà thầu của Ấn Độ. Chính vì thế VEC cũng nên tính toán để có thể bán
một số tuyến cao tốc đang quản lý thì mới hy vọng có vốn quay vòng đầu tư các
tuyến cao tốc khác, không phải trông chờ vào ngân sách hay trái phiếu Chính
phủ. Theo ông Thăng, nếu thay đổi cách làm thì mục tiêu xây dựng 2.000 km
đường cao tốc của VEC mới có thể đạt được.
“Chúng tôi đang nghiên cứu cơ chế, trong đó có thể làm
theo phương pháp BOT rồi bán cổ phần cho người ta; họ sẽ cùng thu phí với
mình trong một thời gian nào đó. Khả năng thành hay không thì phải trải qua
phê duyệt, xem xét của các cấp, thậm chí phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ” - ông
Việt nói. Ông Việt cho biết trong 5 dự án VEC dự kiến đưa ra chào bán đến nay
chưa có bất cứ nhà đầu tư nước ngoài nào đề nghị mua.
PGS-TS Nguyễn Quang Toản, Trường Đại học GTVT Hà Nội, ủng
hộ chuyện bán quyền thu phí hoặc bán trách nhiệm trả nợ xây dựng đường cao
tốc. “Việc này nếu làm được thì nên làm. Còn xin chủ trương thì khả năng Chính
phủ, Quốc hội cho ngay” - ông Toản nhận xét.
Còn theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Chủ tịch Hiệp hội
Vận tải Ô tô Việt Nam, chuyện bán quyền thu phí, khai thác đường cao tốc sau
khi hoàn thành đã diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. “Nhà nước đầu tư vốn, khi
xong thì bán cho đối tác nước ngoài hoặc trong nước trong vòng 30-40 năm để
lấy tiền tiếp tục đầu tư tuyến đường khác. Nhưng khi bán quyền thu phí phải
quy định rõ sau khi hết quyền khai thác thì tuyến đường phải được nhà đầu tư
trao trả lại với bao nhiêu phần trăm khi mua; đồng thời buộc chủ đầu tư bên
cạnh việc thu phí phải bảo trì tuyến đường bảo đảm giao thông thuận tiện,
nếu không, họ tận thu và trả lại con đường cũ nát thì nhà nước phải mất tiền
làm lại rất tốn kém” - ông Hùng đề xuất.
5 dự án
đường cao tốc dự kiến bán
Theo VEC, 5 dự án đường cao
tốc được đưa vào nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách để bán gồm: tuyến Nội
Bài - Lào Cai, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Bến Lức - Long Thành, TP HCM - Long
Thành, Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Trong số này, tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và
TP HCM - Long Thành đang chiếm ưu thế vì có lưu lượng phương tiện lưu thông
qua lại khá lớn.
(Theo Người LĐ) THẾ
KHA
|
Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét