TS Trần Đình Bá gửi
Thủ tướng "đề xuất thay thế sân bay Long Thành"
Cập nhật lúc 21:06
(GDVN)
- Theo TS Trần Đình Bá, thay vì đi vay đến 8 tỷ USD (giai đoạn 1) để triển
khai sân bay Long Thành thì có thể cải tạo sân bay Biên Hòa chỉ với 520 triệu
USD.
Trong thư gửi đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước mới
đây, TS Trần Đình Bá - Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam khẳng định, ông có đủ
luận chứng, luận cứ khoa học để chuyển đổi sân bay Biên Hòa thành sân bay
quốc tế trung chuyển hiện đại đồng thời đáp ứng hiện đại hóa sân bay quân sự
Biên Hòa với vốn đầu tư là 520 triệu USD (chỉ 6.5% so với tổng mức dự án sân
bay Long Thành), thời gian thi công chỉ hơn 1 năm.
TS Trần Đình Bá cho rằng, điều quan trọng khi hoàn thành
sân bay Biên Hòa là giảm tải và chi viện cho sân bay Tân Sơn Nhất, khai thông
nút giao thông Đông Bắc TP.Hồ Chí Minh hàng chục năm qua.
“Tôi tin rằng đây là dự án thông minh, tiết kiệm vốn đầu
tư hàng tỷ USD, tháo gỡ khó khăn cho Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải trong
tình hình dự án sân bay Long Thành đang bế tắc về vốn”, TS Trần Đình Bá nhấn mạnh.
Trong thư gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước TS Trần Đình Bá
thẳng thắn: “Ngành hàng không đang duy trì cơ chế cửa quyền bao cấp “xin-
cho”, gây lãng phí 9% tiềm năng hạ tầng sân bay, lại đua nhau chạy dự án sân
bay trong khi thiếu hụt nghiêm trọng 60% máy bay và phi công, chỉ vận tải 12 triệu
hành khách/năm, chiếm 0.3 % thị phần vận tải, xếp gần cuối bảng trong ASEAN,
thua xa Lào và Campuchia”.
Năng lực vận tải chưa tương xứng tiềm
năng
Theo TS Trần Đình Bá, hiện ngành hàng không nước ta sở hữu
trên 100 sân bay cả cũ lẫn mới, từ những sân bay hiện đại tầm cỡ khu vực như
Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng… đến những sân bay có từ thời chiến tranh nhưng
hiện đang cho rơi vào quên lãng và nhiều sân bay đang quy hoạch như sân bay
Long Thành, Gò Găng (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), Tiên Lãng (Hải Phòng), An Giang…
bình quân tỉnh thành nào cũng có sân bay. TP.Hồ Chí Minh có sân bay Tân Sơn
Nhất, về diện tích lớn hơn sân bay Changgi của Singapore, sát nách là sân bay
Biên Hòa có tính năng ngang với sân bay Đà Nẵng chưa dùng đến. Thủ đô Hà Nội
có tới 3 sân bay là Nội Bài - Gia Lâm - Bạch Mai.
Riêng số lượng sân bay quốc tế, Việt
Sân bay là nơi có vị trí đặc biệt về kinh tế, quốc phòng,
an ninh có diện tích bình quân 5-15 km2. Sân bay là công trình trọng điểm
quốc gia vừa là tài sản quốc gia. Các sân bay như quốc tế như Nội Bài, Tân
Sơn Nhất ngang với Changgi Singgapore trị giá mỗi cái 20 tỷ USD, sân bay Đà Nẵng
khoảng 18 tỷ USD .
Tổng diện tích sân bay VN khoảng 800 km2 gần bằng với đất nước Singgapore. Về giá trị tài sản, nếu tính bình quân mỗi sân bay cả cũ lẫn mới, từ hoang phế đến hiện đại khoảng 1 tỷ USD thì tổng lượng tài sản quốc gia ở hạ tầng hàng không của Việt Nam khoảng 100 tỷ USD, gấp 3 lần tài sản ngành đường sắt, bằng với tài sản cảng biển, gấp nhiều lần tài sản các tập đoàn Nhà nước như Dầu khí, Điện, Khoáng sản, Du lịch, Công nghiệp, Thương mại...
Tuy hệ thống sân bay lớn nhưng theo TS Bá, sự lãng phí sân
bay là nguyên nhân thất bại của hàng không, làm tăng vọt nợ công.
TS Bá cho rằng, với tiềm năng hiện nay năng lực vận tải
của hàng không Việt Nam vẫn có thể chuyên chở lên đến 200-260 triệu hành khách/năm
song trong quá trình hoạt động còn nhiều bất cập hạn chế nên thị phần đạt
được hàng năm của hàng không chỉ đạt khoảng 12 triệu hành khách/năm, lãng phí
tới 94% tiềm năng.
Ở khía cạnh khác, sự thiếu hụt thị phần của Đường sắt,
Đường biển và Hàng không đã trút gánh nặng quá tải lên đường bộ tới 50.3%,
gây nên ùn tắc trên các tuyến quốc lộ và các đường phố Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh ngày càng nghiêm trọng. Do diện tích đường bộ có hạn, mật độ lưu thông tăng
cao đột biến nên gây ra va chạm và tai nạn giao thông.
Bất cập được TS Bá chỉ ra khi cả khu vực Nam bộ với Đồng
Nai, Sông Bé, Bình Dương, Bình Phuớc, Tây Ninh, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bà
Rịa Vũng Tàu, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Long An, An Giang, Đồng Tháp, Đắc
Nông, Lâm Đồng… với dân số trên 40 triệu dân cùng với TP.Hồ Chí Minh là
một siêu đô thị 8 triệu dân nhưng mới chỉ duy nhất có 1 sân bay quốc tế Tân
Sơn Nhất.
So sánh với thế giới, cứ đại đô thị trên 2 triệu dân hầu
hết phải có 2 sân bay trở lên mới đáp ứng được nhu cầu tránh quá tải, ngay
gần Việt Nam, ở Trung Quốc mỗi tỉnh đều ít nhất có 1 sân bay và mỗi tỉnh có
một hãng hàng không, riêng Bắc Kinh và Thượng Hải đã có nhiều sân bay và nhiều
hãng hàng không hoạt động.
Lãng phí sân bay Biên Hòa 21 tỷ USD
Theo TS Trần Đình Bá, sân bay Biên Hòa trong quá khứ là
sân bay quân sự lớn hiện đại nhất Đông Nam Á, đây là lợi thế có sẵn có thể
khai thác thay vì phải xây dựng một sân bay mới sẽ tốn kém một khoản ngân
sách 15-20 tỷ USD, phải di dời hàng vạn cư dân cho một diện tích 10-15 km2 làm
đường cất hạ cánh, đường lăn, bến đỗ, kho tàng, nhà ga, khu hậu cần…. Thời
gian thi công 5 đến 10 năm.
“Theo tỷ suất đầu tư hiện nay, để có một sân bay như Biên
Hòa diện tích 49 km2 với 2 đường băng bê tông dài 3,6 km, tổng vốn đầu tư từ
đất đai, hạ tầng đường sá, kho tàng, hàng rào, đài điều khiển... tổng trị giá
không dưới 21 tỷ USD”, TS Bá phân tích.
Việc chưa tận dụng được hết lợi thế của sân bay Biên Hòa
trị giá tài sản 21 tỷ USD là sự lãng phí rất lớn cả một sân bay. Trong khi
đó, triển khai “siêu dự án” sân bay Long Thành dựa trên 18 tỷ USD đi vay là
tư duy viễn vông.
Nếu cải tạo sân bay Biên Hòa, TS Bá cho biết, sân bay Biên
Hòa có tất cả lợi thế để trở thành một sân bay trung chuyển quốc tế lớn. Thứ
nhất sân bay Biên Hòa có vị trí “đắc địa - đắc lợi" cho cả vùng và
cả nước, có diện tích sân bay rộng khoảng 49 km2 với 2 đường băng dài 3,600
km, rộng 1.000m.
Do diện tích sân bay rộng nên có thể kéo dài đường băng, đáp
ứng tiêu chuẩn cấp 4E của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế ICAO, đảm bảo
cho máy bay lớn nhất là B747-400 và A340-600, thậm chí máy bay lớn nhất thế giới
hiện nay là A380 hoàn toàn có thể cất hạ cánh.
“
Thứ hai chuyển đổi sân bay Biên Hòa nhanh sau
khi hoàn thành sẽ có công suất 30 triệu hành khách/năm và 3 triệu tấn hàng
hóa/năm. Cùng với đó, sân bay Biên Hòa là khu vực ít mưa, tầm nhìn xa rất
tốt, không bị ảnh hưởng khói bụi và tầm quan sát.
Dễ dàng kết nối với giao thông đường sắt, Quốc lộ 1A và
các cảng biển cảng sông tại TP.Hồ Chí Minh và Bà Rịa Vũng Tàu.
Thứ ba khi hoàn thành sân bay Biên Hòa sẽ góp
phần lớn trong việc vận chuyển hàng hóa tại trung tâm công nghiệp như Biên
Hòa, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu...
Thứ tư sau khi cải tạo, sân bay Biên Hòa sẽ
trở thành sân bay dân dụng và sân bay quân sự. “Cơ chế quản l , phối hợp điều
hành giống hoàn toàn cách làm của sân bay quốc tế Đà Nẵng, vừa khai
thác dân dụng và vừa phục vụ quân sự. Sân bay Biên Hòa sẽ là phối hợp với sân
bay tân Sơn Nhất, chi viện bổ sung cho nhau khi cần thiết”, TS Bá khẳng định.
Theo đề xuất, dự án Sân bay Long Thành sẽ được triển
khai xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với diện tích đất thu hồi
lên đến 5.000ha. Dự kiến sau khi hoàn thành giai đoạn I vào năm 2025, với số tiền
7,8 tỷ USD sân bay này sẽ đạt công suất mỗi năm 25 triệu khách. Giai đoạn 2
theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào 10 năm sau đó, nâng công suất lên gấp đôi.
Trong khi theo thiết kế, công suất tối đa sau khi hoàn tất của sân bay này
đạt 80-100 triệu khách mỗi năm vào sau năm 2050. Khi đó, tổng kinh phí dự
kiến khoảng 18 tỷ USD.
|
Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét